Giáo án Tổng hợp Lớp Nhà trẻ - Năm học 2018-2019 - Trường Mầm non Bồ Đề
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp Nhà trẻ - Năm học 2018-2019 - Trường Mầm non Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_nha_tre_nam_hoc_2018_2019_truong_mam_no.docx
Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp Nhà trẻ - Năm học 2018-2019 - Trường Mầm non Bồ Đề
- TRƯỜNG MẦM NON BỒ ĐỀ GIÁO ÁN NHÀ TRẺ A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP NBTN: NBTN: Hoa đào, hoa mai I. Mục tiêu - Trẻ nhận biết và gọi tên hoa đào, hoa mai. Biết một số đặc điểm nổi bật của các loại hoa: Hoa đào màu hồng, màu đỏ, hoa mai màu vàng - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ. - Thái độ: +Trẻ tham gia tích cực vào HĐ +Giáo dục trẻ lợi ích các loại hoa, cách chăm sóc và bảo vệ. II. Chuẩn bị - Hình ảnh các loại hoa cho trẻ làm quen. - Lô tô các loại hoa - Câu hỏi đàm thoại. - Tâm sinh lý thoải mái. - NDKH: Hát “Bé và hoa” III. Tổ chức HĐ HĐ của cô HĐ của trẻ * HĐ 1: Gây hứng thú - Cô và cả lớp cùng hát “Bé và hoa” và trò chuyện Trẻ hát và trò chuyện cùng cô cùng trẻ - Dẫn dắt vào bài * HĐ 2: Nhận biết tập nói - Hôm nay cô sẽ cho chúng mình NBTN các loại hoa đào, hoa mai đấy chúng mình cùng xem cô có những loại hoa gì nào?
- + Đây là hoa gì? Cô cho trẻ phát âm 2 – 3 Trẻ trả lời + Hoa có màu gì đây? + Có lợi ích gì? 2 – 3 Trẻ trả lời - Tương tự cô lần lượt cho trẻ làm quen với hoa hồng và gọi tên các bộ phận của hoa => GD trẻ lợi Trẻ quan sát và trò chuyện ích của hoa, cách chăm sóc và bảo vệ . - Hôm qua cô đi siêu thi mua được rất nhiều quà Trẻ chú ý lắng nghe chúng mình cùng xem cô mua được những quà gì nhé ( cho trẻ quan sát ảnh, lô tô thật) - Cho trẻ quan sát bằng lô tô. * HĐ 3 : Trò chơi “ Thi xem ai giơ nhanh” - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi Trẻ hứng thú chơi - Trẻ chơi hứng thú 4 - 5 lần - Khuyến khích động viên trẻ tham gia chơi. * Kết thúc: - Cô nhận xét – tuyên dương trẻ Trẻ thu dọn cùng cô - Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng B. CHƠI HĐ GÓC - Thao tác vai: Chơi TC: Bán hàng hoa quả . - Họat động với đồ vật: Chơi xâu hoa. - Vận động: Chơi với vòng, bóng. Hát múa về chủ đề; Nặn cái lá, cánh hoa . C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều. - Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích. - Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Dạy trẻ học hát, đọc thơ trong chủ đề - làm quen với nội dung mới. - Nhận xét cuối ngày - Bình cờ - trả trẻ D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Ngày 11 tháng 02 năm 2019 A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP PTTC : VĐCB: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng ( lần 2) TCVĐ: Hái quả. I.Mục tiêu - Trẻ biết bò thẳng hướng có mang vật trên lưng. - Rèn luyện sự khéo léo không làm rơi túi cát - Giáo dục trẻ tham gia vận động cùng cô. II. Chuẩn bị - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện. - Phấn vẽ vạch chuẩn. - Túi cát, đường thẳng 3-4m - Tâm sinh lý thoải mái. III. Tổ chức HĐ HĐ của cô HĐ của trẻ
- a. Khởi động - Cô cho trẻ đi các kiểu đi 1-2 phút Trẻ tập theo cô - Về hàng ngang tập BTPTC * BTPTC: Trẻ tập bài “ Cây cao cỏ thấp” - Đtác 1: TTCB đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi (4 lần) 1(Cây cao) Giơ hai tay lên cao 1 Giơ hai tay lên cao 2. Hạ xuống về tư thế chuẩn bị 2. Hạ xuống - Đtác 2: Hái hoa ( Tập 4 lần ) TTCB đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi 1. Cúi khom người về phía 1. Cúi khom người về phía trước, tay phải vờ ngắt hoa trước, tay phải vờ ngắt hoa 2. Đứng thẳng lên nói “ Hoa đẹp quá” 2. Đứng thẳng lên nói “ Hoa - Đtác 3: Cây cao cây thấp ( Tập 4 lần ) đẹp quá” TTCB đứng tự nhiên, hai tay thả 1. “ Cây thấp” ngồi xuống 1. “ Cây thấp” ngồi xuống 2. Về tư thế chuẩn bị 2. Về tư thế chuẩn bị * VĐCB: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng - Lần 1: Cô không giải thích. - Lần 2: Cô phân tích rõ Trẻ quan sát Cô bước đến vạch chuẩn, cúi xuống quì chân, tay áp sàn, lưng có để túi cát, khi có hiệu lệnh bò cô bò thẳng hướng về phía trước kết hợp tay chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng , bò thật khéo léo không để rơi túi cát hết đường thẳng cô đứng dậy về chỗ ngồi. Trẻ thực hiện - Mời 1 trẻ khá lên thực hiện * Trẻ thực hiện: Cả lớp thực hiện - Lần lượt trẻ lên thực hiện - Cô bao quát khuyến khích trẻ thực hiện, chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô tuyên dương trẻ * TCVĐ: Hái quả. Trẻ lắng nghe - Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- - Trẻ chơi ứng thú 3-4 lần Trẻ chơi hứng thú - Cô hứng thú chơi cùng trẻ. c. Hồi tĩnh Các trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 2-3 phút Trẻ đi lại B. HĐNT - DẠO CHƠI - HĐCMĐ: Quan sát cây nhãn - TCVĐ: Bắt bướm - Chơi với đồ chơi ngoài trời 1. Mục tiêu - Trẻ quan sát và ghi nhớ được đặc điểm của nổi bật của cây nhãn ( Lá, thân, ích lợi ) - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ - Chơi trò chơi hứng thú - GD lợi ích của cây, trẻ chơi đúng khu vực đảm bảo an toàn 2. Chuẩn bị - Địa điểm quan sát - Sân sạch sẽ, thoáng mát - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp - Chú ý trẻ có sức khỏe yếu 3.Tổ chức HĐ * Quan sát cây nhãn - Cô và trẻ cùng đi đến cây nhãn và hỏi: + Đây là cây gì? + Con có nhận xét gì về cây nhãn? + Lá của nó ntn? Thân to hay nhỏ? + Sờ vào thân cây các con cảm thấy ntn? - Cây nhẫn cho chúng ta những gì? - Cô khái quát lại để nắm rõ được: Cây nhãn rất có ích, nó cho chúng ta quả để ăn, cho bóng mát
- * TCVĐ: Bắt bướm - Cô giới thiệu tên TC - Phổ biến luật chơi – Cách chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Sâu mỗi lần cô nhận xét – động viên khuyến khích trẻ * Chơi với đồ chơi ngoài trời - Cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi ngoài trời, chơi theo ý thích - Cô cùng chơi- chú ý bao quát trẻ ở tất cả các khu vực – đảm bảo an toàn cho trẻ * Kết thúc - Cô cho trẻ đi rửa tay - Vào lớp chuẩn bị bàn ăn C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều - Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích - Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Làm quen với bài hát “ : “ Hái hoa”. - Nhận xét cuối ngày - Bình cờ - trả trẻ D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Ngày 12 tháng 02 năm 2019 A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP PTTC – XH&TM:
- VĐTN: Kéo cưa lừa xẻ NDTT: Dạy hát “Hái hoa” I. Mục tiêu - Trẻ biết hát cùng cô theo giai điệu bài hát hái hoa, nhớ tên bài hát, VĐTN hứng thú cùng cô. - Rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, phát triển các giác quan: Tai, mắt - Giáo dục trẻ biết lợi ích của các loại hoa II. Chuẩn bị - Đàn oóc gan - Tranh ảnh về các loại hoa - Cho trẻ làm quen với nội dung bài hát hái hoa - Dạy trẻ VĐTN mọi lúc mọi nơi - Tâm sinh lý thoải mái III. Tổ chức HĐ HĐ của cô HĐ của trẻ * HĐ1: Gây hứng thú - Cô tạo tình huống cho trẻ xem các loại hoa, Trẻ xem tranh và trò chuyện trò chuyện cùng trẻ - Giáo dục trẻ: . * HĐ2: Dạy hát “Hái hoa” - Cô hát cho trẻ nghe và giới thiệu tên bài hát, giảng Trẻ chú ý lắng nghe nội dung bài hát + tranh minh họa cho trẻ hiểu. - Cô hát mẫu 1-2 lần cho trẻ xem - Cả lớp hát cùng cô 3 lần Trẻ xem - Tổ hát cùng cô 3 lần - Nhóm hát cùng cô 3 lần - Cá nhân hát cùng cô 2 lần Trẻ VĐ cùng cô => Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ hát, chú
- ý sửa sai cho trẻ. * HĐ3: VĐTN “ Kéo cưa lừa xẻ” - Cô đánh đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát và cho trẻ đoán tên bài hát. Trẻ đoán tên bài hát - VĐTN cho trẻ xem 1 lần - Giới thiệu tên bài hát và cách vận động Trẻ VĐTN - Cô và trẻ VĐTN 2-3 lần bài hát * Kết thúc: - Cô và trẻ hát “ Hái hoa ” => ra sân Trẻ hát và ra sân B. CHƠI HĐ GÓC - Thao tác vai: Chơi TC: Bán hàng hoa quả . - Họat động với đồ vật: Chơi xâu hoa. - Vận động: Chơi với vòng, bóng. Hát múa về chủ đề; Nặn cái lá, cánh hoa . C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều - Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích - Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Dạy trẻ học hát, đọc thơ trong chủ đề. - Nhận xét cuối ngày - Bình cờ - trả trẻ D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Ngày 13 tháng 02 năm 2019
- A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP PTNT : NDC: Xếp nhà cao tầng. NDKH: Nhận biết một và nhiều. I. Mục tiêu - Trẻ biết xếp chồng vài 3 khối gỗ lên nhau thành nhà cao tầng, nhận biết một và nhiều. - Rèn luyện sự khéo léo - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm II. Chuẩn bị - Mỗi trẻ một rổ nhưa, 3-4 khối vuông hoặc chữ nhật, 1 khối tam giác, có kích thước giống nhau - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện. - Tâm sinh lý thoải mái. III. Tổ chức HĐ HĐ của cô HĐ của trẻ *HĐ1: Gây hứng thú - Cô chho trẻ quan sát ngôi nhà cao tầng và hỏi trẻ Trẻ nhìn lên cô + Đây là cái gì? + Ngôi nhà mấy tầng? Trẻ TL + Các con có thích làm chú công nhân xây nhà cao tầng không? *HĐ2: Xếp nhà cao tầng - Cô xếp mẫu cho trẻ xem: Trẻ xem + cô xếp nhà 1 tầng cho trẻ xem + Cô xếp nhà 2-3 tầng bằng cách đặt chồng khít 2-3 Trẻ nghe và nhìn khối vuông hoặc chữ nhật lên nhau. + Cho trẻ phát hiện xem ngôi nhà thiếu cái gì?(còn
- thiếu mái nhà ) cô đặt khối tam giác lên cùng để hoàn Trẻ TL thiện ngôi nhà - cho trẻ nhận xét trong rổ đồ chơi cái gì có 1, cái gì còn nhiều. Trẻ TL - Trẻ xếp nhà cao tầng + Lần 1: Cho trẻ xếp theo ý thích. + Lần 2: Cô cho trẻ xếp và hỏi trẻ con xếp nhà như Trẻ xếp nhà thế nào? Muốn xếp nhà không bị đổ phải làm như thế nào? ( Đặt khối gỗ chồng khít lên nhau) - Con xếp được cái gì? Trẻ TL - Con xếp nhà tặng ai? * Kết thúc Trẻ TL - Nghe hát nhà của tôi Trẻ nghe B. HĐNT - DẠO CHƠI - HĐCMĐ: Quan sát cây sấu - TCVĐ: Lộn cầu vồng. - Chơi với xích đu, con ngựa: cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ. 1. Mục tiêu - Trẻ nhận biết, gọi tên và một số đặc điểm nổi bật của cây sấu: Thân sần sùi, lá to nhẵn - Rèn khả năng ghi nhớ, quan sát cho trẻ - GD trẻ biết lợi ích của cây chơi đúng khu vực đảm bảo an toàn 2. Chuẩn bị - Địa điểm quan sát - Sân sạch sẽ - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp - Chú ý trẻ có sức khỏe yếu 3.Tổ chức HĐ
- a. Gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “Đôi mắt xinh” + Các con có biết đôi mắt dùng để làm gì không nào? + Hôm nay cô sẽ cho các con dùng đôi mắt để quan sát cây sấu trong trường mình nhé. b. QS có mục đích cây sấu - Các con nhìn xem đây là cây gì? – Cây sấu - Thân cây ntn? Các con sờ xem ? - Lá cây có màu gì? - Lá sấu to hay nhỏ ? ( cô cho trẻ được QS lá cây sấu) - Các con đã được ăn lá sấu và quả sấu chưa? Cô cho trẻ nếm thử lá sấu và hỏi trẻ xem lá có vị gì? (chua ạ) - Trồng cây để làm gì? - Chúng mình có yêu cây sấu không? Yêu cây sấu các con phải làm gì? (CS bảo vệ * TCVĐ: Gieo hạt - Cô giới thiệu tên TC - Phổ biến luật chơi – Cách chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Sâu mỗi lần cô nhận xét – động viên khuyến khích trẻ * Chơi với đồ chơi ngoài trời - Cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi ngoài trời, chơi theo ý thích - Cô cùng chơi- chú ý bao quát trẻ ở tất cả các khu vực – đảm bảo an toàn cho trẻ * Kết thúc - Cô cho trẻ đi rửa tay - Vào lớp chuẩn bị bàn ăn C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều. - Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích. - Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Dạy trẻ học hát, đọc thơ trong chủ đề - làm quen với nội dung mới. - Nhận xét cuối ngày
- - Bình cờ - trả trẻ D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Ngày 14 tháng 02 năm 2019 A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP PTTC – XH&TM: NDC: Nặn cái bánh I. Mục tiêu - Trẻ biết nặn cái bánh - Rèn kỹ năng xoay tròn, ấn bẹt, gắn dính rèn tính cẩn thận, khéo léo của đôi bàn tay, mắt, phát triển các giác quan qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ không ném đồ chơi, học xong biết cùng cô thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô giáo. II . Chuẩn bị - Đất nặn các màu, bánh cô nặn mẫu ( Mỗi trẻ một hộp) - Bàn mẫu của cô. - Máy tính, máy chiếu. - Đàn oóc gan. - Tâm sinh lý thoải mái. - Hát: Tay thơm tay ngoan. III. Tổ chức HĐ
- HĐ của cô HĐ của trẻ * HĐ 1: Gây hứng thú: - Cho trẻ hát “Sắp đến tết rồi” 1-2 trẻ trả lời - GD trẻ dẫn dắt vào bài * HĐ 2: Nặn cái bánh - Quan sát mẫu: Cô có cái gì đây? + Cái bánh có hình gì? Màu gì? + Các con có thích nặn cái bánh không? Trẻ chú ý quan sát - Cô làm mẫu: + Nặn mẫu lần 1: Vừa làm vừa phân tích cách nặn Trẻ TL + Cô nặn lần 2: Phân tích rõ Tay phải cô lấy đất nặn màu xanh, cô bóp cho đất Trẻ lắng nghe mềm, tiếp đó cô đặt đất nặn xuống bảng cô áp lòng bàn tay phải vào đất, tay trái cô giữ bảng. Cô xoay tròn đất liên tục khi nào đất tròn thì cô dừng lại và lấy lòng bàn tay ấn bẹt xuống cô được cái bánh rồi đấy. + Cô vừa nặn được cái gì? + Bánh có những màu gì? - Chúng mình có muốn nặn cái bánh không? 2-3 trẻ trả lời - Cô cháu mình nặn cái bánh nhé! * HĐ 3: Trẻ thực hiện nặn cái bánh - Cô phát cho mỗi trẻ 1 hộp đất nặn trong đó có các thỏi đất màu và hỏi trẻ Trẻ nặn cái bánh + Trong hộp có gì? thỏi đất có những màu gì? Trẻ nặn - Chúng mình cùng nặn cái bánh nào. - Cô bao quát hướng dẫn trẻ nặn. - Chú ý: Nếu trẻ chưa thực hiện nặn được các loại quả cô cần làm mẫu lại, hoặc nếu trẻ không nặn được cô có thể cầm tay trẻ để trẻ tự tin nặn - Khi nặn xong cô khuyến khích động viên trẻ
- * HĐ 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm. Trẻ NX - Cô cho trẻ nhận xét các cái bánh - Cô cho trẻ tự nhận xét: Bánh ai nặn đẹp? Vì sao? 1-2 trẻ trả lời - Cô nhận xét chung khuyến khích động viên trẻ * Kết thúc - Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng đồ chơi Trẻ thu dọn cùng cô B. CHƠI HĐ GÓC - Thao tác vai: Chơi TC: Bán hàng hoa quả . - Họat động với đồ vật: Chơi xâu hoa. - Vận động: Chơi với vòng, bóng. Hát múa về chủ đề; Nặn cái lá, cánh hoa . C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều - Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích - Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Dạy trẻ học hát, đọc thơ trong chủ đề. - Nhận xét cuối ngày - Bình cờ - trả trẻ D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY