Phiếu bài tập môn Tiếng việt Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ: Trật tự- An ninh - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Mười

docx 6 trang Diệp Đức 03/08/2023 2410
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Tiếng việt Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ: Trật tự- An ninh - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_5_bai_mo_rong_von_tu_trat_t.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Tiếng việt Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ: Trật tự- An ninh - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Mười

  1. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Họ tên học sinh: Lớp TUẦN: 24 Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Môn: Tiếng Việt ( Luyện từ- câu) - lớp 5 GV: Huỳnh Văn Mười Bài :Mở rộng vốn từ : Trật tự- An ninh SGK tập 2 trang 63 I/ Mục tiêu: -Học sinh hiểu nghĩa từ an ninh và tìm được một số từ ngữ thuộc chủ đề Tật tự-An ninh. - Rèn học sinh biết kĩ năng sống về việc bảo vệ bản thân II/ Hoạt động học 1. Ôn lại kiến thức cũ: Câu 1: Em hãy đặt câu ghép với cặp từ quan hệ Nếu thì Câu 2: Em hãy thêm một từ quan hệ và một vế câu để tạo thành câu ghép. a) là cả lớp vỗ tay. b) Vì trời mưa to 2. Kiến thức mới * Hoạt động thực hành Việc 1: Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý nêu đúng nghĩa của từ an ninh A . Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại B. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. C. Không có chiến tranh và thiên tai. D. Không có ai gây mất trật tự Việc 2: Em hãy ghi ra thế nào là an ninh?
  2. Việc 3: Em hãy đọc nhiều lần nội dung trong khung màu xanh trang 63. * Bài tập thực hành Bài 1: Em hãy viết vào ô trống trong bảng các từ ngữ chỉ việc làm, cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên. M: kêu lớn để những người xung quanh biết 1)Từ ngữ chỉ việc làm M: đồn công an 2) Từ ngữ chỉ cơ quan tổ chức 3) Từ ngữ chỉ người có M : ông bà thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên Gợi ý: Em có thể tham khảo nội dung trong sách giáo để thực hiện. Bài 2: Em hãy đặt câu ghép có dùng cặp quan hệ từ thuộc chủ đề “ An ninh- Trật tự” Gợi ý: Em đặt câu phải có nghĩa, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu, và có cặp quan hệ từ. . ( Nếu trong quá trình thực hiện phiếu có gì chưa hiểu xin liên hệ giáo viên chủ nhiệm)
  3. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Họ tên học sinh: Lớp TUẦN: 24 Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Môn: Tiếng Việt Chính tả) - lớp 5 GV: Huỳnh Văn Mười Bài :Núi non hùng vĩ SGK tập 2 trang 64 I/ Mục tiêu: -Học sinh viết đúng “Núi non hùng vĩ” - Viết đúng tên người-,tên địa lý Việt Nam II.Hoạt động học: 1/ Ôn lại kiến thức cũ: - Em hãy viết ra tên 2 nhân vật lịch sử Việt Nam mà em biết. 2/Kiến thức bài mới Việc 1: Em hãy đọc 3 lần bài “ Núi non hùng vĩ ” SGK tập 2 trang 64 Việc 2: Em hãy ghi ra những từ được viết hoa có trong bài * Em hãy cho biết những từ đó tại sao phải viết hoa :
  4. Việc 3: Trong đoạn văn em vừa đọc em hãy ghi ra những từ mà em thường hay viết sai, hoặc nhầm lẫn với từ khác: * Em tập phát âm lại cho đúng những từ, tiếng mà em vừa viết ra. Việc 4: Em có thể nhờ người thân đọc lại đoạn văn trên cho em viết lại vào vở tự học Việc 5: Em nhìn lại sách giáo khoa và kiểm tra lại xem mình sai những lỗi nào và em viết lại cho đúng: 3/ Bài tập thực hành Bài 1: Tìm các tên riêng trong đoạn thơ (hoạt động 6 SGK tập 2 trang 65 ) và ghi ra: Gợi ý: Em đọc đoạn thơ, gạch chân tên riêng, rồi ghi ra Bài 2: Em hãy giải câu đố ( hoạt động 7 SGK trang 65 ) và viết ra 5 tên nhân vật lịch sử có trong câu đố Gợi ý: Em nên đọc thật kĩ câu đố và tên của các nhân vật lịch sử cũng được gợi ý trong SGK. Bài 3: Em hãy nêu lại cách viết hoa tên người và tên địa lý Việt nam. ( Nếu trong quá trình thực hiện phiếu có gì chưa hiểu xin liên hệ giáo viên chủ nhiệm)
  5. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Họ tên học sinh: Lớp TUẦN: 24 Thứ năm ngày 9 tháng 4 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Môn: Tiếng Việt ( Luyện từ- câu) - lớp 5 GV: Huỳnh Văn Mười Bài: Nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ cho trước. I/ Mục tiêu: Học xong bài này các em biết: -Nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ cho trước. II/ Hoạt động học 1/ Ôn lại kiến thức cũ * Em hãy gạch chân quan hệ từ trong các câu ghép dưới đây a) Chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. b)Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. c) Bạn Hồng không những học giỏi mà bạn ấy còn hát hay. 2/ Bài tập thực hành. Bài 1: Em hãy gạch chân các từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây. a) Ngày chưa tắt hẳn trăng đã lên rồi. ( Thạch Lam) b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. (Nguyễn Phan Hách) c) Trời càng nắng gắt, hoa gấy càng bồng lên rực rỡ. ( Trần Hoài Dương) Gợi ý: Đầu tiên em xác định các vế câu, rồi sau đó ta tìm từ nối các vế câu dễ dàng hơn.
  6. Bài 2: Chọn các cặp từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu ghép dưới đây bao nhiêu bấy nhiêu càng càng vừa đã a)Mưa , gió thổi mạnh. b) Trời hửng sáng, nông dân ra đồng. c) Thủy Tinh dâng nước cao , Sơn Tinh làm núi cao lên Gợi ý: Khi em lựa chọn cặp từ điền vào rồi em đọc lại xem câu đó có nghĩa không nếu không có nghĩa thì em lựa chọn cặp từ khác nhé. Bài 3:Đặt câu ghép câu ghép với các cặp từ nối ở trên. Gợi ý: Cặp quan hệ từ này không phải đúng đầu câu nhé.