Phiếu học tập Lớp 5 - Tuần 21-23 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp

doc 11 trang Diệp Đức 03/08/2023 2190
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập Lớp 5 - Tuần 21-23 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_hoc_tap_lop_5_tuan_21_23_truong_tieu_hoc_tam_thon_hiep.doc

Nội dung text: Phiếu học tập Lớp 5 - Tuần 21-23 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp

  1. Trường Tiểu họcTam Thôn Hiệp Họ tên HS: Lớp:5 . PHIẾU HỌC TẬP HỌC SINH (T21 23) 1.TOÁN:Em hãy thực hiện theo các yêu cầu sau: I.Hệ thống kiến thức đã học: Câu 1 : Tính ( Có đặt tính) 93,13 + 108,9 82,9 – 15,26 37,2 x 8,4 4,56 x 3,7 180,2 : 34 Câu 2:a. Tính giá trị của biểu thức: b. Tìm x, biết: ( 128,4 – 73,2 ) : 2,3 – 5,35 x + 79,26 = 26,7 x 8,4 x : 4,8 = 76,5 – 28,8 Câu 3: Bố em gạch lát cái sân hình chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 8m với những viên gạch hình vuông có cạnh 4dm. Em hãy tính giúp bố số tiền cần để mua gạch lát sân là bao nhiêu? Biết mỗi viên gạch có giá tiền là 25000 đồng). Câu 4 : Đổi đơn vị : 6 tấn 15 kg = tấn 12 km 18 m = km 7,09 km = m 4,08 ha = m2 5 m2 7dm2 = m2 Câu 5: Em hãy vẽ lại các hình đã học (tam giác, hình thang, hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn)
  2. II. Em hãy thực hiện các yêu cầu sau: Em hãy đọc mục tiêu bài : + Hình hộp chữ nhật.Hình lập phương; Diện tích xung quanh (Sxq) và diện tích toàn phần (Stp) hình hộp chữ nhật; Hình lập phương; Diện tích xung quanh (Sxq) và diện tích toàn phần (Stp) hình lập phương. + Thể tích của một hình- Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối. Mét khối + Em ôn lại những gì đã học. Em bắt đầu thực hiện các hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành. Gợi ý hướng dẫn: + Hình hộp chữ nhật.Hình lập phương (Đều có 3 kích thước dài, rộng và cao; Hình lập phương các kích thước bằng nhau là cạnh hình vuông là a). Phải cùng đơn vị đo mới tính được nếu không phải đổi cùng đơn vị mới thực hiện. + Hình hộp chữ nhật(Làm bài 1a và 2 trang 34),ta biết: Chiều dài=a; chiều rộng= b; chiều cao= c; Diện tích xung quanh=Sxq; Diện tích toàn phần= Stp Cách tính: Sxq = (a + b) x 2 x c Stp = Sxq + (a x b x 2); khi không có nắp ta tính Sxq + (a x b) Ví dụ: Một hộp bánh hình hộp chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 3dm và chiều cao 1,5 dm. Tính diện tích xung quanh (Sxq) và diện tích toàn phần (Stp) hộp bánh đó. Giải Diện tích xung quanh hộp bánh đó: (4 + 3) x 2 x 1,5 = 21 (dm2) Diện tích toàn phần hộp bánh đó: 21 + (4 x 3 x 2) = 45 (dm2) Đáp số: Sxq= 21dm2 và Stp = 45dm2 Luyện tập: Người ta làm một bể cá bằng kính không có nắp với chiều dài 1,8 m, chiều rộng 6 dm và chiều cao 8 dm.Tính diện tích kính để làm bể cá (biết các mép dán không đáng kể) ? + Hình lập phương(Làm bài 1 và 2 trang 37),ta biết:Cạnh =a; Diện tích xung quanh=Sxq; Diện tích toàn phần= Stp Cách tính: Sxq = (a x a) x 4 Stp = (a x a) x 6; khi không có nắp ta tính (a x a) x 5 Ví dụ: Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 12 cm. Hãy tính diện tích xung quanh (Sxq) và diện tích toàn phần (Stp) khối gỗ đó.
  3. Giải Diện tích xung quanh khối gỗ đó: (12 x 12) x 4 = 576 (cm 2) Diện tích toàn phần khối gỗ đó: (12 x 12) x 6 = 864 (cm 2) Đáp số: Sxq= 576 cm 2 và Stp = 864 cm 2 Luyện tập: Một cái thùng hình lập phương có cạnh 5, 8 dm. Hãy tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần cái thùng đó. + Thể tích của một hình: Thực hiện các bướ theo SHDH Toán Tập hai trang 40 + Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối. Mét khối (Thực hiện các bướ theo SHDH Toán Tập hai trang 44 đến trang 49, với mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích) - Xăng-ti-mét khối = cm3 (1 Xăng-ti-mét khối = 1cm3) - Đề-xi-mét khối = dm3 (1 Đề-xi-mét khối = 1dm3) - Mét khối = m3 (1 Mét khối = 1m3) * Thực hiện các bài tập trong sách hướng dẫn học. *Vận dụngluyện tập :1 cm3 = 0,001 dm3= dm3 ( phân số) 1 dm3 = 0,001 m3 = m3 ( phân số) 1 dm3 = 1000 cm3 1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3 Hai đơn vị đo thể tích đứng liền nhau gấp hoặc kém nhau 1000 lần ( Ta có thể nói đổi đơn vị lớn sang đơn vị bé tiếp liền ta nhân với 1000 hoặc đổi đơn vị bé sang đơn vị lớn tiếp liền ta chia với 1000 Thực hiện đổi đơn vị : 15000 dm3 = 15 4 dm3 15 cm3 = cm3 4 dm315 cm3 = dm3 6000 dm3 = m3 3 m3 = . dm3 6 m3 23 dm3 = 6 m3 15 dm3= * Em ôn lại những gì đã học: Sử dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo để thực hiện các bước theo sách hướng dẫn học. * Em báo cáo những gì đã thực hiện được và những khó khăn, thắc mắc:
  4. 2. TIẾNG VIỆT: Em hãy thực hiện các yêu cầu sau + Tuần 21: - Trí dũng song toàn . - Những công dân dũng cảm . - Luyện viết văn tả người. + Tuần 22: - Giữ biển trời Tổ quốc. - Một dải biên cương . - Cùng đặt câu ghép + Tuần 23: - Vì công lí. - Giữ cho giấc ngủ bình yên - Hoàn thiện bài văn kể chuyện + Tập đọc: Đọc bài và trả lời câu hỏi, gạch chân và ghi lại những nội dung bài cũng như những thắc mắc cần giải đáp.( Trí dũng song toàn; Tiếng rao đêm; Lập làng giữ biển;Cao Bằng;Phân xử tài tình;Chú đi tuần)
  5. + Chính tả: Em cùng người thân đọc viết bài chính tả và làm bài tập. Bài viết: Trí dũng song toàn (từ Thấy sứ thần Việt Nam .đến hết) Bài viết: Hà Nội (SHDH TV Tập hai trang 43)
  6. Bài viết: Cao Bằng (4 khổ thơ đầu) + LTVC: Đọc và xác định mục tiêu, yêu cầu để thực hiện.trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt- Tập 2 từ bài 21A đến bài 23C * Em tập đặt câu theo yêu cầu sau: 1/. Câu kể: 2/. Câu hỏi: 3/. Câu cảm: 4/. Câu khiến: 5/. Nếu thì : 6/. Vì nên : 7/. Tuy nhưng : . 8/. Không những mà còn: 9/.Do nên : 10/.Hễ thì : 11/ Mặc dù nhưng :
  7. 12/Không chỉ mà .: 13/ Không những mà còn 14/ càng càng + Tập làm văn: Xác định kiểu bài tập làm văn, bố cục bài văn và luyện tập văn miêu tả (tả người), văn kể chuyện. TẢ NGƯỜI: Hãy tả lại một người đã để lại cho em nhiều kỉ niệm và sự kính trọng. 1/.Mở bài: Giới thiệu người định tả . 2/. Thân bài: a/. Tả hình dáng: đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, răng, b/. Tả tính tình, hoạt động: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, . 3/. Kết bài: Nêu cảm nghĩ (tình cảm) về người được tả
  8. . KỂ CHUYỆN: Hãy kể lại một câu chuyện mà em yêu thích nhất trong những truyện đã đọc hoặc đã học. 1/.Mở bài: Giới thiệu câu chuyện . 2/. Thân bài: kể lại một câu chuyện mà em yêu thích nhất có cảm xúc và sáng tạo . 3/. Kết bài: Nêu cảm nghĩ , ý nghĩa câu chuyện .
  9. 3.Khoa học: Học sinh đọc và thực hiện các bước hoạt động: Hoạt động cơ bản – Hoạt động thực hành- Hoạt động ứng dụng để đạt được mục tiêu bài học. Hệ thống kiến thức: + Năng lượng: - Hiểu được “Năng lượng” cần thiết như thế nào? - Làm được các bài tập ở hoạt động thực hành + Sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy: - Sự cần thiết của năng lượng mặt trời, gió và nước chảy trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?Được sử dụng vào những việc gì? . + Sử dụng năng lượng chất đốt: - Quan sát và liên hệ thực tế trong cuộc sống “loại chất đốt” nào? . - Nêu cách sử dụng chất đốt an toàn và cách sử dụng chất đốt không an toàn. . - Em làm gì để tiết kiệm không lãng phí các nguồn chất đốt và không để ô nhiễm môi trường từ nguồn năng lượng này? . - Làm được các bài tập ở hoạt động thực hành 4. Lịch sử: Học sinh đọc và thực hiện các bước hoạt động: Hoạt động cơ bản – Hoạt động thực hành- Hoạt động ứng dụng để đạt được mục tiêu bài học. Hệ thống kiến thức: Nước nhà bị chia cắt. Bến Tre Đồng khởi. + Nước nhà bị chia cắt: -Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 quy định những gì liên quan đến Việt Nam?
  10. -Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình nước ta như thế nào? . - Nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta có thực hiện đượ không? Vì sao? . + Bến Tre Đồng khởi: -Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre? . -Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre. . - Quan sát lược đồ hình 7, em có nhận xét gì về về địa bàn diễn ra phong trào “Đồng khởi” của đồng bào miền Nam? . *- Làm các bài tập ở hoạt động thực hành. 5. Địa lý: Học sinh đọc và thực hiện các bước hoạt động: Hoạt động cơ bản – Hoạt động thực hành- Hoạt động ứng dụng để đạt được mục tiêu bài học. Hệ thống kiến thức: + Châu Á: Hãy nêu vị trí và giới hạn châu Á . - Em hãy đọc đểkhám phá tự nhiên và dân cư Châu Á. - Em hãy hoàn thành bảng “Hoạt động kinh tế của châu Á” - Làm các bài tập ở hoạt động thực hành. + Khu vực Đông Nam Á và các nước láng giềng Việt Nam. -Đọc để xác định vị trí và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á. - Đọc tìm hiểu hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á. - Đọc và tìm hiểu các nước láng giềng Việt Nam: Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia. - Làm các bài tập ở hoạt động thực hành.