Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lí và sử dụng hiệu quả vườn rau an toàn của bè trong trường mầm non

docx 16 trang thuongdo99 3780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lí và sử dụng hiệu quả vườn rau an toàn của bè trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_quan_li_va_su_dung_hieu_qu.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lí và sử dụng hiệu quả vườn rau an toàn của bè trong trường mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MÂM NON THỌ XUÂN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VƯỜN RAU AN TOÀN CỦA BÉ TRONG TRƯỜNG MÂM NON Lĩnh vực: Quản lý Tên tác giả: Trần Thị Bích Hiếu Chức vụ: Hiệu trưởng Năm học: 2017- 2018 [1/16]
  2. MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 A-Đặt vấn đề 2 1.1Cơ sở lý luận 3 3 1.2. Cơ sở thực tiễn 3 4 2- Mục đích viết sáng kiến 3 - 4 5 3- Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4 6 B- Quá trình triển khai thực hiện 7 I- Khảo sát thực tế 4-5 8 II- Các biện pháp thực hiện 9 Biện pháp 1: Tham mưu với các cấp lãnh đạo dành quỹ đất 5 - 7 đầu tư nhà lưới theo hệ thống hiện đại 10 Biện pháp 2: Phân công đội ngũ và bồi dưỡng phương 7-8 thức trồng rau 11 Biện pháp 3: Quản lý sử dụng chặt chẽ nguồn rau thu từ 8-9 vườn 12 Biện pháp 4: Giáo dục trẻ thực hành trải nghiệm 9-11 13 Biện pháp 5: Nâng chất lượng bữa ăn cho trẻ 11-12 III- Kết quả thực hiện 12-13 C - Kết luận và khuyến nghị 14-15 [2/16]
  3. A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Hiện nay vấn đề VSATTP đang là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước và toàn xã hội. Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ ngộ độc. Vì vậy vấn đề VSATTP giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi người dân, góp phần nâng cao sức lao động, phòng chống bệnh tật và đem lại niềm hạnh phúc cho mỗi người, gia đình và cộng đồng xã hội. Cho nên đảm bảo VSATTP đang trở thành vấn đề thời sự không chỉ riêng ở Việt Nam. mà còn là vấn đề vô cùng quan trọng cấp bách cần giải quyết kịp thời ở nhiều nước trên thế giới. Chất lượng vệ sinh ATTP liên quan đến từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng, nên công tác đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Đặc biệt các trường Mầm non tập trung đông trẻ, trẻ ăn tại trường. vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP, xây dựng mô hình thực phẩm sạch đề phòng ngộ độc thực phẩm có ý nghĩa thực tế và vô cùng quan trọng. 2. Cơ sở thực tiễn: Cây rau là loại cây thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, mỗi trường học. An toàn thực phẩm rau xanh vẫn đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất cấm trong sản xuất rau gây mất an toàn thực phẩm đã trở thành mối quan tâm của xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của cộng đồng nói chung và học sinh mầm non nói riêng. Chính vì thế vài năm trở lại đây vấn đề rau an toàn. Đặc biệt đối với trẻ mầm non hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy đối với các trường học (thực hiện bán trú) có điều kiện quỹ đất, thì việc xây dựng vườn rau an toàn trong nhà trường là rất cần thiết, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho các cháu; góp phần tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp khung cảnh sư phạm nhà trường, phòng chống suy dinh dưỡng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, tạo niềm tin cho phụ huynh khi gửi con đến môi trường giáo dục. Xác định được giá trị thiết thực này, trường Mầm non Thọ Xuân đã chú trọng thực hiện mô hình “Vườn rau an toàn của bé” năm học 2017-2018, ngoài mục đích trên còn mang đến không gian học tập, rèn kỹ năng sống cho trẻ với mong muốn nhà trường thực sự có môi trường giáo dục tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Giúp nhà trường có một môi trường giáo dục tốt cho trẻ. [3/16]
  4. - Trẻ có nhiều cơ hội để trải nghiệm, khám phá, chơi và học. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhóm lớp. - Khắc phục 1 phần về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học, tạo niềm tin cho nhân dân. III- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Cán bộ, giáo viên, nhân viên và 683 trẻ trường mầm non. - Thời gian: Từ tháng 8/2017 đến tháng 5/2017. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu sư phạm - Phương pháp điều tra, phân tích - Phương pháp thực hành - Phương pháp đúc rút kinh nghiệm B- QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN I- Khảo sát thực tế 1. Tình trạng khi chưa thực hiện * Thuận lợi - Có hệ thống văn bản chỉ đạo từ cấp Sở, Phòng giúp nhà trường bám sát thực hiện tốt hơn. - Được UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm tập huấn bồi dưỡng về công tác vệ sinh ATTP chỉ đạo cho các trường mầm non. - Cơ sở vật chất được quan tâm xây dựng khang trang đủ phòng nhóm cho trẻ hoạt động, đầu tư hệ thống trồng rau cho nhà trường. - Giáo viên nhiệt tình yêu nghề, trình độ trên chuẩn cao hơn so với mặt bằng của Huyện, tập thể đoàn kết, được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ. * Khó khăn - Kiến thức về kỹ thuật trồng rau an toàn của cán bộ giáo viên, nhân viên còn hạn chế. - Quy mô trường có 3 điểm, nên việc đầu tư cơ sở vật chất chưa đồng bộ - Nhận thức của nhân dân chưa đồng đều 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện - Khảo sát vàođầu tháng 8 năm 2017 [4/16]
  5. TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ 1 Tổng số điểm trường 03/18 lớp 2 Tổng số nhóm lớp/số học sinh 18/603 cháu - Khối lớp 5 tuổi 6/225 cháu - Khối lớp 4 tuổi 5/214 cháu - Khối lớp 3 tuổi 4/149 cháu - Nhà trẻ 24-36 tháng 3/129 cháu 3 Trình độ chuyên môn giáo viên - Tổng số giáo viên đạt trên chuẩn 32/42 76% - Tổng số nhân viên nuôi dưỡng trên chuẩn 8/12 67% 4 Số trẻ ăn bán trú tại trường 683/683 100% 5 Tỷ lệ trẻ kênh bình thường - Trẻ nhà trẻ 80/91cháu 91% - Trẻ mẫu giáo 526/554 cháu 95% 6 Kỹ năng của học sinh - Kỹ năng tự phục vụ 350/638 cháu 55% - Kỹ năng sống hợp tác 320/638 cháu 50% Từ thực trạng khảo sát trên trong quá trình theo dõi chỉ đạo tôi đưa ra một số giải pháp “Quản lý và sử dụng hiệu quả vườn rau an toàn của bé trường trường mâm non” như sau 1. Tham mưu với các cấp lãnh đạo dành quỹ đất và đầu tư nhà lưới 2. Phân công sử dụng đội ngũ và bồi dưỡng cách trồng rau 3. Sử dụng và quản lý chặt chẽ nguồn thu 4. Giáo dục trẻ thực hành trải nghiệm 5. Nâng chất lượng bữa ăn cho trẻ II- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp: Tham mưu với các cấp lãnh đạo dành quỹ đất đầu tư nhà lưới theo hệ thống hiện đại Muốn thực hiện được mô hình vườn rau trong nhà trường điều đầu tiên quỹ đất dành cho dự án là khâu đầu tiên chúng tôi quan tâm số 1. Chúng tôi bám sát vào nhiệm vụ và chủ trương kế hoạch của Huyện và Phòng Giáo dục có đầu tư cho 1 số trường Mầm non có quỹ đất dự án trồng rau nhà lưới. [5/16]
  6. Trước tiên tôi mạnh dạn đăng ký dự án với Phòng giáo dục và về lập kế hoạch tham mưu với lãnh đạo địa phương mở rộng diện tích đất cho nhà trường theo kế hoạch của Hội đồng nhân dân xã quy hoạch. Tổ chức họp nhân dân của địa phương nêu ra ý kiến về chủ trương của huyện, tuyên truyền để nhân dân hiểu được tâm quan trọng việc dự án vườn rau cho bé và giao đất sớm cho nhà trường. - Xây dựng báo cáo đề án với Huyện và Phòng kinh tế là cơ quan trực tiếp phụ trách: Báo cáo về thực trạng của nhà trường trong năm qua số học sinh, số nhóm lớp và tỷ lệ ăn bán trú tại trường 5 năm gần đây, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhu cầu cung cấp số lượng nhập rau 1 ngày cho cô và trẻ trong trường mầm non cụ thể. Sau những đợt tuyên truyền như vậy trường đã được ủy ban nhân dân xã và nhân dân chấp thuận làm đơn giao đất trước thời hạn để xây dựng trường và thực hiện dự án 5.000 m2 đất, trong đó dành 700m2 trồng rau cho các cháu. Nhà trường cùng với lãnh đạo địa phương tham mưu với phòng kinh tế về trức tiếp khảo sát thực trạng tiến hành thiết kế hệ thống nhà lưới theo tiêu chuẩn Vietgap * Điều kiện kinh tế - xã hội Xã Thọ Xuân có 4 thôn, 10 cụm dân cư, số lao động là 5.405, số nhân khẩu là 10.313 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 10,8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 29,1 triệu đồng/người/năm. Hệ thống giao thông nông thôn của hai xã hiện nay cơ bản đã được kiên cố hóa, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại cho nhân dân. Cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục, y tế được đầu tư nâng cấp. Người dân chịu khó lao động sản xuất. Trình độ dân trí ngày càng nâng cao, các gia đình luôn quan tâm đến chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, đưa trẻ đến lớp, góp phần nâng cao chất lượng các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. * Điều kiện đất đai: Là 1 xã miền bãi với điều kiện đất đai màu mỡ, vị trí quy hoạch trồng rau thuộc vùng Tiên Tân với thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ- thịt trung bình phù hợp trồng rau. * Điều kiện khí hậu: Khí hậu gió mùa nóng ẩm, thời tiết trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt: Mùa Hè từ tháng 4 đến tháng 7: nhiệt độ TB từ 26-31 độ C, mùa Thu từ tháng 7 đến tháng 11: nhiệt độ TB từ 13-26 độ C, mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 1: nhiệt độ TB từ 10-18 độ C, mùa Xuân từ tháng 1 đến tháng 4: nhiệt độ TB từ 13-21 độ C. Độ ẩm TB từ 80-82%. Lượng mưa TB trên năm từ 1500- 1800ml, mưa nhiều tập trung vào tháng 6,7,8. Số giờ nắng trên năm: 1.600-1.700 giờ. * Điều kiện khoa học: Dự án thực hiện với kỹ thuật sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, với không gian được kiểm soát, ngăn chặn xâm nhập của côn [6/16]
  7. trùng gây hại, có điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật từ làm đất, xử lý đất, gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng hệ thống tưới phun hoàn chỉnh với nguồn nước sạch, tăng năng suất chất lượng cây rau. Sản phẩm rau làm ra đảm bảo an toàn. 2. Biện pháp: Phân công đội ngũ và bồi dưỡng phương thức trồng rau Chúng tôi họp thống nhất trong Ban chi ủy, Ban giám hiệu phân công đội ngũ nhân viên thực hiện chăm sóc vường rau; để đảm bảo chất lượng chúng tôi thuê 1 lao động chuyên giúp nhà trường chăm sóc đúng kỹ thuật, ngoài ra phân công đội ngũ nhân viên hỗ trợ cụ thể rõ người rõ việc. - Đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng xây dựng lịch trong 1 tuần, vào cuối giờ buổi chiều sau khi thực hiện công việc của nhà bếp, giáo viên Thời gian Nhân viên Giáo viên Ghi chú Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 *Làm đât, giống rau: Sử dụng giống lai, giống sạch bệnh có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt. - Chúng tôi phân luống ô nhỏ theo hướng dẫn vừa với tầm với chăm sóc của giáo viên, nhân viên, các luống được xếp gạch đi ở rãnh giúp các cháu đi vào chăm sóc được dễ dàng, phân thành 4 ô: Rau ăn quả, rau ăn củ, rau ăn lá và rau da vị, trên mỗi ô đầu luốn được gắn tên của các loại rau. Để cho đất có quá trình tơi xốp, mua phân gà ủ với vôi bột từ 3-6 tháng khi thu hoạch hết lứa rau rải phân lên và kết hợp cùng với phân hữu cơ giúp cho đất luôn tơi và phù hợp với các loại rau. * Nguồn vốn: Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng nhà màng, lưới; tổ chức thăm quan, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất; hỗ trợ giống và vật tư phân bón thuốc bảo vệ thực vật năm đầu tiên. * Công tác phối kết hợp: - Đề xuất với phòng kinh tế, trạm Bảo vệ thực vật phân công cán bộ chuyên môn phối hợp với nhân viên bảo vệ thực vật cơ sở kiểm tra kỹ thuật, hướng dẫn cho nhà trường sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn, phân loại và sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng tiêu chuẩn; sản phẩm rau an toàn đảm bảo an toàn thực phẩm, có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng. [7/16]
  8. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap, cung cấp quy trình sản xuất đối với từng loại rau cho cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường để nhà trường nắm bắt và áp dụng thực hành đồng bộ. * Giải pháp khoa học - công nghệ Áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn trong nhà màng với không gian được kiểm soát, ngăn chặn xâm nhập của côn trùng gây hại, hệ thống tưới phun hiện đại; có điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm. Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM, luân canh hợp lý các loại rau theo nhu cầu dinh dưỡng hàng tháng cho học sinh. 3. Quản lý sử dụng chặt chẽ nguồn rau thu từ vườn - Lập sổ quản lý theo dõi thu và chi. Giao cho tổ trưởng nuôi dưỡng và 1 đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách quản lý theo dõi hằng ngày xuất – nhập rau theo giấy biên nhận của trường - Giá bán cho các cháu thấp hơn giá thị trường 1- 2 giá Hàng tháng được cộng sổ quyết toán cụ thể sổ thu – chi hình thức công khai minh bạch cuối tháng được thông qua trước tập thể Ban tài chính nắm được giúp Ngày Nội dung diễn giải Ghi chú tháng Thu Chi Tên rau SL Tiền ND chi Tiền Cộng tháng - Số tiền cân đối nếu thu – chi dư chúng tôi tăng cường hỗ trợ công hoặc tăng khẩu phần ăn cho giáo viên, nhân viên nhà trường. Chỉ đạo nhân viên thực hiện nghiêm túc quản lý trong nuôi dưỡng từ khi giao nhận, chế biến đảm bảo an toàn - Để các loại rau ở vườn luôn đủ, chúng tôi hạch toán và tính thời gian để luôn có sự luân chuyển các luống đất, đa dạng rau các mùa phù hợp Ví dụ: + Mùa đông: Trồng bắp cải, su hào, rau cải, cà chua, bí xanh + Mùa hè: rau dền, cải bó xôi, rau muống, đậu đũa, rau ngót - Với cách làm và tính toán trên nhà trường cung cấp đủ 100% cho các cháu và giáo viên ăn tại trường. Một số ô đất thừa cho cải tạo trồng các loại quả [8/16]
  9. leo như mướp, su su, bầu do những loại cây rau ăn quả khó thụ phấn trong nhà lưới ( Hình ảnh rau mùa đông và rau mùa hè) 4. Biện pháp : Giáo dục trẻ thực hành trải nghiệm Ngoài mục đích cung cấp rau cho trẻ phục vụ bữa ăn an toàn cho cô và trẻ, nhà trường đã phát huy hiệu quả mô hình giups trẻ có không gian chơi, hoạt động ngoài trời, làm giáo cụ trực quan cho trẻ được trải nghiệm trong môi trường lành mạnh để trẻ làm quen với thế giới thực vật sinh động, các giờ học ngoại khóa tại vườn. Các bé được tiếp xúc với hoạt động trồng trọt theo quy trình để tạo ra sản phẩm như thế nào, trẻ còn phân biệt một cách dễ dàng các loại rau ăn củ, ăn quả, ăn lá, rau da vị Biết chăm sóc và thu hoạch cây trồng, đồng thời nhận thức được lợi ích của việc trồng rau sạch [9/16]
  10. đối với môi trường sống xung quanh “Vườn rau sạch giúp trẻ mầm non làm quen với thế giới thực vật sinh động qua các giờ học ngoài trời trực tiếp tham gia trồng, chăm sóc rau, chứng kiến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, thu hoạch các sản phẩm từ vườn rau và hưởng thụ thành quả lao động của mình khiến vườn rau càng thêm ý nghĩa. Thông qua hoạt động này, các bé từ 3 - 5 tuổi được rèn kỹ năng lao động khi tham gia tưới cây, nhổ cỏ cho rau. Các em được trải nghiệm từ hoạt động ngoại khóa thực tế và rèn luyện một số kỹ năng cơ bản tại vườn rau nên đã học được nhiều điều bổ ích. Chính vì vậy, mô hình này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh và sự hứng thú của học sinh của phụ huynh và sự hứng thú của học sinh Để thực hiên các nhóm lớp trải nghiệm có hiệu quả luân phiên chúng tôi xây dựng kế hoạch rõ rang đẻ không bị chồng chéo các khu vực trải nghiệm [10/16]
  11. trong khuôn viên của nhà trường cũng như các góc hoạt động: Sáng tạo của bé, sân chơi giao thông, chơi với cát Nhà trường có 2 điểm trường mỗi tháng chúng tôi tổ chức cho trẻ điểm trường số 2 lên giao lưu và trải nghiệm như khu trung tâm giúp trẻ có kỹ năng trong hoạt động trải nghiệm LỊCH PHÂN CÔNG CÁC LỚP TRẢI NGHIỆM TẠI VƯỜN RAU Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Tuần 1 B2 A2, B3 C2, C3 Tuần 2 B1, B5 A1, A4 A3 C1 D1 Tuần 3 B2,B4 A2, A5 B3 C2, C4 Tuần 4 B1 A1 A3 C1 D2 LỊCH CÁC LỚP HOẠT ĐỘNG TẠI SÂN CHƠI GIAO THÔNG Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Tuần Tuần 1 A1 A2 A3 Tuần 2 B3 B2 B1 Tuần 3 A1 A2 A3 Tuần 4 B3 B2 B1 5. Nâng chất lượng bữa ăn cho trẻ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non, song song với việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ Để đứa trẻ phát triển cân đối, hài hoà yếu tố dinh dưỡng không kém phần quan trọng; mà đối với trường mầm non Thọ Xuân chúng tôi rất cần thiết. - Bồi dưỡng trình độ cho nhân viên nuôi dưỡng: Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao chuyên môn, cách chế biến món ăn, sự phối hợp các món ăn hợp lý. - Với giáo viên: Thực hiện tốt quy chế tổ chức ăn cho trẻ, phối hợp tốt giữa giáo viên trên lớp và nhân viên - Thực hiện công tác tuyên truyền: [11/16]
  12. + Từ mục đích trên chúng tôi tiến hành họp cha mẹ trẻ để huy động trẻ ăn 100%, nâng mức ăn cho trẻ phù hợp với điều kiện địa phương. Nâng mức ăn mới đảm bảo được chất lượng của bữa ăn, từ mức ăn tối thiểu chúng tôi nâng lên 15.000đ/cháu/ngày. So với năm học trước tăng 2.000đ/ngày. + Nguồn thực phẩm nhà trường cung câp chúng tôi vừa đảm bảo an toàn, vừa giá thành rẻ phù hợp với mức tiền học sinh đóng góp, tổ chức cho phụ huynh thường xuyên tham quan vườn rau của bé, công khai tài chính tại 2 điểm trường giúp phụ huynh dễ quan sát. + Để giúp cho việc tuyên truyền phối kết hợp có hiệu quả chúng tôi tổ chức hội thảo chuyên đề với các bậc phụ huynh trong trường triển khai nội dung về dinh dưỡng cho trẻ và phát triển vận động cho trẻ theo từng độ tuổi. Để phát triển được thể lực cho trẻ yếu tố dinh dưỡng cũng rất quan trọng làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ. Nếu đứa trẻ không được về dinh dưỡng thì mọi sự can thiệp từ vận động cũng vô hiệu hóa vì trẻ không đủ sức khỏe để thực hiện các vận động mà giáo viên tập luyện hàng ngày còn ngược lại nếu đứa trẻ có đầy đủ dinh dưỡng thì sự can thiệp sẽ đạt hiệu quả cao + Nội dung: Hướng dẫn các cho các bậc cha mẹ về vai trò và lợi ích của rau xanh đối với trẻ là rất cần thiết như một số trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi thì phải tăng cường rau xanh và các bài tập vận động cho trẻ kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Có những trẻ thừa về chiều cao nhưng thiếu về cân nặng nên tăng khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ để đứa trẻ có thể lực phát triển cân đối. + Sau khi tuyên truyền được phụ huynh học sinh đồng thuận về mức đóng góp; phân công đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi xây dựng thực đơn phong phú, đa dạng các món ăn phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương, - Quản lý tốt tiền ăn học sinh sử dụng đúng mục đích; chỉ đạo nhân viên kế toán tính khẩu phần tỷ lệ các chất cân đối. Với cách làm trên chúng tôi đã thành công trong việc nâng chất lượng bữa ăn cho trẻ, tỷ lệ trẻ SDD tăng vượt trội so với đầu năm học. III. Kết quả đạt được cụ thể Sau một năm thực hiện giải pháp trên, chúng tôi thu được kết quả sau: * Đối với giáo viên, nhân viên + Nhà trường tạo được khung cảnh sư phạm xanh, sạch đẹp, an toàn. Trẻ có không gian hoạt động + 100% nhóm lớp tạo được môi trường giáo dục cho trẻ phù hợp, khung cảnh sư phạm nhà trường được khang trang đẹp mắt [12/16]
  13. + Nhà trường có nề nếp kỷ cương đoàn kết nội bộ tốt * Đối với phụ huynh, đối với trẻ - Nâng cao được nhận thức về tầm quan trọng của Giáo dục mầm non, tin tưởng đội ngũ môi trường sư phạm thể hiện số trẻ năm sau cao hơn năm trước; trẻ ăn bán trú 100% tại trường đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các cháu. - Kỹ năng sống của trẻ được thể hiện rõ nét thông qua các hoạt động TT Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Tổng số điểm trường 03/18 lớp % 2/18 lớp % 2 Tổng số nhóm lớp/số hs 18/603 cháu - Khối lớp 5 tuổi 6/225 cháu - Khối lớp 4 tuổi 5/214 cháu - Khối lớp 3 tuổi 4/149 cháu - Nhà trẻ 24-36 tháng 3/129 cháu 3 Trình độ chuyên môn giáo viên - Tổng số giáo viên đạt trên 32/42 76% 32/42 76% chuẩn - Tổng số nhân viên nuôi 8/12 67% 8/12 67% dưỡng trên chuẩn 4 Số trẻ ăn bán trú tại trường 683/683 100% 683/683 100% 5 Tỷ lệ trẻ kênh bình thường - Trẻ nhà trẻ 88/91cháu 97% 127/129 98,4% - Trẻ mẫu giáo 508/547cháu 93% 542/554 98% 6 Kỹ năng của học sinh - Kỹ năng tự phục vụ 350/638 cháu 55% 669/683 98% 662/683 97% - Kỹ năng sống hợp tác 320/638 cháu 50% BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ [13/16]
  14. 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% Đầu năm 20% Cuối năm 10% 0% Số GV đạt chuẩn Số NV đạt chuẩn Thiết bị đảm bảo Kỹ năng học sinh Tương tác cô và trẻ Mối quan hệ giữa GV VÀ P/H C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ *Kết luận: Trên đây là kinh nghiệm Quản lý và sử dụng hiệu quả vườn rau an toàn của , có được bé trong trường mầm non, có được kết quả như vậy là nhờ vào sự nhiệt tình của Cán bộ, giáo viên trong nhà trường, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp trên và cố gắng của bản thân. Việc quản lý và sử dụng hiệu quả mô hình vườn rau cảu bé trong trường Mầm non hiện nay đáp ứng với yêu cầu phát triển hiện giáo dục phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của ngành học, giúp góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm trong mỗi nhà trường nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên, tạo niềm tin với phụ huynh, giúp trẻ có kỹ năng sống trong thực hiện nhiệm vụ của người học, nâng cao tầm vóc cho trẻ. Giúp cho cán bộ quản lý xác định bồi dưỡng cho đội ngũ đúng hướng phát triển tố chất cho giáo viên, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay. * Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình thực hiện tôi rút ra một số bài học như sau: - Bản thân phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để tiếp cận với những yêu cầu đổi mới. - Nắm bắt được trình độ nhận thức của giáo viên để có phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với nhận thức. [14/16]
  15. - Tích cực tổ chức cho giáo viên học tập tham quan trau dồi những kinh nghiệm trong thực tế qua các phương tiện khác để nâng cao trình độ cho giáo viên. - Nghiên cứu và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của ngành của cấp trên vì văn bản là cái gậy chỉ đường cho nhà quản lý làm đúng hướng. * Khả năng áp dụng: - Với đề tài trên tôi có thể áp dụng để chỉ đạo thực hiện tốt cho những năm tiếp theo của các trường mầm non trên địa bàn Huyện có điều kiện quỹ đất tương tự như trường tôi. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi, kính mong Hội đồng khoa học cấp trên xét và giúp đỡ để bản sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý chỉ đạo ./. Xin trân trọng cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu [15/16]
  16. - Chương trình giáo dục mầm non - Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN - Một số tài liệu về phương pháp trồng rau an toàn trên mạng * Các văn bản - Thông tư số 28/2016- TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2016 Thông tư sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng bộ giáo giáo dục và Đào tạo. - Nhiệm vụ năm học 2017-2018 ngành học mầm non, Quy chế chuyên môn - Đề án trồng rau an toàn của UBND huyện Đan Phượng. [16/16]