Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 9 rèn cách làm văn nghị luận

doc 29 trang Đăng Bình 08/12/2023 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 9 rèn cách làm văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 9 rèn cách làm văn nghị luận

  1. DÀN BÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Đặt vấn đề - Xuất phát từ thực tế dạy và học Ngữ văn trong trường THCS: Học sinh rất ngại học văn hoặc không thích học môn Ngữ văn bằng các môn khác, đặc biệt là phân môn Tập làm văn, một phân môn thực hành – tổng hợp đòi hỏi học sinh phải có kiến thức, nắm vững kỹ năng. - Các tiết học còn mang tính đơn điệu cung cấp kiến thức cơ bản bám sách giáo khoa, sách giáo viên. - Cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học chưa linh hoạt. Học sinh chưa nhận thức được vai trò của bản thân trong tiết học, tầm quan trọng của môn học, tiết học. Từ những lý do trên, chúng ta phải làm sao để việc dạy và học trong nhà trường lấy học sinh làm trung tâm nên trong bài trình bày tôi đề cập đến nội dung: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 rèn cách làm văn nghị luận. 2. Giải quyết vấn đề 2.1 Cơ sở lý luận 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.3 Quá trình thực hiện - Công việc của thầy và trò: Thầy định hướng, trò vận dụng - Hướng dẫn học sinh các mô hình dựng + Cách dựng đoạn mở bài + Cách dựng đoạn thân bài + Cách dựng đoạn kết bài 3. Kết quả và bài học kinh nghiệm 3.1 Kết quả - Sau nhiều năm dạy theo cách tổ chức trên, mỗi năm có thêm tư liệu, có thay đổi về hình thức, học sinh ngày càng hào hứng hơn việc học Ngữ văn. 1
  2. - Không chỉ ứng dụng trong những lớp trực tiếp giảng dạy, tôi đã chia sẽ ý tưởng để đồng nghiệp cùng thực hiện, hợp tác tìm hiểu và chắt lọc các bài tiêu biểu. - Đối với học sinh, các em rất say sưa tìm tòi những vấn đề có liên quan theo sự gợi ý, phân công của thầy cô, bạn trong nhóm. 3.2 Kinh nghiệm - Càng yêu nghề, càng say mê nghiên cứu, càng sáng tạo và mạnh dạn hơn trong việc tổ chức các hoạt động lên lớp không chỉ ở tiết học phụ đạo mà ở các tiết bồi dưỡng, chính khoá. Từ đó rèn luyện các em kỹ năng trình bày vấn đề rành mạch, rõ ràng, thuyết phục. - Càng chuẩn bị chu đáo, càng có hiệu quả cao. Trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị, càng có thêm kiến thức và thay đổi cách dạy theo phương pháp mới cho thích hợp. - Phải có niềm tin vào trò, trò cũng rất sáng tạo, thông minh! 2
  3. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Ngữ Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn, chuẩn bị cho các em những tri thức cần thiết hoặc ra đời tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu XHCN, biết hướng tới tương lai, tình cảm cao đẹp, biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Song song với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn là việc đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp mới ở đây chính là phương pháp tích hợp. Trong Giáo dục hiện đại, tích hợp là cách nhằm phối hợp tối ưu các quá trình học tập riêng lẻ các môn học, phân môn học khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau. Tập làm văn là môn thực hành – tổng hợp. Dạy tập làm văn không chỉ dạy cho học sinh nắm được các đơn vị lý thuyết mà chủ yếu dạy những kỹ năng thực hành như: kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn Ở chương trình ngữ văn lớp 6 và chương trình Học kỳ I của Ngữ văn lớp 7, học sinh đã làm quen với các kiểu bài: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Các kiểu bài này, các em ít nhiều đã được học ở chương trình bậc tiểu học cho nên khi làm bài các em có phần tự tin, thoải mái hơn. Sang học kỳ II của chương trình Ngư văn 7, các em được tiếp xúc một phương thức diễn đạt mới mẻ đó là Văn nghị luận. Loại văn này đòi hỏi các em phải có sự lập luận, giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ độc lập, hơn nữa lại còn thể hiện cách hiểu, cách nhận biết của các em trước một vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống. Cao hơn nữa, ở lớp 9 còn đòi hỏi các em thể hiện sự cảm nhận của các em trước một tác phẩm văn chương nên các em có phần lúng túng, không biết làm bài bằng cách nào để đi vào vấn đề bài nêu ra. Thậm chí có 3
  4. em cứ loay hoay không biết cách lập luận như thế nào, tốn rất nhiều thời gian mà vẫn chưa viết được dòng nào, đó là phần mở bài. Còn đến thân bài, các em vẫn xác định được phải làm gì nhưng vẫn không viết được. Vì thế cứ nói đến kiểm tra, làm bài viết là các em sợ, ngại, không thích học văn! Càng lên lớp trên, kiến thức càng mở rộng, nâng cao hơn: Với các phương thức vừa mới (thuyết minh), vừa với phương thức tích hợp nghị luận một vấn đề, hiện tượng trong đời sống; vấn đề tư tưởng đạo lý, nghị luận văn chương Có em cứ dựa theo Dàn bài khái quát mà thầy, cô hoặc SGK đã hướng dẫn để thực hiện như: + Đối với Nghị luận chứng minh: Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh. Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng lời văn phần mở đầu. (SGK Ngữ văn 7, T2 tr.50) + Đối với Nghị luận giải thích: Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp. Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người. (SGK Ngữ văn 7, T2 tr.86) + Đối với Nghị luận văn chương: Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và bước đầu nêu ý kiến, đánh giá của mình. Thân bài: Phân tích, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phần mở bài bằng những luận cứ cụ thể, đáng tin cậy. Kết bài: Khát quát, củng cố lại ý kiến của mình và rút ra ý nghĩa của vấn đề đã nghị luận. (SGK Ngữ văn 9, T2 tr.234) Tuy nhiên các thao tác lập luận của các em không chặt chẽ, rời rạc, không đáp ứng được yêu cầu vấn đề đã đặt ra. Khi cảm nhận các tác phẩm văn chương, các em mới dừng lại ở việc nêu tên các biện pháp tu từ mà chưa phân tích được 4
  5. giá trị biểu cảm của biện pháp nghệ thuật. Vấn đề được chứng minh không được toàn diện, vấn đề được giải thích chưa thoả đáng, bài phân tích mới dừng lại ở diễn xuôi thơ, kể lại truyện ngắn. Đôi khi bài viết mang tính lý thuyết các em viết mặc dù nhớ rất kỹ lý thuyết nhưng không vận dụng được. Để khắc phục những hạn chế đã nêu trên, trong những năm học qua, tôi đã hướng dẫn cho học sinh áp dụng những cách để viết bài theo công thức ngắn gọn dễ nhớ để mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài khi làm bài tập làm văn. Và cả cách dựng đoạn văn phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ; cách khai thác nghệ thuật để khám phá nội dung khi Đọc – Hiểu văn bản. Với công thức này, các em sẽ không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, cũng không còn cảm thấy ngại học văn, lo lắng khi đến tiết làm bài viết, bài kiểm tra mà các em chỉ còn lo chọn lọc, sắp xếp, nối kết các ý tưởng của mình đã tìm được sao cho mạch lạc hơn, đáp ứng yêu cầu của đề ra yêu cầu của đoạn văn phải dựng là được. Mục đích cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức các em có thể tìm ý, xây dựng đoạn văn. Lúc đầu các em chỉ vận dụng bằng cách bắt chước, thay đổi các chữ in hoa bằng các ý đã tìm được, sau đó các em hiểu sâu sắc hơn và vận dụng sáng tạo có thể có cách dựng đoạn không theo công thức mà vẫn thể hiện được điều các em muốn thể hiện hoặc cảm nhận được. Từ đó giúp các em tự tin hơn khi làm bài. 5
  6. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Cơ sở lý luận Để khắc phục lối dạy thiên về lý thuyết, cũng như khả năng cảm nhận khác nhau của học sinh, có em nhanh hiểu bài và biết vận dụng, nhưng còn không ít các em do khả năng tiếp thu bài còn hạn chế, chưa biết gom ý, rất cần nắm bắt được cái cụ thể, có công thức để thực hành, áp dụng. Hơn nữa, đặc trưng của môn Tập làm văn là môn Thực hành – tổng hợp. Chủ yếu dạy những kỹ năng thực hành giúp học sinh tập làm bài, tập tạo văn bản nên đòi hỏi phải có tính khuôn mẫu. Trong trường THCS, với chuẩn kiến thức kỹ năng, phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc của sản phẩm nào đó. + Về kiến thức: phải nhớ, phải nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có khả năng phát triển năng lực nhận biết ở cấp độ cao hơn. + Về kỹ năng: biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài. Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề. Trên cơ sở đó, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong công tác đổi mới giáo dục, chúng ta phải luôn nghiên cứu, học hỏi để tìm ra những cách đơn giản nhưng tạo dấu ấn để học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Về phía giáo viên Có giáo viên luôn bám sách giáo khoa, chuẩn kiến thức – kỹ năng; có giáo viên giảng viên theo phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin; có giáo viên giảng dạy ôm đồm, cái mới chưa nhuần nhuyễn lại đổi mới tiếp. 6
  7. Do cuộc sống, do thời gian, sau mỗi bài dạy, mỗi lớp dạy, giáo viên có rút kinh nghiệm, nhưng không ghi lại mà cũng không nghiên cứu nên lại vấp lại ở lớp sau, năm học sau. Nhiều giáo viên khi dạy Tập làm văn cứ bám SGK, nhiều khi xa thực tế đối với phần luyện tập, chưa mạnh dạn đưa ra những vấn đề đơn giản, gần gũi xung quanh để học sinh dễ vận dụng. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên lại muốn ra những đề khác SGK nhưng theo ý muốn chủ quan dẫn đến vừa lạ, vừa khó như đánh đố học sinh. 2.2.2 Về phía học sinh Một số không ít học sinh lười suy nghĩ, luôn dựa bài mẫu, xem tài liệu, học tủ, lệch tủ thì một dòng cũng không biết viết. Thầy cô giáo dạy do quỹ thời gian có hạn, gọi học sinh yếu không biết làm, sợ uốn nắn mất thời gian nên gọi học sinh khá phát biểu, làm bài để học sinh yếu vận dụng. Học sinh đâu có hiểu theo ý đó mà các em lại mặc nhiên cho rằng mình ngoài cuộc đâu phải chuẩn bị - vì giáo viên không gọi. Chính việc học đối phó, nên kết quả không cao, càng gây chán nản, lười học dẫn đến việc học không có kết quả. 2.3 Quá trình thực hiện 2.3.1 Công việc chuẩn bị cho bài dạy 2.3.1.1 Giáo viên chuẩn bị - Giáo viên nghiên cứu, đầu tư soạn bài chu đáo, sinh hoạt nhóm, học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp. - Nhận thức: + Mỗi kiểu bải nghị luận đều có một điểm chung, liên quan tới các thuật ngữ: luận điểm, luận cứ (dẫn chứng, lý lẽ), các phép liên kết câu văn, đoạn văn. + Mỗi dạng bài có một dàn ý riêng, nhưng dàn ý nào cũng phải đảm bảo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). - Việc làm: + Chuẩn bị bài: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài theo yêu cầu cụ thể + Chia mỗi nhóm một việc và cụ thể cách làm. + Riêng công thức hoá có liên quan bài nào thì photo phát cho học sinh và kèm theo bài tập (bài tập tương tự dễ vận dụng) 7
  8. 2.3.1.2 Học sinh chuẩn bị - Học sinh học lý thuyết, nghiên cứu bài mới, xem trước những nét cơ bản được đúc kết lại, tự nghiên cứu để vận dụng, nếu không hiểu tới chú ý nghe giảng, hỏi bạn. - Học sinh chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. Tóm lại: Giáo viên hướng dẫn kỹ lưỡng. Học sinh chuẩn bị bài là đã thành công một nửa. Vì giáo viên có đầu tư → say mê → sáng tạo → gây hứng thú. Học sinh có hiểu → vận dụng → tự tin → thích học. 2.3.2 Tiến trình thực hiện bài dạy. Một bài văn có 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết luận. Sau đây là cách thức cụ thể mà tôi hướng dẫn học sinh thực hiện trong các tiết học ngoài giờ (phụ đạo) hay các tiết học chính khoá (trong phần luyện tập) 2.3.2.1 Cách dựng đoạn Mở bài a. Khái niệm Mở bài là chìa khoá cho toàn bộ bài văn. Mở bải là phần bắt đầu của văn bản Nó thường nằm ở vị trí đầu văn bản. Làm thế nào người viết gây được hứng thú cho người đọc. Với yêu cầu ngắn gọn, định hướng cho người viết và người đọc: Viết cái gì? Người đọc sẽ tiếp nhận điều gì? Mở bài rất khó viết như M.Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần đầu, cụ thể là câu đầu. Cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của cả tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. b. Yêu cầu - Ngắn gọn, rõ ràng. - Đảm bảo giới thiệu được vấn đề cần nghi luận. Dù thực hiện theo cách trực tiếp hay gián tiếp thì cách mở bài nào cũng phải đảm bảo bốn ý: - Một là: Dẫn dắt người đọc vào vấn đề - Hai là: Phần nhắc lại đề bài - Ba là: Nêu xuất xứ - Bốn là: Phần báo trước thân bài 8
  9. Tương ứng với các ý học sinh vận dung giới thiệu trực tiếp: 1. Nêu vấn đề 2. Nêu hoàn cảnh 3. Viết lại câu tục ngữ, ca dao, một nhận định 4. Định hướng cho thân bài Khi làm bài, học sinh có thể hoán đổi vị trí 1,2,3,4 1,3,2,4 2,1,3,4 3,1,2,4, Cùng công thức nhưng cách sắp xếp khác nhau học sinh vận dụng không bị trùng lặp. c. Đối với dạng bài: c1. Nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo lý ở lớp 9 hoặc dạng bài nghị luận chứng minh hay giải thích ở lớp 7 Ví dụ: Với đề bài: Hãy nghị luận về lòng biết ơn của dân tộc qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Các em mở bài như sau: - Cách như sách vốn có học sinh thường vận dụng: Đối với lớp 7: SGK gợi ý “Nhân dân ta thường vận dụng những câu tục ngữ vào trong đời sống, suy nghĩ, và lời ăn tiếng nói hằng ngày. (GỢI) Trong đó có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. (Đưa) Vậy ta hãy tìm hiểu điều đó thể hiện trong đời sống như thế nào”. (BÁO) Đối với lớp 9: SGK gợi ý Kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lý của người Việt Nam. Một trong những câu đó là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ - Cách mới: Tùy theo đề ra, phần mở bài gồm 4 ý, học sinh hoán đổi vị trí để có ít nhất 6 cách mở bài: + Cách 1: Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (1). Truyền thống đạo lý ấy đã thấm vào máu thịt của ông cha ta từ ngàn xưa đến nay và truyền lại cho con cháu từ đời này sang đời khác 9
  10. (2). Nó được ghi nhận bằng câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (3). Để hiểu rõ hơn về đạo lý này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu tục ngữ (4). + Cách 2: Một trong những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc là lòng biết ơn. Truyền thống đạo lý ấy đã được ông cha ta nhắc nhở con cháu qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Để hiểu và phát huy truyền thống ấy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu. + Cách 3: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã có từ ngàn xưa của ông cha ta, nhằm mục đích khuyên nhủ con cháy về lòng biết ơn. Đó là truyền thống đạo lý thấm vào máu thịt của dân tộc. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu. + Cách 4: Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có truyền thống biết ơn. Truyền thống ấy đã được ghi lại bằng câu tục ngữ quen thuộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Để phát huy truyền thống đạo lý ấy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ. - Ngoài ra ta cũng có cách vào đề khác mà người ta thường gọi là vào đề gián tiếp. Đặc trưng của cách vào đề này khác nhau ở phần dẫn dắt: Từ cuộc sống, từ ca dao có nội dung tương ứng, câu thơ, câu chuyện, lập luận Ví dụ: Nghị luận về câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” + Cách 1: Trải qua trên bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, đất nước ta, dân tộc ta phải trải qua không biết bao tai trời, ách nước. Có những lúc tưởng như đứng trên đầu sóng ngọn gió, tính mạng, vận mệnh của dân tộc ngàn cân treo sợi tóc. Thế nhưng đất nước ta vẫn trường tồn và phát triển. Phải chăng, dân tộc ta đã có tinh thần đoàn kết, yêu thương đã tạo nên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn Tinh thần ấy được ghi lại bằng câu ca dao mượt mà ấp áp: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” + Cách 2: Nếu tục ngữ là túi khôn nhân loại thì ca dao là những đoá hoa thơm ngát tình người. Nó thường bộc lộ những tâm tư, tình cảm, những lời 10
  11. khuyên nhủ chứa chan tình người. Một trong những tâm tư tình cảm ấy là tinh thần đoàn kết, lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Và được đúc kết lại bằng câu ca dao mượt mà ấp áp: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Để hiểu phát huy được tình cảm ấy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao. Hay với một số ví dụ khác: + Nếu ca dao là những đoá hoa thơm ngát tình người thì tục ngữ là túi khôn nhân loại. Nó thường đúc kết những kinh nghiệm, đạo lý ở đời. Một trong những truyền thống đạo lý đó là lòng biết ơn. Và được ghi chép lại bằng câu tục ngữ ngắn gọn, quen thuộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Để hiểu rõ hơn về truyền thống đạo lý ấy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu tục ngữ. + Thân cây thì to, lưỡi cưa lại nhỏ nhưng cưa mài cây phải đổ. Con kiến thì nhỏ, hạt gạo lại lớn nhưng kiến tha lâu gạo đầy tổ. Nước thì mềm, đá thì cứng nhưng nước chảy đá mòn Lòng người Việt Nam cũng vậy, nếu có ý thức kiên trì nhẫn nại thì dù khó khăn đến đâu cũng vượt qua. Để hiểu rõ hơn về lòng kiên trì nhẫn nại của ông cha, chúng ta cùng tìm hiểu câu tục ngữ: “Có công mài sắc có ngày nên kim” Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Em hãy giải thích và chứng minh câu ca dao trên. Các em có thể mở bài như sau: “Cha mẹ sinh ra ta, nuôi dưỡng ta, dành tất cả tình yêu cho ta. Công lao ấy được ca dao nhắc nhở chúng ta bằng cách nói giàu hình ảnh đầy ý vị, trữ tình”: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 11
  12. Vậy công lao to lớn của cha mẹ và bổn phận của những người con hiếu thảo của chúng ta thể hiện như thế nào? - Tương đồng hoặc tương phản: + Tương đồng: là đưa ra một vấn đề tương tự có quan hệ đẳng lập với vấn đề cần giải quyết. Mở đầu nhập đề này, các em nêu ra ý trùng hợp hoặc gần trùng hợp để đọc thấy dự đa dạng phong phú của vấn đề được đặt ra để nghị luận. Nếu các em nêu ra ý mở đầu cách này được diễn đạt bằng một câu thơ hoặc một lời nói của danh nhân, tục ngữ, ca dao, phương ngôn nào đó thì giá trị nghệ thuật của nhập đề sẽ tăng thêm. Ví dụ: Với đề bài: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó. Các em có thể mở bài như sau: “Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Sách luôn là kho tàng huyền bí chứa đựng bao kiến thức, bao điều hay lẽ phải. Có thể nói, sách là một người thầy, người bạn luôn sát cánh bên ta để nâng bước ta trên hành trình sống, hành trình làm người. Vậy “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. + Tương phản: là cách dẫn dắt trái với ý của vấn đề đang nghị luận và có quan hệ đẳng lập với ý chính của bài nghị luận. Mở đầu nhập đề bằng ý tương phản, các em sẽ làm nổi bật được vấn đề của bài văn. Ví dụ: Với đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Các em có thể mở bài như sau: “Trong cuộc sống, bất cứ khi làm một việc gì nếu vội vàng, hấp tấp ta thường bị hỏng. Trái lại, nếu cố gắng, bền chí, kiên trì thì sự việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành được. Cũng chính vì thế mà tục ngữ ta có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Mở đầu nhập đề bằng ý tương đồng hoặc ý trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này 12
  13. thường dùng khi cần Chứng minh; Giải thích về câu nói, câu tục ngữ, hay bày tỏ suy nghĩ về vấn đề nào đó. -Xuất xứ và đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ hoặc đại ý để đưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm văn học. Ví dụ: Với đề bài: Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên? Các em có thể mở bài như sau: “Tục ngữ Việt Nam là kho tàng vô cùng quý báu, cho ta những kinh nghiệm về mọi mặt được nhân dân vận dụng vào trong đời sống, trong đó có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Vậy câu tục ngữ trên nhằm khuyên bảo chúng ta điều gì? c.2. Nghị luận văn chương: Đối với kiểu bài nghị luận văn chương, người ta thường làm phần mở bài với các ý sau: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. * Phân tích hoặc cảm nhận về nhân vật trong truyện ngắn - Đọc tác phẩm A của tác giả B, sáng tác trong hoàn cảnh C đã để lại trong em ấn tượng thật sâu sắc về nhân vật X. - Nhân vật X trong tác phẩm A của tác giả B, sáng tác trong hoàn cảnh C đã để lại trong em ấn tượng thật sâu sắc. * Đối với đề nghị luận về thơ, đoạn thơ - Vào đề trực tiếp: Cách này ngắn gọn, tiết kiệm được thời gian nhưng đôi khi kém hấp dẫn. Giúp học sinh yếu dễ làm Đọc tác phẩm A, của tác giả B, sáng tác trong hoàn cảnh C có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật. Học sinh có thể hoán đổi vị trí của các chữ cái (Tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác để có các cách trình bày khác nhau) Ví dụ: + Đọc bài: “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận, sáng tác năm 1958, trong một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về nội dung và nghệ thuật. 13
  14. + Năm 1958, khi miền Bắc đang thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, trong một chuyến đi thực tế ở vùng Quảng Ninh, nhà thơ Huy Cận đã chứng kiến cảnh người dân làm chủ thiên nhiên, đất nước. Ông đã sáng tác bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về nội dung và nghệ thuật. Lưu ý: Nếu đề bài nêu rõ nội dung cần phân tích thì học sinh thay cụm từ “Có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật” bằng nội dung cần làm rõ theo đề ra yêu cầu phải giải quyết. Ví dụ: Hãy phân tích câu đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy được cơ sở hình thành tình đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ. Đọc bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, sáng tác đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã để lại trong em ấn tượng thật sâu sắc. Đặc biệt là bảy câu thơ đầu đã giới thiệu với chúng ta về những cơ sở hình thành tình đồng chí thật đẹp - Vào đề gián tiếp: Phần mở đầu gồm 3 phần: + Dẫn vào đề bài: Bằng nhiều phương pháp + Đặt vấn đề: Bằng cách lặp lại vấn đề chính của đề luận + Giới hạn vấn đề: Cũng là phần chuyển ý: báo trước công việc sẽ giải quyết ở phần thân bài => Có nhiều phương pháp dẫn nhập vào đề: Nếu nắm vững sẽ tiết kiệm được thời gian, không ngại khi làm tập làm văn và dành nhiều thời gian cho phần thân bài được cụ thể, sâu sắc * Phương pháp giới thiệu vài sự kiện quan trọng về cuộc đời tác giả: Ví dụ: Bằng Việt sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều tai ương: nạn đói 1945, rồi chín năm kháng chiến trường kỳ; ba mẹ tham gia kháng chiến; Bằng Việt được sự cưu mang chăm sóc của bà. Năm 1963, anh mới 22 tuổi đang du học tại Liên Xô. Sống giữa mùa đông băng tuyết với tiện nghi hiện đại: bếp ga, bếp điện, lò sưởi, anh chạnh lòng nghĩ về ngọn lửa ấm áp nơi quê nhà - nhớ về người bà kính yêu. Bài thơ “Bếp lửa” đã phần nào nói được tình 14
  15. cảm của nhà thơ đối với bà của mình và đó cũng là nỗi lòng của những đứa cháu nó chung nhớ thương bà. * Phương pháp giới thiệu quê hương tác giả: Ví dụ: Phân tích các đoạn trích đã học trong: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích “Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều” Hơn hai trăm năm về trước, nơi làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân ấy đã có một thi hào dân tộc ra đời: đó là Nguyễn Du! Người đã đưa văn học chữ Nôm của dân tộc lên đỉnh cao từ cuối thế kỷ XVIII. Mà nhắc tới Nguyễn Du, người ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều mà đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thông qua đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, trích phần đầu của truyện. Đoạn chị em Thuý Kiều Hơn trăm năm về trước, nơi làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân ấy đã có một thi hào dân tộc ra đời: đó là Nguyễn Du! Người đã đưa văn học chữ Nôm của dân tộc lên đỉnh cao từ cuối thế kỷ XVIII. Mà nhắc tới Nguyễn Du, người ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều mà đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mang tính định mệnh. Nghệ thuật ấy được cụ thể hơn qua đoạn trích: “Chị em Thuý Kiều” trích phần đầu của truyện. Đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều Hơn trăm năm về trước, nơi làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân ấy đã có một thi hào dân tộc ra đời: đó là Nguyễn Du! Người đã đưa văn học chữ Nôm của dân tộc lên đỉnh cao từ cuối thế kỷ XVIII. Mà nhắc tới Nguyễn Du, người ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều mà đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện: một tên buôn thịt bán người, qua đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều” trích phần đầu của truyện. Đoạn cảnh ngày xuân Hơn trăm năm về trước, nơi làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân ấy đã có một thi hào dân tộc ra đời: đó là Nguyễn Du! Người đã đưa văn học chữ Nôm của 15
  16. dân tộc lên đỉnh cao từ cuối thế kỷ XVIII. Mà nhắc tới Nguyễn Du, người ta không thể không nhắc đến truyện Kiều mà đặc biệt là nghệ thuật tả thiên nhiên và cảnh lễ hội ngày xuân. Cụ thể qua đoạn trích: “Đoạn cảnh ngày xuân” trích phần đầu của truyện. * Phương pháp giới thiệu hoàn cảnh sáng tác: Ví dụ: Nêu cảm nhận của em về bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm Năm 1971, những năm cuối của đấu tranh chống Mỹ đang diễn ra gay go và quyết liệt nhất là ở vùng tây Thừa Thiên – Huế. Thời kỳ mà đời sống của cán bộ, bộ đội ở chiến khu gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Bộ đội cùng nhân dân vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm ra đời đã phần nào phản ánh được tình yêu thương con gắn liền với tình yêu đất nước của người mẹ Tà-ôi nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. * Phương pháp suy diễn: Mở đầu bằng lĩnh vực lớn lao rông lớn hơn lĩnh vực tác phẩm rồi từ đó mới giới thiệu tác phẩm Ví dụ: Sau khi Kiều Nguyệt Nga được Lục Vân Tiên cứu thoát, nàng đã mời chàng về nhà để tạ ơn. Chàng nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” Em hãy phân tích câu nói ấy. Dẫn vào đề như sau: Nói về “đạo làm người” thực chất là nói đến việc xử lý sao cho tốt nhất mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Một trong những quan hệ ấy là chữ “Ân”. Vậy mà khi Kiều Nguyệt Nga xin đền ơn, Lục Vân Tiên đã nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” * Phương pháp tương đồng: Là cách đề cập đến một vấn đề, một tác phẩm tương tự với đề luận Ví dụ: Sau khi Kiều Nguyệt Nga được Lục Vân Tiên cứu thoát, nàng đã mời chàng về nhà để tạ ơn. Chàng nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Em hãy phân tích câu nói ấy. Dẫn vào đề như sau: Nói đến ân nghĩa trên đời, người xưa có câu rất thấm thía là: “Thi ân mạc niêm, thọ ân mạc vong” (Làm ơn đừng nhớ, nhận ơn không 16
  17. được quên). Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, chàng trai Lục Vân Tiên khi Kiều Nguyệt Nga muốn đề ơn cứu mạng, Vân Tiên đã trả lời thật chân thành: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” * Phương pháp tương phản: Ví dụ: Sau khi Kiều Nguyệt Nga được Lục Vân Tiên cứu thoát, nàng đã mời chàng về nhà để tạ ơn. Chàng nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” Em hãy phân tích câu nói ấy. Dẫn vào đề như sau: Trên đời đã có bao nhiêu người vì lòng nhân ái mà cứu giúp đồng loại, nhưng lại nhận lấy bao tai hoạ bất ngờ. Người ta có những câu thành ngữ: “Làm ơn mắc oán”, hay: “Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Vậy mà lại có người từ chối lời đền ơn đáp nghĩa. Đó là trường hợp Lục Vân Tiên. Sau khi cứu Kiều Nguyệt Nga, chàng đã nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” Trên đây những phương pháp thông thường có thể áp dụng để làm nhập đề, các đoạn văn nhập đề trên chỉ là những ví dụ dễ hiểu để các em dễ vận dụng, để rèn luyện và sáng tạo. 2.3.2.2. Cách dựng đoạn Thân bài a. Đề nghị luận dưới dạng câu tục ngữ, ca dao Người viết phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, câu ca dao ấy a.1. Đoạn giải thích: * Công thức chung Để khuyên nhủ con cháu một điều gì, ông cha ta thường có cách nói ví von, bóng bẩy; thường lấy những sự việc, hình ảnh gần gũi dễ hiểu. Chẳng hạn lấy hình ảnh “A” với nghĩa đen để nói đến hình ảnh “B” có nghĩa bóng. Từ đó khuyên nhủ chúng ta Ví dụ: Giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Để khuyên nhủ con cháu một điều gì, ông cha ta thường có cách nói ví von, bóng bẩy; thường lấy những sự việc, hình ảnh gần gũi dễ hiểu. Chẳng hạn lấy hình ảnh “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” với nghĩa đen: Khi ta ăn một trái ngon 17
  18. quả ngọt, hưởng hương vị ngọt ngào của trái chín, ta không thể không nhớ đến người đã một nắng hai sương, vất vả, vun xới chăm sóc cây trồng cho ta trái ngon, quả ngọt đó. Nhưng quả ở đây không chỉ là trái mà quả còn là thành quả là tất cả những gì ta có hôm nay. Cho nên, chúng ta phải biết ghi nhớ công lao của người đi trước cho ta cuộc sống độc lập tự do và kể cả vật chất và tinh thần. a.2. Đoạn bàn luận về đạo lý Lần lượt trả lời các câu hỏi sau: - Vấn đề nghị luận đó đúng hay sai? - Tư tưởng đạo lý ấy được hiểu như thế nào? - Muốn phát huy truyền thống đạo lý ấy ta phải làm như thế nào? - Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề? - Thái độ và hành động như thế nào cho đúng nhất? - Thái độ của mình đối với những hành vi đi ngược lại với truyền thống đạo lý? Học sinh cứ lần lượt trả lời cách hiểu cảu mình về những câu hỏi trên là các em sẽ có bài tập làm văn cụ thể a.3.Đoạn văn nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống thì phần thân bài lại trình bày theo bố cục sau: - Những biểu hiện của sự việc, hiện tượng - Nguyên nhân gây ra sự việc hiện tượng ấy - Tác hại của sự việc hiện tượng. Cũng có khi có một mặt tích cực nào đó nhưng nếu con người quá lạm dụng mặt tích cực lại gây ra không ít hậu quả. Vậy thực chất của thân bài là tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì các em có thể dùng các công thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý. Ý càng nhiều và càng dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung cho bài văn: + Đối với văn lập luận Giải thích: Gì – Nào – Sao – Do – Nguyên – Hậu Gì: Cái gì?, là gì? Nào: thế nào?, như thế nào? 18
  19. Sao: tại sao?, Vì sao? Do: Do đâu?, bởi đâu? Nguyên: nguyên nhân nào?, nguyên cớ nào? Hậu: hậu quả?, Kết quả? Các em sẽ đưa vấn đề của mình đang giải thích hoặc chứng minh vào khung câu hỏi trên, tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì các em sẽ có hàng loạt ý tưởng để viết bài. + Đối với lập luận Chứng Minh: Mặt – Không – Giai – Thời – Lứa Mặt: các mặt của vấn đề (Vật chất / tinh thần; văn hóa / kinh tế; khó khăn / thuận lợi; ưu điểm / khuyết điểm ) Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị / nông thôn; trong nước / ngoài nước; trong Nam / ngoài Bắc; miền xuôi / miền ngược ) Giai: giai đoạn (vd: giai đoạn trước / giai đoạn sau; giai đoạn trước 1945 / sau 1945 hoặc trước 1975 / sau 1975 ) Thời: thời gian – nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu / mùa đông, mùa mưa / mùa nắng, buổi sáng / buổi chiều ) Lứa: lứa tuổi (người trẻ / người già; thanh niên / thiếu niên ) Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng: Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức: Nào – Sao – Cảm Nào: thế nào? Như thế nào? Sao: Tại sao? Vì sao? Do đâu? Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân? Cứ như vậy các em sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại làm thành thân bài. Với loại bài này, học sinh dựa vào cách trình bày các đoạn văn theo mô hình: Quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích hoặc tổng phân hợp + Diễn dịch hoặc quy nạp: cách này thì cũng khá rõ. 19
  20. Diễn dịch: là từ tổng quát đến chi tiết cụ thể, từ cái chung đến cái riêng. Nhập đề diễn dịch mở đầu bằng một ý tưởng rộng lớn hơn, khái quát hơn ý chính của bài nghị luận. Điều cần lưu ý ở đây là các em phải tránh lối nói dài dòng. Công thức: cho các đoạn văn diễn dịch có 4 câu - Câu 1: Nêu ý khái quát (Câu chủ đề) - 3 câu tiếp theo nêu ra các luận cứ (Lý lẽ, dẫn chứng) làm rõ câu chủ đề - Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn Ví dụ đoạn văn diễn dịch Thạch Sanh có tấm lòng nhân hậu. Chàng luôn giúp đỡ người nghèo, bênh vực kẻ yếu. Người thanh niên ấy còn có tấm lòng bao dung độ lượng, tha thứ cho Lý Thông mặc dù Lý Thông đã từng hãm hại mình. Quy nạp: trái với diễn dịch, quy nạp là đi từ chi tiết đến tổng quát, từ cái riêng đến cái chung. Nhập đề quy nạp mở đầu bằng một sự việc, một chi tiết cụ thể, sinh động hơn vấn đề mà mình đang nghị luận. Làm nhập đề này, các em cần phải cẩn thận để không phạm lỗi nói trước và nói hết ý của thân bài. Công thức: cho đoạn văn quy nạp có 4 câu - Ba câu đầu nêu lên lý lẽ, dẫn chứng cụ thể câu 1 Có liên quan đến đề tài cần nghị luận câu 2 câu 4(chủ đề) - Câu cuối đánh giá lại hay rút ra ý khái quát. Câu 3 - Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn Ví dụ đoạn văn quy nạp Thạch Sanh có tấm lòng bao dung độ lượng tha tội cho Lý Thông mặc dù Lý Thông đã tìm cách hãm hại chàng. Người thanh niên ấy còn luôn giúp đỡ người nghèo, benh vực kẽ yếu. Vì vậy, Thạch Sanh có tấm lòng nhân hậu. 20
  21. Quy trình một bài văn (đoạn văn) TỔNG PHÂN HỢP Bài văn Mở bài Thân bài Kết bài Đoạn văn Mở đoạn Thân đoạn Kết đoạn Diễn dịch Quy nạp b. Nghị luận văn chương - Ở loại văn bản này, tùy thuộc vào nghị luận về nhân vật trong truyện ngắn hay bài thơ. Phân tích theo cách cắt ngang tác phẩm hay bổ dọc tác phẩm để có các cách dựng đoạn cho phù hợp. - Nếu là phân tích nhân vật thì thường dựa vào văn bản hay truyện ngắn xem nhân vật có những đặc điểm nào? Mỗi đặc điểm học sinh dựng một đoạn văn. Thường câu chủ đề đứng ở giữa đoạn văn: Giới thiệu đặc điểm 1 sau đó lấy những biểu hiện để qua việc làm. Suy nghĩ, lời nói cua nhân vật để làm rõ đặc điểm. Hết đặc điểm 1, chuyển sang đặc điểm 2 (phải có câu chuyển tiếp). - Đề bài viết được phong phú, cách trình bày không rập khuôn, những học sinh khá thay đổi cách dựng đoạn (khi dựng đoạn theo cách diễn dịch, khi quy nạp, song hành hoặc Tổng – Phân – Hợp. Cũng có thể dựng đoạn theo: Phép (phân tích, tổng hợp). Đối với học sinh trung bình, yếu các em trình bày diễn dịch cho dễ, rõ ràng từng đặc điểm. - Nếu phân tích hay cảm nhận một cái hay, cái đẹp của bài thơ, đoạn thơ thì thường hay khai thác nghệ thuật để khám phá nội dung. Tức là học sinh phân tích được giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ. Sau đây là những công thức hóa xây dựng các đoạn văn phân tích giá rị biểu cảm của các biện pháp tu từ, giá trị biểu cảm của từ (từ đắt) trong câu thơ, bài thơ; giá trị của từ láy . b.1.Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ + Đặt từ trong câu thơ để xác định ngữ cảnh + Phần giải thích: Xem từ đó là từ đơn hay từ ghép, từ láy Nếu là từ đơn, từ ghép: Có nghĩa đen, nghĩa bóng Nếu là từ láy: Có sắc thái từ về âm hoặc thanh 21
  22. + Giá trị biểu cảm: Tức là có giá trị tạo hình, gợi cảm Tạo hình: Hình ảnh hiện lên trong câu thơ, câu văn Gợi cảm: Tình cảm của tác giả → người đọc Ví dụ: Phân tích giá trị biểu cảm của từ đơn, từ ghép, từ láy Phân tích giá trị biểu cảm của từ “nghiêng” trong câu thơ: “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” (Khúc hát ru – Nguyễn Khoa Điềm) Giải thích: Từ nghiêng trong hình ảnh “nhịp chày nghiêng” là từ đơn, có nghĩa đen là hình ảnh của đứa bé trên lưng mẹ ngả theo từng động tác giã gạo của mẹ → nghĩa bóng: giấc ngủ không bình thường Giá trị biểu cảm: (tạo hình + gợi cảm) tạo nên được hình ảnh cụ thể sôi động về cuộc sống vất vả của phụ nữ, trẻ em nói riêng và của cả nhân dân ta trong thời Đế quốc Mỹ xâm lược, gợi lên tình cảm vừa đau xót cho đồng bào, vừa căm giận bọn cướp nước đã gây nên những cảnh khổ cực đó. Phân tích từ láy: + Láy thanh: Từ tượng thanh bắt chước âm thanh Ví dụ: Phân tích giá trị biểu cảm của từ láy thanh “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Từ “ầm ầm” thuộc từ láy thanh (tượng thanh) bắt chước âm thanh tiếng sóng vỗ vào bờ mạnh mẽ, liên tiếp đã tạo được hình ảnh về phong cảnh trước lầu Ngưng Bích: cảnh bờ biển sóng vỗ quanh năm, nhưng “tiếng sóng bao quanh ghế ngồi” của Kiều lại gợi cho nàng một tình cảm lo sợ về những cạm bẫy đang đe dọa đời nàng và hình ảnh này xũng gây xúc động cho người đọc. + Láy từ: Từ tượng hình có tác dụng nhấn mạnh làm tăng giá trị từ gốc. Ví dụ: Phân tích giá trị biểu cảm của từ láy nghĩa “Lom khom dưới núi tiều vài chú” (Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan) Từ “Lom khom” thuộc từ láy nghĩa (từ tượng hình) làm tăng giá trị của từ gốc “khom”. Tạo hình ảnh sinh động về vài chú tiều dưới núi, đang lúi húi nhặt 22
  23. củi. Gợi cho nhà thơ một nỗi buồn man mác. Vì giữa cảnh chiều tà, nơi núi rừng hoang vắng, từ trên cao trông xuống thấy người mà không thể trò chuyện mà cũng chẳng rõ mặt nhau. + Láy âm: Là tượng hình nhưng làm tăng giá trị bằng điệp vần phụ âm đầu. Ví dụ: Phân tích giá trị biểu cảm của từ láy âm: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy” (Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu) Từ “ lơ xơ” là từ tượng hình làm tăng giá trị của từ tượng âm “ơ” tạo nên hình ảnh rõ nét vẽ lũ trẻ đang hớt hơ, hớt hải chạy không có định hướng: Lũ trẻ phải bỏ nhà, bỏ cửa, mất cha mất mẹ bơ vơ nơi đầu đường xó chợ. Từ đó gây ấn tượng làm lay động lòng người và cũng phần nào thể hiện sự chia sẻ, cảm thông của tác giả. b.2.Phân tích điểm sáng nghệ thuật của từ: Người viết cần lưu ý: dùng biện pháp so sánh, bằng cách liên tưởng với những từ đồng nghĩa để làm nỗi bật sắc thái ý nghĩa của từ. Ví Dụ: SỰ LIÊN TƯỞNG TỪ SẮC THÁI Ý NGHĨA VÍ DỤ X Trong lời mời đối với Cháu mời ông bà Từ cần phân tích ơi người bề trên xơi cơm ạ! Ă Bình thường ( động tác Con ăn cơm đi. n đưa thức ăn vào miệng ) Nhóm từ C tương đồng Thân mật Cậu cứ chén đi. hén Cách phân tích: Tại sao người nói không dùng từ “ăn” hoặc từ “chén” mà lại dùng từ “xơi” để mời cao niên? Vì từ “ăn” chỉ diễn tả một lời mời thân mật giữa bạn bè ngang hàng. Vì thế chỉ có thể dùng từ “xơi” để diễn tả lời mời trang trọng đối với các bậc bề trên. Ví dụ: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” (Truyện kiều – Nguyễn Du) 23
  24. - Tưởng: nghĩ đến điều một cách cụ thể với tình cảm ít nhiều tha thiết (muốn gặp, thấy người đang ở cách xa). - Nhớ: nghĩ đến với tình cảm tha thiết muốn được gặp, được thấy người thân đang ở cách xa. (Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ). - Mơ: tưởng tượng và mong ước những điều tốt đẹp (Nó đang mơ tới ngày mai). Cách phân tích: Tại sao nhà thơ không dùng từ “mơ” hoặc từ “nhớ” mà lại dung từ “tưởng” để diển ta tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích? Vì từ “mơ” là nhấn mạnh vào sự tưởng tượng và mong ước những điều tốt đẹp trong khi đó thì Kiều đang đối đầu với thực tế phũ phàng với tấn trò ô nhục, với Mã Giám Sinh, Tú bà. Còn từ “nhớ” thì lại nhấn mạnh đến tình cảm tha thiết muốn được găp, được thấy người yêu đang ở xa cách trong khi Kiều đang trao thân cho người khác còn mặt mũi nào mà mơ ước gặp lại người yêu. Như vậy, chỉ có là “tưởng” là thích hợp sử dụng hơn cả vì Thuý Kiều nghĩ đến nhiều món nợ ân tình mà giờ đây mình đã phản bội trong khi đó Kim Trọng không hề hay biết gì, còn nàng thì nghĩ những kỷ niệm đã qua rồi. b.3. Khi phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ về từ. * So sánh (tu từ) Khi nói và viết, người ta thương lấy sự vật này đem so sánh vơi sự vật khác, cốt làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn, sáng rõ hơn, có hình ảnh và gây cảm xúc nhiều hơn. Câu so sánh lúc nào cũng có dụng ý nghệ thuật và có 2 vế: vế được so sánh và vế so sánh. Giữa hai vế thường có từ so sánh: tựa, như, giống như, bằng. Ví dụ: Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao: Trên trời mây trắng như bông - Khi phân tích, chúng ta viết như sau: tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh đem sự vật “A” so sánh với sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể hơn, sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc. 24
  25. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Phân tích giá trị biểu cảm (tạo hình + gợi cảm): cách sử dụng nghệ thuật so sánh của nhà thơ Huy Cận khá độc đáo vì tác giả đem hình ảnh “Mặt trời xuống biển” so sánh với hình ảnh “hòn lửa” để tạo nên phong cảnh buổi chiều trên biển thật sinh động, thật cụ thể. Đó là buổi hoàng hôn rực rỡ, từ đó gợi cho nhà thơ và cả người đọc một cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của biển, của thiên nhiên Việt Nam. * Ẩn dụ Người ta còn gọi là so sánh ngầm hay ví ngầm: Khi viết văn để cho sự biểu hiện sâu sắc, kín đáo, người ta thường dùng những từ hay ngữ từ mà nghĩa đen được chuyển sang nghĩa bóng nhờ vào sự so sánh ngầm. - Khi phân tích chúng ta thường viết như sau: Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ thật độc đáo! Vì qua hình ảnh “A” với nghĩa đen, nhà thơ đã giúp người đọc hình dung ra hình ảnh khác thật sâu sắc, kín đáo, đó là hình ảnh với nghĩa bóng. Từ đó gợi cảm xúc cho người đọc. Ví dụ: Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ của câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ (Viếng lăng bác – Viễn Phương) Hình ảnh “mặt trời trong lăng” được sử dụng là biện pháp tu từ ẩn dụ (hay ví ngầm). + Nghĩa đen: mặt trời là vần thái dương + Nghĩa bóng: hình ảnh của Bác Hồ Phân tích giá trị biểu cảm (tạo hình + gợi cảm): cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ rất độc đáo. Qua hình ảnh “mặt trời” vầng thái dương tác giả đã tạo nên hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đọc suy nghĩ và hình dung ra hình ảnh của Bác Hồ một con người rực rỡ, ấm áp như mặt trời đã soi sáng dẫn dắt dân tộc ta suột năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trước đây, và sẽ tiếp tục chiếu soi cho dân ta trên con đường tiến lên Chủ nghĩa 25
  26. xã hội. Từ đó đã tạo cho nhà thơ và cả người đọc một tình cảm vừa yêu mến, vừa khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta. * Nhân hóa Khi miêu tả, trần thuật để cho sự vật thêm sinh động người ta gán cho nó những suy nghĩ, hành động, tình cảm như con người. Đó là phương pháp nhân hóa. Khi phân tích chúng ta thường hay viết: Cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật độc đáo vì tác giả đã gán hành động (tình cảm) của con người cho sự vật để tả sinh động hình ảnh từ đó gới cảm xúc. Ví dụ: Sóng đã cài then, đêm sập cửa (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Phân tích giá trị biểu cảm (tạo hình + gợi cảm): Câu thơ đã sữ dụng biện pháp nhân hóa khá độc đáo vì tác giả đã gán hành động “cài then” của con người cho sóng và gán hành động “sập cửa” của con người cho đêm để miêu tả thật sinh động hình ảnh về cảnh đêm tối bắt đầu lan dần trên mặt biển, từ đó gợi một cảm giác thoải mái nghĩ ngợi khi con người và vũ trụ đi vào trạng thái yên tĩnh lúc ban đêm. 2.3.2.3. Cách dựng đoạn kết bài a. Đối với dạng nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý, một sự việc, hiện tượng xã hội Công thức: Tóm – Rút – Phấn Để thực hiện phần này: Tóm: tóm tắt lại vấn đề Rút: rút ra kết luận gì? Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân? Ví dụ: Đề bài: Hiện nay, con người đang đứng trước một thảm họa lớn – Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng đó. Các em có thể làm kết bài sau: 26
  27. “Tóm lại trong thời gian gần đây, con người đang phải trực tiếp đón nhận những trừng phạt của thiên nhiên do tình trạng ô nhiễm môi trường sống”.(TÓM) Mối quan hệ vốn khăng khít, hữu cơ giữa con người với thiên nhiên đã trở nên tồi tệ tới mức phải báo động. (RÚT) Và nhiệm vụ của tất cả các Quốc gia, tất cả mọi người trên hành tinh này là phải chặn đứng và đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường, sao cho ngôi nhà chung được an toàn,xanh, sạch, đẹp.(PHẤN)” b. Đối với nghị luận văn chương: Một bài phân tích tác phẩm cũng thường gồm ba phần như các bài nghị luận khác: a. Khẳng định giá trị vấn đề b. Mở rộng nâng cao vấn đề c. Phát biểu cảm nghĩ (Nếu đề có yêu cầu phát biểu cảm nghĩ thì phần này phải làm ở thân bài) Nhưng cần cụ thể như sau: a. Khẳng định giá trị của tác phẩm, tác giả trong hoàn cảnh sáng tác, (Nếu là đoạn trích thì khẳng định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm). Khẳng định vị trí của tác phẩm trong nền văn học nước nhà. b. Đề cập đến một vấn đề lớn hơn, có liên quan đến chủ đề của tác phẩm, đặt tác phẩm vào một dòng văn học hay, một giai đoạn văn học. Cho biết phần nào, ý nào, nhân vật nào gây xúc động nhất ? Thái độ sống nên có ? Ví dụ: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận Nhớ thuở đất nước đắm chìm trong nô lệ Huy Cận đã viết: Một chiếc linh hồn nhỏ Mang theo thiên cổ sầu Nhưng đến “Đoàn thuyền đánh cá” ta không còn thấy một nét sầu (thiên cổ) nào vướng vất nữa. Đoàn thuyền đánh cá hiện ra trước mắt ta bay giờ là một bài thơ lấp lánh ánh trăng đêm, ánh mai hồng, một bản nhạc bổng trầm với âm điệu nhẹ nhàng 27
  28. thanh thoát, một bức tranh sơn mài lấp lóa ánh xà cừ, nỗi bật hình ảnh oai hùng của những con người đi biển. Những điều đó đã được phản ánh bằng một cây bút lãng mạn, tài hoa, rung động đặt trước biển trời tự do, hòa bình và trước viễn cảnh tươi đẹp của thời kỳ xây dựng kinh tế. 28
  29. PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1. Kết quả Trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn luyện cách làm văn nghị luận, tôi thấy kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt. Ban đầu các em rất lúng túng không biết viết như thế nào, nhưng nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình cặn kẽ của tôi trong từng tiết dạy phân môn tập làm văn, các em đã nắm được cách làm bài. Kết quả cho thấy học sinh trung bình, yếu kém đã làm được bài, tuy bài viết chưa hay nhưng đã đúng đặc trưng của từng thể loại. Các em không còn ngại học, sợ học khi tới tiết làm bài viết hoặc luyện nói nữa. Giúp các em học sinh viết được bài văn nghị luận là một việc làm không dễ. Tuy nhiên, nếu giáo viên chịu khó rèn luyện kỹ năng viết cho các em, giúp cho các em nắm được một số điều cơ bản về cách lập luận theo những nội dung tôi đã trình bày trên đây thì các em sẽ tránh được sự lo ngại và lúng túng khi viết bài. Trong nhiều năm dạy, tôi đã thấy học sinh tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ viết bài của học sinh được thể hiện bình quân hằng năm các lớp như sau: - Năm học 2007 – 2008: tỷ lệ 78,2% trên trung bình - Năm học 2008 - 2009: tỷ lệ 82,5% trên trung bình - Năm học 2009 – 2010: tỷ lệ 85,7% trên trung bình Qua đó, tôi nhận thấy qua 3 năm học, mức độ học sinh viết bài nghị luận đạt 5 điểm trở lên đã tăng lên rõ rệt. Đây là đề tài tôi đã áp dụng đem lại hiệu quả thiết thực cho học sinh trong việc làm văn nghị luận nên được anh em đồng nghiệp trong nhóm, tổ chuyên môn đồng tình, ủng hộ và cùng vận dụng cho học sinh. 3.2. Bài học kinh nghiệm: Khi dạy theo cách dạy trên, tôi cùng các đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn thấy rõ chất lượng nâng cao hơn. Vị trí của người thầy thực sự được xem là người điều khiển, người hướng dẫn học sinh hoạt đông. Với các tiết này. 29