SKKN Giáo dục đạo đức học sinh THCS qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công dân - Trần Thị Phương Dung
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức học sinh THCS qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công dân - Trần Thị Phương Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_thcs_qua_nhung_cau_chuyen_ke.doc
Nội dung text: SKKN Giáo dục đạo đức học sinh THCS qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công dân - Trần Thị Phương Dung
- Mẫu số 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HẢI CHÂU TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ SÁNG KIẾN Đề tài: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS QUA NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN. Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Giáo dục Công dân Họ và tên người thực hiện : Trần Thị Phương Dung Chức vụ : Giáo viên Sinh hoạt tổ chuyên môn : Ngữ Văn Hải Châu, tháng 1 năm 2016 (Phiếu nhận xét dành cho các trường trực thuộc Phòng GD&ĐT) Mẫu số 2 Hải Châu, tháng năm .
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Tên đề tài : Giáo dục đạo đức học sinh THCS qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD. Mã số: Tác giả : Trần Thị Phương Dung Chức vụ : Giáo viên Bộ phận công tác : Tổ Ngữ Văn TỔ CHUYÊN MÔN HỘI ĐỒNG SK TRƯỜNG Nhận xét: Nhận xét: Xếp loại: Xếp loại: Ngày tháng năm . Ngày tháng năm . Hiệu trưởng Tổ trưởng PHÒNG GD&ĐT QUẬN HẢI CHÂU Nhận xét: Xếp loại: Ngày tháng năm Trưởng phòng 2
- PHẦN I- PHẦN MỞ ĐÂÙ Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của mình, Người đều nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa là những người có đạo đức và tri thức, là những người vừa “hồng” vừa “chuyên” và hơn hết trước lúc đi xa Bác Hồ có để lại cho toàn Đảng, toàn dân một bản di chúc vô cùng quý báu, trong đó Bác ân cần dạy bảo và quan tâm đến thế hệ trẻ. Bác dạy rằng: “Đoàn viên, thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn có chí tiến thủ, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo cho họ thành những con người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và rất cần thiết”. Thực hiện lời dạy của Bác và để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ngoài việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học, xã hội, lịch sử trên lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử, trong đó trau dồi rèn luyện đạo đức là vấn đề hàng đầu, vì đạo đức là nền tảng của gia đình, nền tảng của xã hội và hình mẫu cho các em học sinh học tập chính là tấm gương sáng ngời về đạo đức - nhân cách - lối sống của Bác Hồ kính yêu - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua những câu chuyện kể có thật về cuộc đời, sự nghiệp về nhân cách đạo đức của Bác là một hoạt động chính trị trong nhà trường THCS góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có lý tưởng, có ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít giới trẻ (trong đó phần đông là học sinh trong độ tuổi THCS) đang có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng thì việc đưa chuyên đề kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD đến với học sinh 3
- trong nhà trường là việc làm hết sức cần thiết, đó chính là giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường THCS. Vì lí do đó, tôi chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức học sinh THCS qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD” 4
- PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI 1. Thực trạng việc giảng dạy bôn môn GDCD ở nhà trường hiện nay: Như chúng ta đã biết mục tiêu của Giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển. Trước hết phải kể đến đó chính là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý đến rèn tài mà nhân cách chưa rèn đạo đức. Thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết/tuần). Sách giáo khoa hiện nay nội dung phong phú, hợp với lứa tuổi học sinh theo từng cấp học nhưng nếu giáo viên thiếu sự đầu tư thì giờ học sẽ nhàm chán, học sinh không thích học bộ môn này. Giáo viên giảng dạy bộ môn này thường kiêm nghiệm hai phân môn như Văn- Giáo dục công dân; tiếng Anh - Giáo dục công dân Chính vì vậy mà thời gian dành cho bộ môn này chưa đủ dẫn đến bài giảng khô khan,đơn điệu, qua loa. 2. Đối tượng học sinh - Học sinh trường Trung học Cơ sở Nguyễn Huệ đa số các em đều ngoan và đã chú trọng việc học tập của mình.Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa chủ động, tự giác học tập vẫn còn phải nhắc nhở và cũng có một số ít học sinh vẫn còn chưa ngoan về mặt đạo đức. Hơn nữa, lứa tuổi học sinh THCS các em học sinh có sự biến đổi tâm lý rất lớn vì vậy giáo viên rất khó giáo dục. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức học sinh qua những câu chuyện kể về về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn GDCD là điều rất thiết thực vì giúp học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức để từ đó rút ra được những bài học quý giá và thiết thực cho bản thân và học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong môn học này. 5
- B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUYỆN KỂ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1.1. Một số vấn đề về chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 1.1.1. Khái niệm về chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một dạng của phương pháp thuyết trình, trong đó giáo viên dùng lời nói diễn cảm kết hợp với các phương tiện khác (điệu bộ, cử chỉ, đồ dung dạy học ) để thuật lại nội dung một câu chuyện có thật về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm giúp học sinh tiếp thu tri thức bài học. Thông qua câu chuyện, giáo viên có thể gợi mở vấn đề cho học sinh, làm sáng tỏ nội dung tri thức của bài học và từ câu chuyện đó, học sinh có thể rút ra được những bài học cho bản thân mình về tấm gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh. 1.1.2. Mục đích của truyện kể Thông qua câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mang tính giáo dục cao, học sinh sẽ giải quyết những vấn đề đã phát hiện được trong câu chuyện để tìm ra được phẩm chất đạo đức liên quan trực tiếp đến bài học. Cũng từ đó học sinh được bộc lộ suy nghĩ thái độ riêng của mình để hiểu sâu sắc hơn điều cần học. Học sinh cũng có thể so sánh, đối chiếu thái độ, hành vi của mình với nội dung bài học để củng cố những mặt tốt, kịp thời sửa chữa sai lầm. 1.2. Một số vấn đề trong việc sử dụng chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công dân. 1.2.1. Ý nghĩa thiết thực của việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công dân Môn giáo dục công dân là một môn học có tính đặc thù vì sự kết hợp của nhiều tri thức từ các môn như: Triết học, pháp luật, đạo đức nên khi học sinh học rất khó tiếp nhận kiến thức. Việc sử dụng chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giúp học sinh học tập bằng dẫn chứng thực tiễn để các em tiếp thu bài có hiệu quả hơn và giảm bớt được sự khô khan của môn học. Thông qua chuyện kể giáo viên dễ dàng giáo dục cho các em có những nhận thức và bài học phù hợp vì tính thực tiễn của câu truyện rất cao. Câu 6
- chuyện chính là phương pháp nêu gương thiết thực nhất sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lí nhất. Bài học rút ra từ câu chuyện sẽ tác động thực tiễn đến suy nghĩ của học sinh và có ý nghĩa giáo dục thiết thực. Vận dụng tốt việc kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục đạo đức cho học sinh trong môn GDCD là giáo viên đã sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học, giúp học sinh nắm vững kiến thức và đúc rút ra được những bài học thiết thực nhất về đạo đức. 1.2.2. Một số yêu cầu sư phạm của việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công dân - Người giáo viên cần có sự mẫu mực trong tác phong và lối sống đạo đức, thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, lối ứng xử thân tình, gần gũi. - Lời kể chuyện cần có sự chính xác, rõ ràng và đạt tới sự biểu cảm cao (kết hợp sắc thái tình cảm, cử chỉ với ngữ điệu của lời nói, ) - Tốc độ và cường độ của lời chuyện kể phải phù hợp với đặc điểm tri thức của bài học và của đối tượng nhận thức. - Kết hợp với các phương pháp dạy học khác một cách linh hoạt và khai thác sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học. 7
- C. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Chuẩn bị * Giáo viên: - Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện nội dung giáo dục đạo đức có nội dung liên quan với bài học. - Phô tô, chiếu video, in nguyên văn câu chuyện hoặc tóm tắt lại câu chuyện cho ngắn gọn, dể hiểu, dễ đưa vào bài học. - Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” sau câu chuyện giúp học sinh làm căn cứ trả lời. * Học sinh: - Tìm hiểu nội dung bài học trước khi đến lớp để dễ dàng tiếp nhận kiến thức, nội dung quy định của pháp luật. 2. Quy trình thực hiện - Học sinh đọc ( hoặc xem, hoặc nghe) về câu chuyện có nội dung về giáo dục đạo đức. - Suy nghĩ về câu chuyện (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác). - Thảo luận về những vấn đề chính và bài học rút ra trong câu chuyện đạo đức theo các câu hỏi hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh đã thảo luận hoặc tự tìm hiểu về nội dung câu chuyện. Giáo viên tổng kết các nội dung chính xác nhất giúp học sinh nắm vững bài học. 3. Một số ví dụ minh họa Hầu hết các bài có nội dung về phẩm chất đạo đức trong chương trình Giáo dục công dân bậc THCS đều có thể vận dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy. Sau đây tôi chỉ đưa ra một số ví dụ minh họa về các câu chuyện kê tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tiêu biểu, có hiệu quả khi vận dụng phương pháp này, chẳng hạn: 3.1. Trong chương trình GDCD 6 * Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể- GV có thể sử dụng câu chuyện : “Ra sức rèn luyện thân thể”. 8
- Không bao giờ tôi quên buổi sáng đầu tiên, được cùng tập thể dục với Bác Hồ. Hồi ấy, sau Cách mạng tháng Tám, tôi được cấp trên giao nhiệm vụ bảo vệ Bác. Lúc đó, Bác Hồ ở và làm việc tại Bắc bộ phủ (bây giờ là nhà số 12 phố Ngô Quyền). Buổi sáng đó tôi đang ngủ, chợt nghe có tiếng gọi: "chú dậy tập thể dục". Tôi vùng dậy, xếp chăn màn xong, bước ra sân, thấy Bác đang chăm chú tập thể dục, động tác rất mềm mại. Tôi bàng hoàng vì cảm động. Tôi nghĩ Bác đã gần 60 tuổi mà còn chăm chỉ tập luyện như vậy, chẳng lẽ mình là thanh niên mà lại ngủ quên để Bác phải gọi dậy tập! Từ đó, sáng nào tôi cũng để đồng hồ báo thức, dậy sớm trước 15 phút để cùng Bác rèn luyện. Suốt bốn mùa dù trời mưa hay trời rét, sáng nào cũng vậy, Bác thức dậy từ lúc 5 giờ, tập thể dục xong, đi đánh răng rửa mặt, ăn sáng rồi đi làm việc. Có lần Bác đi công tác về rất khuya, sáng ra, chúng tôi giữ rất yên tĩnh để Bác ngủ, nhưng đến 5 giờ Bác đã dậy cùng tập với chúng tôi như thường lệ. Hồi này, Bác phải làm việc rất căng thẳng. Tối tối, Bác phải thay đổi chỗ ngủ để giữ bí mật. Hàng ngày ăn uống lại thiếu thốn, vì Bác không thích bất cứ một sự ưu tiên nào giành riêng cho mình. Bác ăn ở bếp tập thể cùng anh em chúng tôi. Thế nhưng Bác vẫn tập đều đặn. Nhiều khi Bác tập cả tối. Trên gác thượng Bắc bộ phủ, trời đã khuya, với phong thái trầm tĩnh, ung dung, Bác đi bài "Bát bộ liên hoa quyền" mềm mại, uyển chuyển nhưng mạnh mẽ. Trong kháng chiến, khi họp Hội đồng Chính phủ, Bác mời tất cả các vị Bộ trưởng cùng tập thể dục buổi sáng, hoặc tập quyền. Buổi tối Bác lại mời các vị cùng sinh hoạt văn nghệ. Thật là vui và đầm ấm. Ở Việt Bắc, mỗi lần thay đổi địa điểm, trong hoàn cảnh nào chúng tôi cũng chọn cho được nơi làm sân bóng chuyền và gần suối. Bác Hồ rất thích tập bơi và đánh bóng chuyền. Chiều chiều sau giờ làm việc, Bác cháu chúng tôi lại đi tăng gia sản xuất hoặc đánh bóng chuyền, Bác chơi bóng rất hoạt bát, nên hôm nào có Bác thì cả sân bóng sôi nổi, vui hẳn lên. Bác rất thích bơi, Bác thường bơi kiểu nghiêng người, sải tay, đập chân. Đi công tác qua những suối lớn không lội được, chúng tôi chuẩn bị mảng để cho Bác qua, Bác không chịu đi mảng, Bác cởi quần áo ngoài để lên mảng và bơi qua sông, qua suối. Chúng tôi cũng bơi 9
- theo Bác. Thế là tự nhiên giữa rừng vắng có một cuộc vượt sông rất thú vị. Những lần như vậy, chúng tôi thấy Bác rất hài lòng. Sau này vẫn thế, Bác luôn tạo mọi điều kiện để tập luyện và nhắc nhở mọi người cần tập luyện nâng cao sức khỏe để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân được nhiều hơn. Trên bàn làm việc của Bác bao giờ cũng có hai hòn đá cuội nằm vừa gọn trong tay. Khi đọc sách, Bác thường bóp hòn đá đó để luyện gân tay. Ngoài 70 tuổi, râu tóc bạc phơ nhưng da dẻ Bác rất hồng hào và phong thái vẫn hoạt bát. Bác thích đi bộ và khi có hoàn cảnh lại tập leo núi. Bác đi rất nhanh, nhiều khi chúng tôi cứ phải vừa đi vừa chạy mới theo kịp. Có lần Bác đi Tam Đảo. Buổi trưa mặt trời đứng bóng, Bác gọi chúng tôi đi leo núi và lội suối, chúng tôi báo cáo: "Thưa Bác, đề nghị Bác nghỉ trưa một lúc ạ". Bác bảo: "Cứ đi luôn, rồi về nghỉ một thể". Thế là Bác lên đường ngay. Chúng tôi bàn nhau chọn đường tương đối bằng phẳng, dễ đi để Bác đỡ mệt. Đồng chí X, đi đầu, khi tới cửa rừng, thấy đường đi khó, đồng chí liền rẽ sang lối khác. Bác hỏi ngay: "Chú có biết đường không?” Đồng chí X hơi ngập ngừng: “Thưa Bác, cháu biết đường này lên núi tốt " Bác gạt đi: "Đi núi mà chú dẫn đi đường trống trải thế, không phải là đi núi nữa". Bác bước lên trước, tự rẽ vào rừng, đến chỗ khó đi, Bác cởi dép, mặc quần ngắn, đi cho đỡ vướng. Đường dốc, lại có nhiều chỗ đá lởm chởm, có chỗ trơn nhẫy, chúng tôi bước cứ đi trượt luôn. Chúng tôi đề nghị Bác nghỉ chân nhưng Bác không đồng ý và cứ tiếp tục theo hướng đã định. Một lần khác, Bác muốn đi qua một con đường rừng mới. Đường này rất khó đi. Chúng tôi báo cáo tình hình với Bác. Nghe xong, Bác tươi cười nói "Tưởng khó khăn gì chứ những khó khăn mà các chú nói thì không có gì khó khăn cả. Bác cháu ta cần đi để tập luyện lại như hồi kháng chiến". Trời đã trưa, nắng hè như đổ lửa, mồ hôi đầm lưng. Đường ghềnh khó đi, bên đường có cao và rậm cứa vào người, vừa ngứa vừa xót, rất khó chịu. Chúng tôi muốn đề nghị Bác ngồi nghỉ một lúc nhưng Bác lại chỉ ngọn đồi trước mặt và hỏi: "Đường lên dốc kia có đi được không?" Chúng tôi đáp: "Thưa Bác, chúng cháu thấy đường rậm cỏ nhiều chắc không đi được ạ! Bác bảo đồng chí X.: "Chú lên xem thế nào rồi về đây báo cáo". 10
- Đồng chí X nhanh nhẹn trèo lên dốc, Bác cũng dẫn chúng tôi đi luôn. Cái dốc khá cao và khó đi. Khi đồng chí X. đến đỉnh đồi thì Bác cũng đã lên được quá nửa đồi. Dưới ánh nắng, da Bác càng hồng hào thêm. Đôi chân Bác quả là đôi chân vạn dặm của người chiến sĩ gang thép. Nhớ lại năm 1958, Bác Hồ dẫn đầu đoàn đại biểu chính phủ ta sang thăm Ấn Độ. Bác đi thăm tháp Cutatnina, một di tích lịch sử nổi tiếng, cao hàng trăm bậc. Nhiều người cùng đi với Bác đều đứng dưới, có lẽ vì ngại tháp cao. Còn Bác Hồ thì ung dung bước thẳng một mạch lên tới đỉnh tháp rồi quay lại tươi cười vẫy tay chào mọi người. Mọi người đều thầm kính phục trước sự kiên trì rèn luyện của Bác. Chúng tôi biết Bác còn dư sức để leo một cái tháp cao hơn nữa. Những năm sau, Bác Hồ tuổi càng cao, sức yếu dần đi. Nhưng sáng sáng Bác vẫn tập đều. Bác rất chú ý tập đi bộ. Có khi chân bị tê thấp, rất yếu, Bác vẫn tập đi từng bước, từng bước, hoặc ngồi tĩnh tạo luyện khí công. Có lần Bác đang tập đi, chợt nghĩ việc gì, Bác bảo tôi đi mời Thủ tướng. Tôi băn khoăn không dám để Bác đi một mình. Biết ý, Bác nói: "Chú cứ đi, Bác sẽ ngồi nghỉ ở ghế một lúc". Khi tôi quay lại, thấy Bác ngồi trên ghế chăm chú luyện tập khí công. Thật vô cùng xúc động. Vì Tổ quốc vì nhân dân, vì đồng bào miền Nam mà Bác Hồ luôn luôn cố gắng tập luyện để quyết thắng bệnh tật. Bác gương mẫu tập luyện và luôn luôn chú ý động viên, chỉ bảo mọi người tập luyện. Buổi sáng, Bác tập đều đặn đúng giờ, mọi người xung quanh đều nói theo gương Bác hăng say tập luyện. Dần dần thành thói quen, hễ cứ 5 giờ sáng là chúng tôi tỉnh ngủ. Việc tập luyện đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của cơ thể. Nhiều lần anh em trong đơn vị bảo vệ, tập quyền. Thấy ai tập chưa đúng, Bác đều uốn nắn lại, Bác nói: "Đưa tay phải thế này mới vận động được gân cốt. Mắt phải nhìn vào địch thì mới có khí thế " và Bác làm động tác mẫu cho anh em theo. Bác xem chúng tôi tập nhẩy cao. Thấy có người ít tập nên không nhẩy được, lại kêu đau bắp chân, Bác bày cho chúng tôi trông một hàng cây dâm bụt rộng độ 40 phân chặn ngang lối đi. Mỗi khi ai qua đó phải nhẩy qua mà đi. Cành dâm bụt lớn dần, hàng ngày nâng mức nhảy anh em chúng tôi cao lên. Đây là cách 11
- rèn luyện rất khoa học. Tuy Bác không nói ra nhưng chúng tôi cũng được một bài học là phải rèn luyện thường xuyên, rèn luyện từ thấp đến cao thì sẽ có kết quả. Đối với chiến sĩ gái, Bác đặc biệt chú ý, Bác nói: "Các cháu gái có quyết tâm rèn luyện thì cũng giỏi võ, giỏi bắn cung như các cháu trai. Năm 1963, đến thăm một đơn vị bảo vệ. Bác gọi tất cả chị em lên ngồi, hàng ghế đầu, thấy chị em đều khỏe mạnh, hoạt bát vui vẻ, Bác nói: "Các cháu gái phải năng tập luyện để có sức khỏe để sản xuất tốt, công tác tốt". Bác còn kể cả hôm đi công tác, Bác thấy một cô công an khỏe mạnh, rắn rỏi, quần áo gọn gàng, đứng trên bục đang chỉ cho mọi người, cho xe cộ đi lối này, đi lối kia, một cách dứt khoát mạnh bạo và đẹp. Như vậy là tốt. Ngày nay chúng tôi càng ra sức rèn luyện thân thể, theo tấm gương của Người và nguyện làm đúng lời kêu gọi của Người: "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước". * Bài 3: Tiết kiệm- GV có thể sử dụng câu chuyện : “Bác Hồ với thời gian”. Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là đặc điểm của lối ứng xử phương Đông. Tuy nhiên, qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, ta có thể thấy rõ điều mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là cái thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. Ở một mức độ khác, thấp hơn, nhận xét từ những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ. Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại Lễ tốt nghiệp khoá V, Trường Huấn luyện Cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”. 12
- Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo: Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động. Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi: Chú đến chậm mấy phút? Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ! Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây. Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy Bác thường không để bất cứ ai phải đợi mình. Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng trời đột ngột chuyển mưa, mây đen ùn ùn kéo tới. Rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời kéo dài hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa tiếc rẻ: Mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá. Giữa lúc trời đang mưa như trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo, át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ: Bác đến rồi anh em ơi! Bác đến rồi! Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người. Về sau, anh em được biết: Giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc cùng Bác đề nghị Bác cho báo hoãn chuyến thăm đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác , nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!” 13
- Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Ủy ban Hành chính Thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn thể đi để Bác khỏi phải chờ lâu, thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc Tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu. Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của Ban Tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc Tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”. * Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên- GV có thể sử dụng câu chuyện : “Bác Hồ với môi trường”. Đồng chí Vũ Kỳ , người có vinh dự được phục vụ Bác trong hơn 20 năm (từ 1945 đến 1969) kể lại rằng lúc sinh thời đã có lần Bác nói đến mong muốn tạo một nền nếp về trồng cây trong nhân dân khắp cả nước mỗi khi Tết đến, Xuân về thay dần tập quán ăn uống nặng nề và tốn kém như hiện nay. Có lẽ xuất phát từ mong muốn đó mà Bác đã khởi xướng ra Tết trồng cây và Bác đã chủ động tham gia trồng cây khi có điều kiện. Đi nghỉ hoặc đi thăm nước ngoài một trong những lĩnh vực được Bác quan tâm là môi trường sinh thái ở nước bạn; trong đó tiêu biểu là chuyến Bác đi nghỉ ở Liên Xô (cũ) mùa hè năm 1959. Bác đã dành thời gian tìm hiểu mô hình kiến trúc đô thị từ xây dựng các đường phố rộng, sạch, đẹp đến tạo môi trường xanh mát với nhiều loại, nhiều lớp cây xanh. Bác tìm hiểu rất kỹ lợi ích, cách tổ chức trồng và chăm sóc cây và rừng trong thành phố, bảo đảm yêu cầu về môi trường sinh thái và đời sống xã hội. Khi về nước Bác đã gặp các đồng chí lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp lúc đó nói lại những điều tai nghe mắt thấy và nhắc nên tổ chức đi tham quan, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của bạn. 14
- Ngày 10/1/1969 mặc dù bận nhiều việc lớn, nhưng Bác vẫn tranh thủ gặp đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp để trao đổi về nội dung bài báo “Tết trồng cây” Bác vừa dự thảo để đăng báo Nhân dân vào đầu tháng 2. Buổi gặp không chỉ dừng lại ở bài báo, mà còn đề cập đến những nội dung rộng lớn hơn về trồng cây, trồng rừng và giữ rừng của nước ta lúc bấy giờ. Nội dung này đã làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động lâm nghiệp của những năm từ thập kỷ 70 trở đi. Không phải ngẫu nhiên mà Tết Kỷ Dậu năm 1969 Bác lại đến xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây - một địa phương có phong trào khá về trồng cây theo lời kêu gọi của Bác và trên đồi Đồng Vàng với một rừng cây bạch đàn được nhân dân trồng từ Tết trồng cây đầu tiên Bác đã trồng một cây đa lưu niệm. Đây là cây đa cuối cùng Bác trồng vào dịp Tết trồng cây hàng năm. Ở trong nuớc và cả ở nước ngoài (nếu có điều kiện) Bác đều trồng cây đa vì theo Bác thời gian rụng lá của cây đa ngắn, nảy lộc nhanh, cành xum xuê và rễ lại bám rất chắc vào đất nên gió bão ít bị đổ. Vì vậy, những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, ở huyện Đông Anh (ngoại thành Hà Nội ) ở đồi Vật Lại và cả các cây khác Bác trồng ở một số nước; trong đó có 4 cây đại ở công viên Găng Đi (Ấn Độ) được trồng vào các năm 1958, 1960, 1961, 1962 trong các lần Bác đi thăm nuớc này đều phát triển tốt và tỏa hương thơm. Từ năm 1959, Bác đã viết một số bài báo với bút danh T.L. và Trần Lực đăng trên báo Nhân dân biểu dương những địa phương, tập thể và cá nhân trồng cây giỏi, phê phán và uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thực hiện Tết trồng cây; đồng thời nêu lên những kinh nghiệm, những bài học hay về chăm sóc cây bảo đảm hiệu quả kinh tế. Đặc biệt bài “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây” đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 1/1/65, Bác tổng kết 5 năm Tết trồng cây với những con số có ý nghĩa: “Tết trồng cây phổ biến từ mùa xuân năm 1960, 5 năm miền Bắc trồng trên 375 triệu cây các loại và trên 200 triệu cây bảo vệ đê biển “Bác kết luận bài viết bằng hai câu thơ mang ý nghĩa sâu sắc về trồng cây mà hầu như người dân nào cũng thuộc. Đó là: Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân Lại một Tết trồng cây nữa đến mà không có Bác tham gia trồng cây. Nhưng 15
- vườn cây do Bác ươm mầm vẫn tươi xanh và phát triển tốt, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh. 3.2. Trong chương trình GDCD 7 * Bài 1: Sống giản dị- GV có thể sử dụng câu chuyện: “Một bữa ăn tối của Bác”. Tháng 4 năm 1946, giữa lúc đất nước đang bề bộn công việc, thì Bác vẫn dành những thì giờ quý báu về Ninh Bình dàn xếp những vấn đề đối nội, đối ngoại có lợi cho quốc gia. Vào khoảng ngày 10 đến 12, Bác đi qua thị xã Ninh Bình để xuống Phát Diệm. Lúc đó tôi là quyền Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh. Một dịp may hiếm có được đón Bác về tỉnh, nghĩ vậy, tôi mời đồng chí Uỷ viên thư ký kiêm Phó Chủ tịch và Chánh Văn phòng đến hội ý. Hai đồng chí cũng cùng chung một ý nghĩ như tôi. Tôi phân công đồng chí Phó Chủ tịch huy động nhân dân ra tập trung đón Bác, đồng chí Chánh Văn phòng chuẩn bị cơm mời Bác, còn tôi phụ trách việc dọn dẹp văn phòng, chuẩn bị chỗ nghỉ và chỗ ngủ cho Bác qua đêm. Quả như tôi dự đoán, sáu giờ chiều thì xe Bác về đến phía nam thị xã Ninh Bình. Nhân dân đã vẫy cờ, hô khẩu hiệu rồi ùa xuống lòng đường đón Bác. Bác ra khỏi xe vẫy chào nhân dân. Nhân lúc đó chúng tôi mời Bác vào trụ sở Uỷ ban hành chính tỉnh. Trước sự nhiệt tình của nhân dân thị xã, không nỡ từ chối, Bác đã vào gặp Uỷ ban hành chính tỉnh Ninh Bình. Đến cổng cơ quan, Bác bảo đồng chí lái xe dừng lại rồi xuống đi bộ. Vừa đi Bác vừa hỏi tình hình đời sống của nhân dân, đặc biệt đồng bào ở vùng công giáo. Chúng tôi báo cáo với Bác về nh÷ng khó khăn trong tỉnh, một số nơi nông dân còn bị đói. Bác căn dặn chúng tôi phải chú ý đoàn kết lương giáo, động viên bà con tích cực tăng gia sản xuất để chống đói, chú ý công tác diệt giặc dốt, mở nhiều lớp bình dân học vụ vào buổi trưa, buổi tối, vận động bà con đi học. Chúng tôi mời Bác nghỉ lại cơ quan cho đỡ mệt rồi dùng bữa tối. Thực ra bữa cơm chúng tôi chuẩn bị cho Bác không có gì ngoài một con gà giò luộc, 16
- nước dấm nấu bí đao, vì lúc đó kinh phí của Uỷ ban hành chính tỉnh cũng hết sức khó khăn. Bác nói: - Hàng ngàn đồng bào đang chờ Bác ngoài kia, Bác không thể nghỉ ở đây đÓ ăn cơm được vì 9 giờ tối Bác đã có việc ở Chủ tịch phủ. Bây giờ các chú giúp Bác: một chú ra tập hợp đồng bào vào một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nói chuyện với đồng bào mươi phút, một chú ra cửa hàng bánh mua cho Bác một cặp bánh giò. Còn các chú đi với Bác thì tranh thủ ăn cơm trước. Nói chuyện xong, Bác ngược Hà Nội ngay cho kịp hẹn. Trong xe Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốn kém, vừa tiết kiệm được thời gian cho Bác. Chúng tôi vâng lời Bác làm theo. Nói chuyện với đồng bào Ninh B×nh hôm đó, Bác nhấn mạnh: - Đồng bào chú ý đoàn kết lương giáo vì âm mưu của kẻ thù luôn tìm cách chia rẽ đồng bào lương giáo. - Đồng bào tích cực tăng gia sản xuất chống giặc đói, chống giặc dốt. - Đồng bào chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Kết thúc, Bác hỏi: - Đồng bào có đồng ý thực hiện ba điều tôi nêu ra không? - Đồng ý! Đồng ý! Hồ Chủ tịch muôn năm. Hàng ngàn nắm tay gân guốc giơ lên hưởng ứng. Tiếng hô và tiếng vỗ tay râm ran. Bác vẫy tay chào đồng bào rồi lên xe về Hà Nội. Xe đi được một quãng Bác mới bắt đầu dùng “bữa ăn tối” của mình. * Bài 5: Yêu thương con người- GV có thể sử dụng câu chuyện: “Chú ngã có đau không”? Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều 17
- Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi: - Chú nào ngã đấy? Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi: - Chú ngã có đau không? Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói: - Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống! Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá! Tôi trả lời Bác: - Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng. Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào. Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc. * Bài 7: Đoàn kết, tương trợ- GV có thể sử dụng câu chuyện: “Sự phân công”. 18
- - Các cô, các chú nhiều người có đồng hồ ở đây chứ? - Thưa bác, có ạ! - Các cô, các chú có thấy trên mặt đồng hồ kim giây chạy nhúc nhích suốt ngày đêm, kim hút di chuyển hơi chậm, kim giờ thì rề rề một chỗ, chữ số nằm yên, cái máy nằm trong vỏ đồng hồ, có đúng thế không. - Dạ, đúng ạ! - Đó là sự phân công của bộ máy cái đồng hồ. Nếu giả sử các bộ phận ấy xin thay đổi, cái kim giây nói: “Tôi chạy thế này mệt quá, cho tôi chạy chậm lại hoặc nghỉ ít lâu”. Mặt số kêu lên: “Đứng mãi một chỗ chán quá, cho tôi chạy như kim giây”. Bộ máy lại nói: “ Tôi làm nhiều việc mà chả ai biết đến, cho tôi làm mặt số”. Các cô, các chú thử nghĩ xem, nếu ta để các bộ phận đồng hồ làm theo ý muốn riêng của mình thì sẽ thế nào? Cả lớp vang lên tiếng cười. Có đồng chí nói: - Thưa Bác, như vậy không còn là đồng hồ nữa ạ! - Trong công tác cách mạng cũng như vậy, tùy theo trình độ và yêu cầu mà Đảng và nhân dân giao nhiệm vụ làm Chủ tịch nước, đồng chí cảnh vệ lo công tác bảo vệ, đồng chí cấp dưỡng lo nấu ăn, đồng chí văn thư lo việc giấy tờ, mỗi người một việc, như vậy hợp lại mới thành công chung. Đó là sự phân công của tổ chức. Qua mẫu chuyện trên chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Mỗi người trong chúng ta, mỗi cá nhân có một ưu điểm riêng của bản thân mình, trình độ chuyên môn khác nhau. Nên khi được phân công bất kỳ một công việc nào, ở bất kỳ một vị trí nào, dù là việc lớn hay việc nhỏ chúng ta cần phải làm tốt công việc của mình, không nên đố kỵ, so sánh. Để tạo được thành công chung cho tập thể chúng ta cần phải đoàn kết, đồng lòng, cùng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để thành thành tốt công tác của bản thân nói riêng và tập thể nói chung. 3.3. Trong chương trình GDCD 8 19
- * Bài 2: Liêm khiết- GV có thể sử dụng câu chuyện: “Bác có phải là vua đâu”. Có một số người có ngôi cao, chức cả, sống trong sự trọng vọng, chiều chuộng của mọi người, thường xuyên được hưởng sự ưu đãi đặc biệt, lâu dần cũng quen đi mà không hề biết rằng mình đã nhiễm phải thói đặc quyền, đặc lợi. Suốt đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hoà mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: Bác còn khoẻ, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi. Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí chủ tịch huyện cho tìm mượn được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi: - Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi, cất đi, Bác có phải là vua đâu? Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ, một loại cá sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc sông Hång đoạn Bạch Hạc - Việt Trì. Nhìn đĩa cá biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo: - Cá ngon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức. Miếng ngon không bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế, tưởng chuyện cũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hôm trước. Nhìn đĩa cá, Bác hiểu ngay và tỏ ra không bằng lòng. - Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến! 20
- Rồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận. Những anh em công tác trong Phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp, thỉnh thoảng có gặp Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe chê Bác đi qua rồi mới lên xe đi tiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp, không cần xuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần, Bác gọi đồng chí vừa xuống dắt xe lại gần và bảo: - Các chú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cái đền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa? Lão Tử có nói: “Trời đất sở dĩ có thể dài và lâu vì không sống cho mình nên mới được trường sinh. Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà lại lên trước, đặt thân mình ở ngoài mà lại còn”. Bác Hồ sống quên mình, không nghĩ đến mình mà lại trở thành sống mãi. Lời Lão Tử thật sâu sắc lắm thay! * Bài 5: Pháp luật và kỉ luật- GV có thể sử dụng câu chuyện: “Gương mẫu tôn trọng luật lệ”. Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: "Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết nghị thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được". Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ. Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một 21
- đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao cảnh bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý, Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi: Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình. Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao cảnh bật đèn xanh để xe qua *Bài 10:Tự lập- GV có thể sử dụng câu chuyện : “Để Bác quạt”. Năm ấy, Bác Hồ đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội. Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi. Đang lúc Bác thăm hỏi sức khoẻ thương binh bỗng một đồng chí hỏng mắt nhờ một y tá dẫn đến xin đứng bên Bác. Đồng chí Ninh đi với Bác định bước lại đỡ đồng chí ấy, nhưng Bác đã đi tới, giơ hai tay ra đón. Đồng chí thương binh ôm chầm lấy Bác nghẹn ngào "Bác ơi"! Bác lặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện thăm hỏi. Bác đến từng giường anh chị em đau nặng hỏi thăm bệnh tật đã đỡ chưa, mỗi bữa ăn được bao nhiêu bát cơm. Hôm ấy, trời nóng bức, Bác lấy cái quạt giấy vẫn dùng, quạt cho các thương binh. Có người định làm thay, Bác nói: - Để bác quạt. Hôm ấy, lúc ra về Bác không vui. Và có lẽ vì thế mà khi cơ quan định lắp máy điều hoà nhiệt độ nơi Bác ở, Bác bảo đem ra cho các đồng chí thương binh. *Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội- GV có thể sử dụng câu chuyện : “Chuyện Bác bỏ thuốc lá” . Theo đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh hút thuốc lá rất nhiều. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Vũ Kỳ đã được Bác Hồ tâm sự: Những năm ở Pháp, Người là một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi nơi. Người biết bị 22
- theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn. Để có thể quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc. Mỗi lần như vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi. Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người. Năm 1957, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã sản xuất loại thuốc lá có đầu lọc để biếu các đại biểu dự đại hội. Đây là loại thuốc mà Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng. Loại thuốc có đầu lọc này nhẹ và ngon hơn loại thuốc của Mỹ và Pháp sản xuất vốn nặng và thường pha thuốc phiện. Các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc đã biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh hộp thuốc lá này, có lẽ vì cũng biết Người thích hút loại đó. Khi hết thuốc, đồng chí Vũ Kỳ đã giữ lại chiếc hộp để đựng các loại thuốc lá khác cho Người hút vì hộp rất vừa và thuận tiện để bỏ túi. Về sau Trung Quốc sản xuất loại thuốc lá Seo Mao (tức Gấu Mèo) chuyên dùng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Chủ tịch Mao đã gửi biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, Người hút thuốc Gấu Mèo (thuốc đựng trong hộp giống hộp sữa bò). Năm 1967, sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yếu nhiều, Người hay mệt và ho. Lo cho sức khoẻ của Người, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phải chăm sóc Người thật tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đã đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh không hút thuốc lá nữa. Người nói với đồng chí Vũ Kỳ rằng: "Các bác sĩ bảo Bác không hút thuốc lá nữa thì chú thấy thế nào?". Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: "Các bác sĩ lo cho sức khoẻ của Bác là điều tốt, tôi tán thành". Người lại nói: "Mình đã hút thuốc gần 50 năm, bỏ cũng được, nhưng bỏ thì vẫn ho chứ không phải là hết ho" và Người kể cho đồng chí Vũ Kỳ nghe một câu chuyện cười của Pháp là "bỏ thuốc rất dễ, có người bỏ hút thuốc 50 lần nhưng vẫn hút lại, tức là sau mỗi lần bỏ dễ bị hút lại. Nhưng bác sĩ yêu cầu thì nên thôi, chú quản cho Bác". Từ đó đồng chí Vũ Kỳ bỏ hộp thuốc vào túi, thỉnh thoảng đưa cho Người hút một điếu. 23
- Việc bỏ thuốc lá của Hồ Chủ tịch không phải nói là chấm dứt ngay được mà phải trải qua một quá trình như khi làm bất cứ một việc gì. Đó là phải đặt ra kế hoạch, có quyết tâm và biện pháp thực hiện. Người nói: "Quyết tâm một, kế hoạch mười, thì biện pháp phải hai mươi, có như vậy mới thực hiện được và bỏ hút thuốc cũng vậy". Trong thời gian làm việc ở Phủ Chủ tịch, Người ở ba nơi: nhà sàn, nhà 54, nhà 67. Người bảo đồng chí Vũ Kỳ để ba lọ penixilin ở ba nơi làm việc. Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10 điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ pe-ni-xi-lin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa. Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ. Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ. Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ. Theo lời kể của bác sĩ Lê Văn Mẫn (bác sĩ chăm sóc sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1967 đến năm 1969), hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Người thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của hội đồng thầy thuốc, Người có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Người nói: Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này. Rồi Người tự đề ra chương trình bỏ thuốc lá dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Người làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi Người đã cao mà phải làm như vậy thật quá vất vả. Việc tập một thói quen, rồi bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Người bảo đồng chí giúp việc để cho Người một vỏ lọ pe-ni-xi-lin ở nơi làm việc và ở phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Người dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành, anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Người bảo: "Nhưng hút thế để có cữ". Với cách làm đó Người đã giảm từ cả bao xuống ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Người hút thưa dần. Đầu tháng 3-1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự quyết định bỏ hẳn thuốc lá. Mấy ngày sau, anh em phục vụ vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Người suốt một tuần liền nhưng Người không dùng. 24
- Trong một tuần thấy Người quyết tâm như vậy anh em cất hẳn thuốc lá. Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Người nói: "Bác đã bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá". Sau này Người đã làm bài thơ Vô đề về việc Người bỏ thuốc lá như sau: "Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm, Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần. Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn, Một năm là cả bốn mùa xuân" 3.4. Trong chương trình GDCD 9 *Bài 2:Tự chủ- GV có thể sử dụng câu chuyện : “Bác dạy trẻ”. Anh Việt Phương đã kể câu chuyện khi Bác Hồ gặp một cháu nhỏ, con một đồng chí làm việc ở Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan nhưng vì bận công tác nên buổi trưa chưa về kịp. Do vậy, Bác “mời” cháu nhỏ cùng ăn cơm với Bác (xin nhớ trong ngôn ngữ của Bác, không có chữ “cho”, mà chỉ có “tặng”, “biếu”, “mời”, “chia” ). Hôm ấy, bác Tô (Đồng chí Phạm Văn Đồng) cũng dùng bữa với hai bác cháu. Ngồi vào mâm cơm chú bé sợ lắm, không biết “mở đầu” trận “chiến đấu” từ đâu. Mâm cơm chỉ có một bát canh nên chú bé chưa dám lấy; còn đĩa thịt gà lại để gần phía bác Tô. Nhìn chú bé, Bác biết ý nên gắp bỏ vào bát của cháu miếng thịt gà, suất của Bác. Sau đó, Bác lại gắp thêm thức ăn, chan canh vào bát cơm của cháu nhỏ. “Tiêu diệt” được hai bát, chú bé đặt bát xuống mâm cơm và nói “Cháu ăn xong rồi ạ” rồi ù té chạy. Bác mời cháu bé quay lại và ôn tồn bảo: - Này cháu, chưa xong đâu. Cháu vào đây. Thế này nhé, hôm nay bác Tô và Bác Hồ (xin chú ý: bác Tô trước) mời cháu ăn cơm. Cháu ăn xong, cháu phải cảm ơn rồi mới đi chứ, không cảm ơn đã đi là không được đâu. Cháu bé vòng tay, cúi đầu: - Cháu cảm ơn Bác Hồ, cháu cảm ơn bác Tô ạ ạ Vừa nói xong, cháu bé lại co cẳng chạy. Ra đến cửa, Bác Hồ lại gọi: 25
- - Chưa, chưa xong đâu, cháu lại đây. Cháu còn nhỏ, bây giờ về nhà cũng chơi thôi. Cháu ăn xong, cháu phải đi rửa bát của cháu cho sạch, đặt lên bàn, chứ không được để cô cháu hầu cháu đâu. Nghe lời Bác dạy, cháu nhỏ mang bát đi rửa, rửa đi rửa lại, sạch sẽ rồi mang vào xếp lên kệ. Sau khi cháu nhỏ làm xong việc, Bác Hồ nhẹ nhàng bảo: - Mời cháu ngồi xuống ăn “tráng miệng” với Bác, bác Tô có việc về rồi. Bác Hồ cắt quả táo làm hai phần: phần trên nhỏ, phần dưới to trông như một cái nồi đồng có cái vung. - Bây giờ hai Bác cháu mình chia nhau nhé, Bác mời cháu cái “vung” nhỏ còn Bác ăn cái “nồi” to. Cháu có biết tại sao Bác chia như vậy không? Bác thì lao động, buổi sáng làm việc, buổi chiều làm việc. Lao động như vậy là Bác phải ăn nhiều nên Bác ăn cái “nồi to”. Cháu thì chưa lao động nên cháu ăn cái “vung” nhỏ thôi. Cháu nhớ khi về gia đình ăn cơm với bố mẹ, cháu phải biết chia phần. Bố mẹ đi lao động cả ngày, bố mẹ phải ăn phần to. Cháu chia cho bố mẹ phần to, cháu ăn phần nhỏ thôi. Cháu đừng giành ăn phần to của bố mẹ nhé Một cựu chiến binh nghe chuyện xong nói: - Bác dạy cán bộ đấy! Làm tùy sức, hưởng tùy năng xã hội chủ nghĩa đấy! Còn cái anh làm ít ăn nhiều, ăn vụng, ăn trộm thì còn lâu, còn “Tết”, đất nước mới khá lên được *Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc- GV có thể sử dụng câu chuyện : “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” để giảng dạy về truyền thống yêu nước của dân tộc. Hơn nửa thế kỉ đã qua, Đại tá Tống Xuân Đài vẫn nhớ như in thời khắc được bảo vệ Bác Hồ thăm Đền Hùng, trên đường từ Việt Bắc về Hà Nội. Đôi mắt ông như sáng lên khi những dòng kí ức trở lại:"Trung tuần tháng 9/1954, anh Lại Xuân Thát - chính trị viên tiểu đoàn 254 - Bộ Tư lệnh 350, và tôi được gọi lên giao nhiệm vụ. Sau khi có giấy công lệnh, chúng tôi được sử dụng một chiếc xe Zeep chiến lợi phẩm, triệu tập 4 đồng chí nữa đến bến phà Bình Ca và Đoan Hùng tìm một chiếc phà loại tốt, đợi sẵn phía bờ Tuyên Quang để đón đoàn thượng cấp. Chúng tôi quy ước, khi thấy đoàn xe ôtô, chiếc đi đầu có đồng chí 26
- Thanh Quảng (tức Nguyễn Văn Thanh, từng là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình được điều động làm Phó Văn phòng Tổng Quân ủy) thì đưa cả đoàn xuống phà, qua sông ngay rồi di chuyển đến Đền Hùng. Ngày 18/9/1954, mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, nhưng chúng tôi chờ mãi đến xẩm tối vẫn không thấy đoàn xe có anh Thanh Quảng xuất hiện, dù đã có nhiều xe qua phà. Vừa sốt ruột, vừa lo lắng, tôi và anh Thát bổ đi tìm. Thấy phía chân đồi có ánh đèn (sáng hôm sau tôi mới biết đây là Đền Giếng), chúng tôi tiến lại thì bất ngờ nhận ra anh Thanh Quảng. Anh đi nhanh ra ngoài, ngăn chúng tôi lại và bảo:"Khách"đến rồi, đang ở trong đền. Các anh về nghỉ, sáng mai đưa bộ đội vào sớm". Vậy tối hôm đó thì bộ đội tập kết ở đâu? - Tôi hỏi Đại tá Đài."Bộ đội vào nhà dân quanh vùng xin nghỉ nhờ. Do làm tốt dân vận, hơn nữa khí thế chiến thắng của Điện Biên Phủ làm nức lòng nhân dân cả nước, nên bà con rất thương bộ đội Cụ Hồ". Đại tá Đài kể tiếp: Sớm hôm sau, tầm gần 7h thì tôi và anh Thát trở lại Đền Giếng. Vào đến sân đền, chúng tôi thấy Bác đang ung dung ngồi trên bậc thềm ngắm cảnh thiên nhiên mùa thu của vùng Trung du buổi ban mai. Bác mặc bộ đồ gụ, bên ngoài khoác chiếc áo đại cán. Hai anh em mừng rỡ, lại gần chào Bác theo đúng quân lệnh. Bác gật đầu chào lại rồi hỏi:"Bộ đội đã ăn sáng chưa?". Tôi chưa kịp trả lời thì anh Thát lại cuống, líu ríu:"Dạ thưa Bác, tối qua ". Bác nhìn anh Thát, cười độ lượng rồi phê bình:"Bác hỏi chú bộ đội đã ăn sáng chưa, chứ không hỏi chú tối hôm qua" Sau khi nghe chúng tôi báo cáo cụ thể tình hình bộ đội, Bác nói:"Sáng rồi, các chú còn nhiều việc phải chuẩn bị. Bây giờ, các chú mời bộ đội đến đây để Bác nói chuyện". Theo trí nhớ của Đại tá Tống Xuân Đài, tham gia sự kiện này, có khoảng 80 cán bộ từ cấp đại đội trở lên, đại diện cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308. Lúc 7h15"ngày 19/9, các đại biểu có mặt đông đủ tại sân đền."Do sân hẹp, cán bộ, chiến sĩ đều mải ngắm Bác nên chúng tôi chưa biết tập hợp đội hình thế nào để mọi người ổn định, nghe Bác nói chuyện. Tôi bèn nhặt một mẩu gạch non, khoanh một vòng 27
- tròn rồi thưa với Bác:"Thưa Bác, chúng cháu ngồi xung quanh Bác như thế này ạ". Bác quan sát, rồi gật đầu đồng ý và giơ tay ra hiệu cho bộ đội ngồi xuống các bậc thềm dẫn từ sân lên cửa Đền. Bác ngồi trên bậu cửa đền; đồng chí Vũ Yên - Tham mưu trưởng ngồi ở bậc thềm chính diện trông lên Bác. Bác quay sang bảo đồng chí Song Hào - Chính ủy Đại đoàn 308:"Chú ngồi đây (mặt hè bên phải Bác, còn chú Quảng ngồi đây (mặt hè bên trái Bác)". Sau khi bộ đội ổn định chỗ ngồi, Bác chỉ vào tôi, nói:"Còn chú, chú ngồi chỗ kia (bậc thềm thứ hai từ mặt hè xuống, phía bên phải đồng chí Song Hào". Hồ Chủ tịch đã mở đầu buổi nói chuyện với bộ đội bằng câu hỏi:"Các chú có biết đây là đâu không"? Có nhiều đồng chí nhanh nhẹn trả lời:"Thưa Bác, đây là Đền Hùng ạ. Đây là nơi thờ Hùng Vương ạ!". Bác lại hỏi tiếp:"Hùng Vương là người như thế nào với nước ta". Lặng đi một lát chưa có ai trả lời, đồng chí Vũ Yên đứng dậy:"Thưa Bác, ngày xưa ". Bác giơ tay ra hiệu cho đồng chí Vũ Yên ngồi xuống rồi nói:"Đúng đây là Đền Hùng, thờ các Vua Hùng. Hùng Vương là người đã sáng lập ra nước ta, là tổ tiên của dân tộc ta. Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!" Tiếp đó, Bác căn dặn: Hơn 8 năm gian khổ chiến đấu, được nhân dân đùm bọc, giúp đỡ, bộ đội và dân quân du kích dũng cảm đánh giặc; ta đã giành thắng lợi, buộc quân Pháp phải rút khỏi miền Bắc nước ta. Ta có nhiệm vụ về tiếp quản Hà Nội, thủ đô của cả nước và những thành phố khác nữa. Nhiều năm các chú ở nông thôn và rừng núi, nay về thành phố nơi tạm chiếm của địch, đồng bào đã nhiều năm bị địch hành hạ, cưỡng bức, rất khổ, có người bị địch bắt buộc hoặc vì cuộc sống phải làm việc cho địch Khi vào tiếp quản đóng quân trong thành phố, các chú phải: Gần gũi, tôn trọng dân, làm tốt công tác dân vận; giải thích cho đồng bào hiểu chủ trương, chính sách của Chính phủ. Không được coi những người dân sống trong vùng địch tạm chiếm là đi theo địch mà xa lánh họ Bác căn dặn kĩ cả việc sinh hoạt, sử dụng điện, nước máy tại đô thị; việc học tập chính trị, tuần tra canh gác Sau dòng hồi tưởng, ông Đài xúc động kể tiếp:"Khoảng gần 9h sáng, buổi nói chuyện của Bác với bộ đội kết thúc. Anh em bộ đội ra về và luôn ghi lòng tạc dạ 28
- lời dạy bảo sâu sắc của Hồ Chủ tịch, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, vị lãnh tụ tối cao của dân tộc. Mấy anh em Cảnh vệ Quân đội chúng tôi và Cảnh vệ Công an cùng tháp tùng Bác rời khỏi Đền Giếng. Quãng đường từ đền ra đường cái, một đồng chí cận vệ đi trước, dẫn đường. Bác đi thứ hai, còn tôi đi ngay sau Bác. Bác đội mũ cát và dùng một chiếc khăn che chòm râu dài. Tới điểm ôtô đỗ, chúng tôi từ biệt Bác và đứng lặng nhìn theo cho đến khi chiếc xe khuất hẳn". * Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân- GV sử dụng câu chuyện: “Chiếc ba lô của Hồ Chí Minh”. Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói: - Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít. Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba-lô rồi, Bác còn hỏi thêm: - Các chú đã chia đều rồi chứ? Hai đồng chí trả lời: - Thưa Bác, rồi ạ. Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên. - Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ? Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói: - Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người. Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô. 4. Kết quả: Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Nguyễn Huệ qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD đã đạt được những kết quả nhất định. Đa số học sinh trong lớp thấy hứng thú với phương pháp học mới này và thấy hiểu bài. Lớp học sôi nổi, học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Qua đó, giúp các em đã đối chiếu mình và tấm gương sáng về đạo đức của Hồ Chí Minh và các em đã 29
- nhìn lại những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ để các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống của mình, các em biết tích cực tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người xung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại. 5. Những kinh nghiệm của việc giáo dục đạo đức học sinh qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công dân Khi thực hiện phương pháp trên tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: * Chuẩn bị: Để tiến hành có hiệu quả nội dung bài học thông qua chuyện kể thì yêu cầu giáo viên và học sinh cần có bước chuẩn bị thật tốt. Sự chuẩn bị của giáo viên có thể bằng nhiều cách, đó là giáo viên trực tiếp sưu tầm, tìm hiểu câu chuyện kể trước khi đến lớp. Câu chuyện có nội dung khớp với phẩm chất đạo đức của bài học trong chương trình. Cách khác là giáo viên hướng dẫn học sinh trong các tổ tự tìm câu chuyện mang nội dung giáo dục đạo đức liên quan đến bài học. Để kích thích được tính tích cực và sáng tạo của học sinh và rèn luyện ý thức chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên cho điểm học sinh nào tìm đúng và có chất lượng câu chuyện đạo đức. Giáo viên cũng lưu ý không làm mất nhiều thời gian và tốn tiền đối với học sinh. Nguồn sưu tầm các câu chuyện để vận dụng trong giảng dạy cũng rất đa dạng. Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm trên các loại sách báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng internet Người kể chuyện phải có khả năng trình bày câu chuyện một cách truyền cảm. Tức là: Giọng nói phải hấp dẫn, lôi cuốn, có ngữ điệu to, nhỏ, cao, thấp phù hợp với nội dung, tình tiết, sự kiện hoặc nhân vật của câu chuyện. Sử dụng từ ngữ giầu hình ảnh, giầu âm thanh phù hợp với thời gian xảy ra câu chuyện. Điệu bộ cử chỉ phù hợp, tự nhiên, không cường điệu. Thời gian kể chuyện trên một tiết học không nên kéo dài quá 15 phút * Khi kể chuyện, giáo viên phải chú ý đến những vấn đề sau: 30
- - Tạo cho các em có sự yêu thích, hứng thú trong giờ học đạo đức của môn Giáo dục công dân. - Giúp các em nắm vững kiến thức của từng bài để vận dụng vào thực tế. - Giúp các em có nhận thức rõ hơn về vai trò của môn học. - Góp phần giáo dục cách ứng xử cho các em sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. - Từ phương pháp giáo dục đạo đức nêu gương Hồ Chí Minh, học sinh biết vận dụng vào đời sống, từ đó các em sẽ có những cách ứng xử đúng đắn với đạo lý và quy định của pháp luật. 31
- PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN Hồ Chí Minh là Người rất coi trọng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, nhằm hình thành nên những con người mới, sống có lý tưởng cách mạng, có đạo đức, có tinh thần lao động, biết hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc. Với xu thế hội nhập, thực hiện nền kinh tế mở cửa của nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đem lại những kết quả to lớn. Việt Nam đang ngày càng khẳng định uy tín, vị trí của mình trên trường quốc tế. Nhưng trong bối cảnh, xu thế ấy cũng đặt ra nhiều vấn đề nan giải cho đất nước, đặc biệt là tình trạng xuống cấp đạo đức của thế hệ trẻ, phổ biến là học sinh trung học hiện nay. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GCDCD giữ một vai trò đặc biệt, là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết hơn bao giờ hết bởi đây chính là chủ nhân quyết định đến sự nghiệp tương lai của đất nước. Làm tốt công tác giáo dục trên có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong việc phát triển đạo đức con người và góp phần vào xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Sử dụng phương pháp trên tôi thấy rất thiết thực với học sinh. Vì nếu học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài và rút ra được bài học cho bản thân sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, bồi dưỡng lòng say mê học tập bộ môn và đạt kết quả cao hơn. B. KHUYẾN NGHỊ Tuy nhiên để đạt kết quả giảng dạy, ngoài việc áp dụng phương pháp trên tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau: 1. Bản thân những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân cần phải có: lòng say mê và lương tâm nghề nghiệp, phải tận tụy với học sinh, với công việc, tác phong làm việc nghiêm túc, tự tin với nghề nghiệp của mình, không được mặc cảm, có suy nghĩ áp đặt từ nhiều phía, rằng: “Môn Giáo dục Công dân là môn học phụ”, mà quên đi trách nhiệm lớn lao của mình là dạy đạo đức làm người cho thế hệ trẻ thành những con người có ích cho xã hội, cho dân tộc, đất nước. 32
- Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì thế mỗi nhà giáo cần phải tu dưỡng và rèn luyện để có đủ tài lẫn đức để phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình, luôn sưu tầm, tìm hiểu và nghiên cứu về cách sống và con người của Bác để có thể tìm ra được những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục thiết thực nhất cho học sinh. Giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân phải hiểu tâm sinh lý học sinh và có tâm huyết với việc giáo dục trẻ thành công dân tốt. Thầy, cô phải đặt mình vào vị trí của học sinh, phải hiểu được tâm sinh lý của học sinh để có những phương pháp giáo dục đúng đắn phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Chúng ta phải có sự hòa nhập và hợp tác với học sinh, vừa là các bậc tiền bối, cũng vừa là những người bạn và vừa là những nhà tư vấn tâm lý đáng tin cậy để học sinh có thể chia sẽ những vui buồn và những bế tắt trong cuộc sống, trong học tập và trong các mối quan hệ bạn bè và xã hội khác. 2. Tăng cường, đẩy mạnh việc thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nhà trường do Đảng ta phát động nhằm kích thích vai trò xung kích của học sinh, để các em có nhận thức và hành động đúng với chuẩn mực đạo đức và đạo lý làm người, qua đó các em tránh xa những hành vi phạm pháp luật. 3. Cần xóa bỏ tư duy xem môn Giáo dục Công dân là môn học phụ trong gia đình, xã hội, nhà trường, học sinh. Mọi người đã vô tình quên rằng những tri thức của môn Giáo dục Công dân trực tiếp chuẩn bị cho học sinh hành trang cụ thể để bước vào đời tự tin, vững vàng với những tri thức rất cơ bản và thiết thực đối với mọi công dân tương lai. Tất cả mọi người cần phải nhận thức rõ một điều là: “Lứa tuổi học sinh trung học cần phải được giáo dục để sống trước khi trở thành các nhà khoa học”. Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường, nhiều hành vi vi phạm pháp luật như: tệ nạn xã hội gần đây xảy ra ở lứa tuổi còn rất nhỏ, chủ yếu tập trung vào 33
- học sinh trung học. Tất cả đều phụ thuộc vào vai trò giáo dục của môn Giáo dục Công dân - một bộ môn đảm nhận vai trò giảng dạy đạo đức, pháp luật cho học sinh. Để làm tốt công tác này, đòi hỏi cả xã hội cần phải có cách nhìn đúng hơn về vị trí, vai trò của môn Giáo dục Công dân, trả về đúng chức năng của nó là giảng dạy đạo đức và pháp luật cho thế hệ trẻ. Vì thế, giáo dục cần phải: - Đưa môn Giáo dục Công dân thành môn chủ chốt, quyết định nhất để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh trung học. - Cần tăng thêm tiết dạy đối với môn Giáo dục Công dân trong chương trình giảng dạy ở trường trung học. Mang đặc thù là bộ môn hình thành nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ nhưng chỉ có một tiết dạy với 45 phút. Trong khi đó, việc giáo dục nội dung đạo đức cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để nâng cao trình độ hiểu biết của các em giúp các em hiểu sâu, rộng và biết áp dụng vào cuộc sống thực tế. 4. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự liên hệ, kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Trong cuộc sống hiện nay, nhiều bậc cha mẹ phải chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho gia đình nên đôi lúc không thể có được thời gian theo sát con cái hoặc do thiếu sự hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của con mình. Để có những biện pháp giáo dục thích hợp hướng con mình theo cái tốt, cái thiện, trở thành công dân tốt thì cha mẹ phải là tấm gương sáng về những hành động đúng theo quy định của pháp luật cũng như đạo đức của mình để con cái noi theo, bởi gia đình chính là môi trường giáo dục đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức của các em. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ phải tạo sự gắn kết với nhà trường bằng cách: thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Công dân và xã hội qua những tổ chức đoàn thanh niên. Xã hội không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nội dung pháp luật nhằm nâng cao đạo đức cho học sinh qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. 34
- Với nhà trường thì phải không ngừng liên lạc với phụ huynh, nhất là những học sinh yếu kém, thường vi phạm nội qui, nề nếp, để hiểu nhiều hơn về học sinh và có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Đồng thời cả gia đình, nhà trường và xã hội phải có sự kết nối và thống nhất trong các hoạt động vui chơi giải trí và biện pháp giáo dục cho học sinh. Nhà nước phải can thiệp và quản lý những hoạt động văn hóa - xã hội, đảm bảo tạo môi trường sống lành mạnh cho học sinh. 5. Hàng năm, các trường trung học cho đến ngành cần tổng kết đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy nội dung đạo đức . Qua đó, hạn chế cái chưa tốt và phát huy những giá trị đạt được của trường, của phòng sở trong việc tổ chức giảng dạy và giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh trung học qua bộ môn Giáo dục Công dân. Tóm lại: Trách nhiệm quan trọng hơn cả của việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD là trách nhiệm của giáo viên môn Giáo dục Công dân. Nếu làm tốt công tác giáo dục trên, giáo viên Giáo dục Công dân đã góp phần mình vào việc đào tạo nên những con người Việt Nam có bản lĩnh vững vàng, đạo đức cao đẹp trong tư thế hiên ngang, vững tin bước vào thế kỷ mới. Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường Trung học Cơ sở Nguyễn Huệ. Đó là những ý kiến, việc làm rất nhỏ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân. Theo tôi đây là cách học tập tốt đối với học sinh, học đi đôi với hành, luôn biết hành động đúng theo chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật- rất phù hợp với đặc trưng bộ môn. Để có những giờ học đạt hiệu quả cao, học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ nội dung và rút ra bài học cho bản thân là một việc làm khó. Trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn nêu một kinh nghiệm nhỏ của mình, rất mong được sự trao đổi, đóng góp chung của đồng nghiệp để chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân ngày càng được nâng cao, để học sinh ngày càng trở thành những công dân tốt và sống có ích qua môn học này hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn! 35
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Văn Xoăn, Hoàng Hậu Kháng, Hồng Nam, (1985) "Những năm tháng bên Bác" NXB Công an nhân dân. 2. Trần Dân Tiên (1970): “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”, Nhà xuất bảnVăn học, Hà Nội. 3. Cao Thu Hằng (2004): “Gía trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học số 7. 4. Vũ Đình Bảy (chủ biên), Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh (2010): “Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường THPT” , Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 5. Những câu chuyện kể được tham khảo trên trang website: www.google.vn 36
- Mẫu số 3 Đơn vị : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Châu, ngày tháng năm BẢNG THỐNG KÊ CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN Năm học Họ và tên người Đơn vị Xếp loại TT Tên đề tài thực hiện (tổ, phòng ) 37
- Lập bảng THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu) 38
- Mẫu số 4 Đơn vị : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Châu, ngày tháng năm BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN Năm học: 1. Các số liệu: - Tổng số cán bộ, công chức, viên chức: - Tổng số cán bộ, công chức, viên chức đăng ký đề tài SK: - Tổng số cán bộ, công chức, viên chức có SK: - Tổng số SK được xếp loại cấp trường ; Tỷ lệ: - Tổng số SK đề nghị Phòng GD&ĐT chấm chọn: 2. Các hình thức phổ biến và khuyến khích giáo viên áp dụng SK: 3. Kết quả đạt được: 4. Đề xuất, kiến nghị: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu) 39
- Mẫu số 5 UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Châu, ngày tháng năm PHIẾU CHẤM CHỌN, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Năm học: Tên đề tài: Tác giả: Đơn vị: I. NHẬN XÉT 1. Uư điểm: 2. Hạn chế: 3. Tổng số điểm (100điểm) 3.1. Nội dung (90 điểm) - Tính khoa học (10đ) điểm - Tính sáng tạo (30đ): điểm - Tính khả thi (20đ): điểm - Tính hiệu quả (30đ): điểm 3.2. Hình thức (10đ): điểm Tổng cộng: điểm II. XẾP LOẠI (KHÔNG XẾP LOẠI): III. ĐỀ NGHỊ IV. HỌ TÊN, CHỮ KÝ NGƯỜI CHẤM CHỌN, XẾP LOẠI 1. Chữ ký 2. Chữ ký 40
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Châu, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN Phòng GD&ĐT TP. Đà Nẵng có nhận đề tài sáng kiến năm học của đơn vị : Hồ sơ gồm có: 1. Tờ trình 2. Bảng thống kê danh sách các đề tài. 3. Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động sáng kiến. 4. Đề tài SK của cá nhân. Số lượng 5. Đĩa mềm/CD. Số lượng Người giao Người nhận 41
- Xác nhận Đà Nẵng, ngày 14 tháng 1 năm 2016 của thủ trưởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết,không sao chép của người khác. Người viết Trần Thị Phương Dung 42