Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn 7

docx 6 trang Đăng Bình 05/12/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_mon_ngu_van_7.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn 7

  1. TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 PHẦN 1: TỤC NGỮ VIỆT NAM I. Phần lý thuyết: Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt trong cuộc sống, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn, tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Tục ngữ thường có 2 tầng nghĩa: Nghĩa đen: là ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đầu tiên được hiểu trên bề mặt câu chữ, nghĩa đen ít phụ thuộc vào văn cảnh. Nghĩa bóng: là nghĩa gián tiếp, ý nghĩa sâu xa (thường được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ) trên cơ sở nghĩa đen. Phụ thuộc nhiều vào văn cảnh. Các câu tục ngữ có trong sách giáo khoa: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT: *Câu 1 “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Vào dịp mùa hạ (tháng năm âm lịch) đêm thường ngắn, ngày thì lại dài. Ngược lại vào dịp mùa đông (tháng mười âm lịch) ngày thường ngắn, đêm thì lại dài. * Câu 2: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng; trời ít sao, sẽ mưa. * Câu 3: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão. Con người có ý thức giữ gìn nhà cửa, hoa màu, chủ động chống bão. *Câu 4: “Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” Mùa lũ xảy ra vào tháng bảy (âm lịch): kiến bò nhiều vào tháng bảy - thường là bò lên cao - là điềm báo sắp có bão, lũ lụt. *Câu 5: “Tấc đất tất vàng” - Nghệ thuật so sánh: Đất được coi quý như vàng vì đất nuôi sống người. - Dùng câu tục ngữ để: + Phê phán hiện tượng lãng phí đất. + Đề cao giá trị của đất. * Câu 6: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” Thứ tự các nghề, đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Đứng đầu là nuôi cá, kế đến là nghề làm vườn, sau đó là làm ruộng. Trang 1
  2. Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. * Câu 7: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta. Giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố và mối quan hệ của chúng. * Câu 8: “Nhất thì nhì thục” Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ, đất đai được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt. TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI * Câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của” - Nghệ thuật: hoán dụ, so sánh thể hiện giá trị con người quý hơn rất nhiều so với của cải. => Câu tục ngữ khuyên ta nên coi trọng người hơn của, nên phát huy hết khả năng của con người trong cuộc sống để làm ra của cải. *Câu 2: “Cái răng, cái tóc là góc con người” -Nghệ thuật: so sánh -Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người qua một phần hình thức. *Câu 3: “Đói cho sạch, rách cho thơm” - Nghĩa đen: dù đói cũng phải ăn mặc sạch sẽ, dù rách cũng phải giữ gìn cho thơm tho. - Nghĩa bóng: nhắc nhở con người phải giữ gìn cái sạch và thơm của nhân phẩm. *Câu 4: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Con người phải học để mọi hành vi, ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức con người có văn hóa, nhân cách. *Câu 5: “Không thầy đố mày làm nên” Câu tục ngữ này khẳng định vai trò, công ơn của thầy. *Câu 6: “Học thầy không tày học bạn” Câu tục ngữ khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi khuyên nhủ về việc kết bạn, có tình bạn đẹp. *Câu 7: “Thương người như thể thương thân” Nghệ thuật: so sánh Trang 2
  3. Câu tục ngữ khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình, để quý trọng, đồng cảm, thương yêu đồng loại. *Câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình. *Câu 9: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Nghệ thuật: ẩn dụ Câu này khẳng định sức mạnh của đoàn kết. II. Bài tập: Câu 1: Tại sao ông cha lại để lại những câu tục ngữ cho thế hệ mai sau? Câu 2: Chúng ta có nên áp dụng các câu tục ngữ trong cuộc sống như thế nào? Câu 3: Giải thích ý nghĩa các câu tục ngữ sau (cả nghĩa bóng – nếu có) a) Có công mài sắt có ngày nên kim b) Đi một ngày đang học một sàng khôn c) Uống nước nhớ nguồn d) Có chí thì nên e) Gieo gió gặp bão Trang 3
  4. PHẦN 2: CÂU RÚT GỌN I. Lý thuyết Câu rút gọn: là câu đã được lược bỏ một số thành phần (chủ ngữ, vị ngữ, cả chủ ngữ lẫn vị ngữ) của câu mà không làm mấy đi ý nghĩa của câu. Tác dụng của việc rút gọn câu: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ, thường xuất hiện trong tục ngữ) * Lưu ý: - Khi tiến hành rút gọn câu không làm cho người nghe, người đọc, hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ ý nghĩa của câu nói. - Tránh lối nói cộc lốc, khiếm nhã. II. Bài tập Bài 1: 1) Xác định câu rút gọn trong những trường hợp sau và cho biết thành phần nào được rút gọn? a) Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! (Khánh Hoài) b) Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội của mình. (Tô Hoài) c)- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. (Nam Cao) d) Mọi người đồng thanh hô lớn. Và reo hò. Và tung hô ông lên. (Nguyễn Quang Lập) e) Trên đây là những ngày gian nan và rắc rối của chúng tôi. Và còn lôi thôi nữa. (Tô Hoài) f) Vợ Cóc bò sang nơi khác. Một hôm, đương vơ vẩn ngoài đồng chợt gặp Ếch. (Tô Hoài) g) Mẹ hỏi lớn – Hôm qua ai hái hoa ngoài vườn vậy. - Dạ, con! – Lan đáp. (Khánh Hoài) 2) Khôi phục lại các thành phần đã được rút gọn trong các câu trên và cho biết vì sao có thể khôi phục được như vậy. 3) Tìm và tác dụng của các câu rút gọn trong các trường hợp sau: a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. b) Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó ngồi rình mặt trời lên. (Nguyễn Tuân) Trang 4
  5. c) Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. (Tô Hoài) d) Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng gà thiên nhiên đầy đặn.Qủa trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. (Nguyễn Tuân) e) Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi. (Nguyễn Công Hoan) Trang 5
  6. PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN I. Lý thuyết Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Các yếu tố của một bài văn nghị luận: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế. - Luận cứ: là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đăn, tiêu biểu thì mới khiến cho luân điểm có sức thuyết phục. - Lập luận: là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. II. Bài tập Câu 1: Tìm luận điểm (chính – phụ) cho các đề văn sau: a) Nêu ý kiến về câu tục ngữ sau: có công mài sắt, có ngày nên kim b) Nêu suy nghĩ của mình về câu tục ngữ sau: Uống nước nhớ nguồn. Câu 2: Tìm luận cứ cho các luận điểm vừa tìm được ở bài tập 1. Trang 6