Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THCS kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi đánh giá kết quả dạy học, giáo dục môn Địa lí

doc 169 trang Đăng Bình 05/12/2023 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THCS kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi đánh giá kết quả dạy học, giáo dục môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_tap_huan_can_bo_quan_li_giao_vien_thcs_ki_thuat_xay.doc

Nội dung text: Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THCS kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi đánh giá kết quả dạy học, giáo dục môn Địa lí

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VÀ BIÊN SOẠN, CHUẨN HÓA CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC, GIÁO DỤC Môn: ĐỊA LÍ (Lưu hành nội bộ) Hà Nội, năm 2018 1
  2. MỤC LỤC Trang Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 3 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Phần 2: QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN 12 SOẠN VÀ CHUẨN HÓA CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN I. Giới thiệu về trắc nghiệm khách quan 12 II. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 20 Phần 3: VẬN DỤNG QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN 32 ĐỀ, BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN ĐỊA LÍ 1. Hướng dẫn biên soạn đề 32 2. Đề minh họa 43 3. Một số câu hỏi và bài tập Địa lí 9 64 Phần 4: HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN, QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG NGÂN 134 HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÊN MẠNG 2
  3. PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1.1. Định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. a) Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức dạy học thí nghiệm - thực hành của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học như trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ với việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Cụ thể là: - Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng trong 3
  4. việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học; động viên học sinh trung học tích cực tham gia Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học theo Công văn số 1290/BGDĐT- GDTrH ngày 29/3/2016 của Bộ GDĐT. Tăng cường hình thức học tập gắn với thực tiễn thông qua Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh trung học theo Công văn số 3844/BGDĐT- GDTrH ngày 09/8/2016. - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát động tuần lễ "Hưởng ứng học tập suốt đời" và phát triển văn hóa đọc gắn với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường. - Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể thao; thi thí nghiệm - thực hành; thi kĩ năng sử dụng tin học văn phòng; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi tiếng Anh trên mạng; thi giải toán trên mạng; hội thi an toàn giao thông; ngày hội công nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ và các hội thi năng khiếu, các hoạt động giao lưu; trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. Không giao chỉ tiêu, không lấy thành tích của các hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đua đối với các đơn vị có học sinh tham gia. - Tiếp tục phối hợp với các đối tác thực hiện tốt các dự án khác như: Chương trình giáo dục kĩ năng sống; Chương trình dạy học Intel; Dự án Đối thoại Châu Á - Kết nối lớp học; Trường học sáng tạo; Ứng dụng CNTT đổi mới quản lý hoạt động giáo dục ở một số trường thí điểm theo kế hoạch số 10/KH-BGDĐT ngày 07/01/2016 của Bộ GDĐT; 4
  5. b) Về kiểm tra và đánh giá Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cụ thể như sau: - Giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. - Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip, ) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành. - Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kì không phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại. - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: + Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; + Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân 5
  6. tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; + Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; + Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. - Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội; chỉ đạo việc ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có câu hỏi 1 lựa chọn đúng; tiếp tục nâng cao chất lượng việc kiểm tra và thi cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và triển khai phần tự luận trong các bài kiểm tra viết, vận dụng định dạng đề thi tiếng Anh đối với học sinh học theo chương trình thí điểm theo Công văn số 3333/BGDĐT- GDTrH ngày 07/7/2016 đối với môn ngoại ngữ; thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12; tiếp tục triển khai đánh giá các chỉ số trí tuệ (IQ, AQ, EQ ) trong tuyển sinh trường THPT chuyên ở những nơi có điều kiện. - Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ của sở/phòng GDĐT và các trường học. Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang 6
  7. mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 1.2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Cụ thể như sau: a) Xây dựng bài học phù hợp với các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các bài học (thực hiện trong nhiều tiết học) phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. b) Biên soạn câu hỏi/bài tập để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học và kiểm tra, đánh giá Với mỗi chủ đề bài học đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong 7
  8. quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. c) Thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực Tiến trình dạy học mỗi bài học được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. d) Tổ chức dạy học và dự giờ Trên cơ sở các bài học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". - Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. Mỗi bài học được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử 8
  9. dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học. e) Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi bài học được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: Nội Tiêu chí dung Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. dạy 1. Kế hoạch và tài liệu học Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. 2. Tổ chức hoạt động học cho học 9
  10. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của 3. Hoạt động của học sinh học sinh. 1.3. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học; có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cụ thể là: a) Tăng cường đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Các cơ quan quản lí giáo dục và các nhà trường nghiên cứu, quán triệt đầy đủ chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp quản lí, từng chức danh quản lí theo qui định tại các văn bản hiện hành. Tăng cường nền nếp, kỷ cương trong các cơ sở giáo dục trung học. Khắc phục ngay tình trạng thực hiện sai chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng cơ quan đơn vị và từng chức danh quản lí. b) Chú trọng quản lí, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011; tăng cường quản lí chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; quản lí các khoản tài trợ theo 10
  11. Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 qui định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lí hoạt động dạy học, quản lý nhà giáo, quản lý kết quả học tập của học sinh, hỗ trợ xếp thời khoá biểu, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; quản lí thư viện trường học, tài chính tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đào tạo. Đẩy mạnh việc việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp; động viên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia trang mạng "Trường học kết nối", đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lí giáo dục. 11
  12. PHẦN 2 QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN VÀ CHUẨN HÓA CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN I.GIỚI THIỆU VỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan (TNKQ) - TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. - Phân loại các câu hỏi Các loại câu hỏi TNKQ - Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions) - Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions) - Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer). - Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items) 2. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ) Câu MCQ gồm 2 phần: Phần 1: Câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi (STEM) 12
  13. Phần 2: Các phương án (OPTIONS) để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu (DISTACTERS). a) Câu dẫn Chức năng chính của câu dẫn: o Đặt câu hỏi; o Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện; o Đặt ra tình huống/ hay vấn đề cho HS giải quyết. o Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/hiểu: o Câu hỏi cần phải trả lời o Yêu cầu cần thực hiện o Vấn đề cần giải quyết b) Có hai loại phương án lựa chọn - Phương án nhiễu - Chức năng chính: Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn. Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ. Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học bài - Phương án đúng, Phương án tốt nhất - Chức năng chính: Thể hiện sự hiểu biết của HS và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu. c) Các dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập - Những kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn: 13
  14. 1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng. 2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất. 3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng. 4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu. 5. Câu theo cấu trúc phủ định. 6. Câu kết hợp các phương án. Ví dụ 1: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không đúng với đặc điểm địa hình nước ta? A. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta. B. Địa hình được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc. C. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa. D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Phân tích: Phương án đúng là D. Phương án A, B, C là đúng với đặc điểm địa hình nước ta. Ví dụ 2: Nguyên nhân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tổng diện tích rừng lớn nhất ở nước ta do A. người dân nơi đây có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng. B. vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn và việc trồng rừng được đẩy mạnh. C. những năm gần đây việc phá rừng lấy đất làm nương rẫy đã được xóa bỏ. D. lâm nghiệp là ngành kinh tế chính, nên diện tích rừng trồng tăng nhanh. Phân tích: Phương án đúng là B. Phương án A: HS không đọc kĩ câu dẫn sẽ nhầm. Câu dẫn hỏi là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tổng diện tích rừng lớn nhất do nguyên nhân gì? Phương án C, D: đúng, nhưng chưa hoàn thiện so với phương án B. - Đối với môn Địa lí khi phân loại theo kiến thức và kĩ năng, câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có 2 dạng cơ bản: dạng kiến thức và dạng kĩ năng. Đối với dạng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn kĩ năng lại được chia ra nhiều loại như: câu hỏi sử dụng bản đồ, lược đồ, Atlats Địa lí Việt Nam, câu hỏi sử dụng số liệu thống kê, câu hỏi sử dụng biểu đồ, 14
  15. Ví dụ 1. Dựa vào hình dưới đây và kiến thức đã học, hãy chọn phương án đúng. a) Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời là do A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elíp gần tròn. B. hướng của trục Trái Đất thay đổi trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời. C. Mặt Trời có lúc hút nửa cầu Bắc mạnh hơn, có lúc hút nửa cầu Nam mạnh hơn. D. trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. b) Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày A. 21 tháng 3. B. 22 tháng 6. C. 23 tháng 9. D. 22 tháng 12. c) Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày A. 21 tháng 3. B. 22 tháng 6. C. 23 tháng 9. D. 22 tháng 12. d) Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày A. 22 tháng 6 và 22 tháng 12 B. 21 tháng 3 và 22 tháng 6. C. 23 tháng 9 và 21 tháng 3. D. 23 tháng 9 và 22 tháng 12. Ví dụ 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết Tây Nguyên có khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây? A. Nam Giang. B. Bờ Y. 15
  16. C. Xa Mát. D. Tây Trang. Ví dụ 3. Cho bảng số liệu Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2005 và năm 2014 (Đơn vị: %) Năm 2005 2014 Nhóm tuổi Từ 0 đến 14 tuổi 27,0 23,5 Từ 15 đến 59 tuổi 64,0 66,4 Từ 60 tuổi trở lên 9,0 10,1 a) Nhận xét nào không đúng với bảng số liệu trên? A. Nhóm tuổi từ 0 đến 14 giảm về tỉ trọng. B. Nhóm tuổi từ 15 đến 59 tăng về tỉ trọng. C. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ổn định. D. Nhóm tuổi từ 60 trở lên có tỉ trọng nhỏ nhất. b) Để thể hiện biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta năm 2005 và 2014 biểu đồ nào dưới đây phù hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp. d) Đặc tính của câu hỏi MCQ (Theo GS. BoleslawNiemierko) Cấp độ Mô tả Nhận Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi biết được yêu cầu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng Thông được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các hiểu ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. Vận Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo dụng ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng (ở cấp để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo độ thấp) viên hoặc trong sách giáo khoa. 16
  17. Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các Vận vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong dụng sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức (ở cấp được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, độ cao) nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. đ) Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi MCQ Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận chi tiết đề thi đã phê duyệt, chú ý đến các qui tắc nên theo trong quá trình viết câu hỏi; Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn; Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích thi hoặc kiểm tra đánh giá trong bất cứ trường hợp nào trước đó; Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ sách giáo khoa hoặc các nguồn tài liệu tham khảo; không sao chép từ các nguồn đã công bố bản in hoặc bản điện tử dưới mọi hình thức; Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống; Câu hỏi không được vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ; Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất. 3. Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan 17
  18. Quy trình viết câu hỏi thô 19
  19. II.KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung a) Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng (mục tiêu xây dựng) Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi cho phù hợp. Ví dụ: Mục tiêu trong chương trình là: Nêu được khái niệm khí áp. Câu hỏi là: Khí áp là A. trọng lượng của không khí. B. sức ép của không khí được đo bằng khí áp kế. C. sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. D. độ dày của khí quyển và hơi nước. b) Tập trung vào một vấn đề duy nhất Mỗi câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được một vùng kiến thức khá rộng của một vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu MCQ, người viết cần tập trung vào một vấn đề cụ thể hơn (hoặc là duy nhất). Ví dụ.Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây? A. Tổng lượng mưa trong năm cao. B. Gió mùa thổi theo các mùa khác nhau. C. Nhiệt độ trung bình năm cao trên 210C. D. Độ ẩm tương đối của không khí lớn. c) Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra Ví dụ. Nét nổi bật của khí hậu Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. mùa đông lạnh giá, mưa phùn gió bấc lấn át tính chất nhiệt đới. B. tháng 8 giữa mùa hạ mưa nhiều, thường gây lũ lụt. C. thời tiết lạnh nhất nước ta, thay đổi thất thường theo mùa. D. mùa đông đến sớm nhất và kết thúc cũng sớm nhất so với cả nước. - Dùng từ vựng không hợp lí "Nét" hay "đặc điểm"; gió bấc hay gió mùa đông bắc hay gió mùa mùa đông. - Cả 4 phương án không nhất quán. - Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp. 20
  20. d) Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữ các câu độc lập với nhau Ví dụ: Các sông có hướng vòng cung thuộc vùng núi Đông Bắc là A. sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam B. sông Chảy, sông Thương, sông Kỳ Cùng C. sông Gấm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang D. sông Hồng, sông Lục Nam, sông Kỳ Cùng Câu 2. Địa hình khu vực nào sau đây bao gồm những cánh cung núi lớn và đồi? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Các học sinh giỏi khi làm bài trắc nghiệm có thể tập hợp đủ thông tin từ một câu trắc nghiệm để trả lời cho một câu khác. Trong việc viết các bộ câu hỏi trắc nghiệm từ các tác nhân chung, cần phải chú trọng thực hiện để tránh việc gợi ý này. Đây là trường hợp dễ gặp đối với nhóm các câu hỏi theo ngữ cảnh. đ) Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân: Ví dụ 1: Nhãn lồng là sản phẩm nổi tiếng ở tỉnh nào? A. Hải Dương. B. Hưng Yên. C. Bắc Giang. D. Lạng Sơn. Ví dụ 2. Theo em, các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất không liên tục là do nguyên nhân nào sau đây? A. Vì nhiệt độ mỗi nơi trên Trái Đất khác nhau. B. Các đai khí áp bị các dãy núi cao chia cắt. C. Do các khối không khí luôn chuyển động. D. Do sự xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương. e)Một số lưu ý nên tránh - Tránh sử dụng nguyên văn SGK: Việc sử dụng các tài liệu trong sách giáo khoa quen thuộc cho ra các câu hỏi trắc nghiệm làm hạn chế việc học tập và kiểm tra trong phạm vi nhớ lại (có nghĩa là, học thuộc lòng các tài liệu của sách giáo khoa). - Tránh viết câu trắc nghiệm khôi hài: các câu trắc nghiệm có chứa sự khôi hài có thể làm giảm các yếu tố nhiễu có sức thuyết phục làm cho câu trắc nghiệm dễ hơn một cách giả tạo. Sự khôi hài cũng có thể làm cho việc kiểm tra kém nghiêm túc hơn. 21
  21. Ví dụ: Ở nước ta chăn nuôi trâu nhằm mục đích nào sau đây? A. Cung cấp thịt. B. Cung cấp sữa. C. Cung cấp phân bón. D. Phát triển du lịch. Dạng câu hỏi như thế này không được ra để kiểm tra học sinh. - Tránh sự dài dòng trong phần dẫn Ví dụ: Nhiệt độ cao và mưa nhiều đặc trưng của miền khí hậu ẩm ướt. Những người sống trong loại khí hậu này thường phàn nàn về việc ra nhiều mồ hôi, ngay cả khi có ngày ấm áp dường như họ cũng không thoải mái. Khí hậu được mô tả là gì? A. Sa mạc. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Cận xích đạo. Sửa lại thành: Thuật ngữ nào dưới đây mô tả kiểu khí hậu với nhiệt độ cao và mưa nhiều? A. Sa mạc. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Xích đạo. - Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế Ví dụ: Nguyên nhân nào làm giảm nhiệt độ ở các vùng cực Tây nước ta? A. Có đường bờ biển dài 3260 km. B. Gió mùa Đông Bắc. C. Gió Đông Nam từ biển thổi vào. D. Gió Tây Nam. Trên thực tế, không vùng Cực Tây, chỉ có điểm Cực Tây. 2. Kĩ thuật viết phần dẫn a) Đảm bảo rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép học sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn. Ví dụ 1: Thủy chế của sông đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Độ dốc của lòng sông. B. Nguồn cấp nước cho sông. C. Độ dài của con sông. D. Độ lớn của lưu vực sông. Ví dụ 2: Đồng bằng nước ta A. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% diện tích đồng bằng cả nước. B. Diện tích đồng bằng sông Cửu Long bằng tổng diện tích của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng duyên hải miền Trung. 22
  22. C. Hệ thống đê điều được xây dựng bao bọc phần lớn hai bên bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long. D. Diện tích các đồng bằng: sông Hồng 15.000 km2, sông Cửu Long 40.000 km2, duyên hải miền Trung 15.000 km2. Câu hỏi này không rõ phải làm gì? cả 4 phương án không biết viết về vấn đề gì? Câu hỏi hỏi về vấn đề không đơn nhất, vấn đề lớn, nên không chọn được các phương án trả lời. Sửa lại thành: Đồng bằng sông Hồng không có đặc điểm nào sau đây? A. Diện tích là 40 000 km2. B. Dọc theo bờ sông có đê bao bọc. C. Không còn được bồi đắp tự nhiên. D. Có các ô trũng trong đồng bằng. b)Câu dẫn có thể là câu hoàn chỉnh Ví dụ. Đồng bằng là dạng địa hình A. có độ cao tuyệt đối trên 500m, bề mặt có nhiều gợn sóng. B. thường có độ cao tuyệt đối dưới 200m, bề mặt rộng bằng phẳng. C. có độ cao tương đối không quá 200 m, thường tập trung thành từng vùng. D. có độ cao tuyệt đối 1000 m, bề mặt tương đối bẳng phẳng hoặc gợn sóng. c) Câu dẫn là câu hỏi Ví dụ: Những mỏ nào sau đây là khoáng sản ngoại sinh? A. Than, cao lanh. B. Đồng, chì. C. Sắt, bôxít. D. Thiếc, vàng. d) Câu dẫn có thể là câu khuyết thiếu Ví dụ: Chọn các phương án sau đây để điền vào chỗ sao cho hợp lí. Cao nguyên là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối trên Cao nguyên cũng có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có sườn dốc. A. 200m. B. 500m. C. 100m. D. 1000m. Không nên chọn định dạng này: để ngay khuyết thiếu ở đầu câu dẫn. 23
  23. đ) Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh hoặc nhấn mạnh bằng cách đặt in đậm, hoặc gạch chân. Ví dụ: Thiên thể nào dưới đây không còn được coi là một hành tinh trong hệ Mặt Trời? A. Diêm vương tinh. B. Hải vương tinh. C. Thiên vương tinh. D. Sao thổ. 3. Kĩ thuật viết các phương án lựa chọn a) Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất Ví dụ 1. Các đai áp thấp thường nằm ở A. Cực Bắc. B. vĩ độ 300B và 300N. C. vĩ độ 600B và 600N. D. Cực Nam. Ví dụ 2. Độ muối của nước Biển Ban-tích, Biển Hồng Hải, Biển Đông được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là A. biển Ban tích, Biển Đông, Biển Hồng Hải. B. biển Đông, Biển Ban tích, Biển Hồng Hải. C. biển Hồng Hải, Biển Đông, Biển Ban tích. D. biển Hồng Hải, Biển Ban tích, Biển Đông. b) Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó Câu trả lời nên được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần theo thứ tự bảng chữ cái, độ lớn Ví dụ. Đường bờ biển nước ta có chiều dài bao nhiêu km? A. 1400 km. B. 2100 km. C. 3260 km. D. 4600 km. c) Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau Khi chỉ có hai câu trả lời có ý nghĩa trái ngược nhau trong các phương án lựa chọn thì học sinh có xu hướng dự đoán 1 trong 2 phương án đó là phương án đúng và tập trung và 2 phương án đó. Để khắc phục, nên xây dựng các cặp phương án có ý nghĩa trái ngược nhau đôi một. 24
  24. Ví dụ: Cho biểu đồ Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tỉ trọng dân số thành thị có xu hướng tăng. B. Tỉ trọng dân số nông thôn thấp hơn thành thị. C. Tỉ trọng dân số nông thôn có xu hướng tăng. D. Tỉ trọng dân số thành thị có xu hướng giảm. d) Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa Học sinh sẽ có khuynh hướng sẽ lựa chọn câu không giống như những lựa chọn khác. Tất nhiên, nếu như một trong các lựa chọn đồng nhất là đúng, câu trắc nghiệm đó có thể là một câu mẹo, có tính đánh lừa. Ví dụ: Đất phù sa thích hợp với cây trồng nào sau đây? A. Cây chè. B. Cây cà phê. C. Cây cao su. D. Cây lúa. Ba lựa chọn A, B, C là giống nhau và lựa chọn D khác với những phương án còn lại. đ) Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ, ) Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án khác. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, loại từ. 25
  25. Ví dụ: Hoạt động nào sau đây của con người làm giảm độ phì của đất ? A. Xây dựng các công trình thuỷ lợi. B. Thực hiện cơ giới hoá trong trồng trọt. C. Đẩy mạnh công việc trồng rừng. D. Trong sản xuất nông nghiệp sử dụng bừa bãi phân hóa học và thuốc trừ sâu trong trồng trọt. e) Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi Ví dụ: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày nào sau đây? A. Ngày 21 tháng 3. B. Ngày 22 tháng 6. C. Ngày 23 tháng 9. D. Ngày 22 tháng 12. Sửa lại thành: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày A. 21 tháng 3. B. 22 tháng 6. C. 23 tháng 9. D. 22 tháng 12. g)Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định - Giống như phần dẫn, các phương án nhiễu phải được viết ở thể khẳng định, có nghĩa là, cần tránh các phủ định dạng KHÔNG và TRỪ. - Thỉnh thoảng, các từ này không thể tránh được trong nội dung của một câu trắc nghiệm. Trong các trường hợp này, các từ này cần phải được đánh dấu như làm đậm, viết in, hay gạch dưới. Ví dụ nên tránh: Xu hướng thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây là A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. giảm tỉ trọng khu vực khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. D. tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều. h) Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào” Nếu như thí sinh có thông tin một phần (biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho là đúng/sai), thông tin đó có thể gợi ý thí sinh việc chọn lựa phương án tất cả những phương án trên hoặc Không có phương án nào. 26
  26. Ví dụ: Biểu hiện của địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là A. có nhiều hang động đá vôi nổi tiếng. B. nhiều sông suối cắt xẻ bề mặt miền núi và đồng bằng. C. khe rãnh khoét sâu xuống mặt đất ở vùng đồi núi trọc. D. Cả 3 ý trên. i) Tránh viết câu trả lời mơ hồ không ăn nhập với câu dẫn Ví dụ: Đồng bằng nước ta A. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% diện tích đồng bằng cả nước. B. diện tích đồng bằng sông Cửu Long bằng tổng diện tích của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Duyên hải miền Trung. C. hệ thống đê điều được xây dựng bao bọc phần lớn hai bên bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long. D. diện tích các đồng bằng: sông Hồng 15.000 km2, sông Cửu Long 40.000 km2, Duyên hải miền Trung 15.000 km2. k)Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”, hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối” Các từ hạn định cụ thể thường ở mức độ quá mức và do đó chúng ít khi nào làm nên câu trả lời đúng Ví dụ: Giá trị kinh tế của sông ngòi A. mọi con sông đều có giá trị thủy điện, cung cấp nước ngọt và phù sa. B. các sông có lưu lượng lớn, độ dốc cao thì khả năng thủy điện lớn. C. bất kì sông nào cũng đều thuận lợi cho giao thông đường thủy. D. chỉ có một số sông về mùa lũ gây không thiệt hại. l) Câu trả lời đúng phải được thiết lập ở các vị trí khác nhau với tỉ lệ từ 10-25% Nên chia gần đều số lần xuất hiện cho các phương án A, B, C, D. Không nên để cho phương án đúng xuất hiện ở cùng 1 vị trí liên tục ở nhiều câu cạnh nhau 4. Những lưu ý đối với phương án nhiễu a) Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu Ví dụ: Hạ Long thuộc tỉnh nào sau đây? A. An Giang. B. Hậu Giang. 27
  27. C. Kiên Giang. D. Quảng Ninh. Thí sinh sẽ dễ dàng loại được các tỉnh miền tây nam bộ. b)Phương án nhiễu là câu đúng, nhưng không phù hợp và trả lời cho câu dẫn Ví dụ: Nuôi trồng thuỷ sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là nhờ có điều kiện nào sau đây? A. Có vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tôm, bãi cá. B. Vùng có nhiều hồ thuỷ điện và hồ thuỷ lợi. C. Đường bờ biển dài với nhiều vụng, đầm phá. D. Khí hậu quanh năm nóng, ít biến động. c)Mỗi phương án nhiễu có thể được viết bằng một ngôn ngữ đơn giản, nhưng chúng có vẻ như sai rõ ràng hơn Ví dụ: Nhân tố tự nhiên được coi là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là tài nguyên A. đất. B. khí hậu. C. nước. D. sinh vật. d. Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời Vídụ: Nhà nông luân canh để A. giãn việc theo thời vụ. B. dễ dàng nghỉ ngơi. C. bảo trì đất đai D. cân bằng chế độ dinh dưỡng. Phương án "B” có thể bị loại bỏ ngay vì không cùng dạng ngữ pháp. 5. Câu hỏi MCQ với các mức độ nhận thức a) Nhận biết Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại, HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng. Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau : + Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật ngữ địa lí nào đó, 28
  28. + Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí, + Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng. Các động từ tương ứng với cấp độ biết có thể được xác định là: trình bày, nêu, liệt kê, xác định, Ví dụ: Câu 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh? A. 14 tỉnh. B. 15 tỉnh. C. 16 tỉnh. D. 17 tỉnh. Câu 2.Khoáng sản than tập trung nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây? A. Thái Nguyên. B. Lạng Sơn. C. Tuyên Quang. D. Quảng Ninh. Câu 3.Tiểu vùng Đông Bắc có địa điểm du lịch nổi tiếng nào sau đây? A. Cao nguyên Mộc Châu. B. Điện Biên Phủ. C. Sa Pa. D. Phong thổ. b) Thông hiểu - Là khả năng hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện tượng địa lí. - Học sinh có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống quen thuộc. Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu : - Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện tượng. - Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng. - Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó. - Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lôgic. Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: phân tích, giải thích, chứng minh, mô tả, phân biệt, Ví dụ: Trong phát triển nông nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh nào sau đây? A. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. B. Cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông. 29
  29. C. Cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. D. Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch. c) Vận dụng thấp - Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; Là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây: - So sánh các phương án giải quyết vấn đề; - Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được; - Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm, biểu tượng, đặc điểm đã biết, - Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn. Ví dụ: Câu 1. Dựa vào Atlat trang 13, các cao nguyên tiêu biểu ở tiểu vùng Tây Bắc là A. Sơn La, Mộc Châu. B. Đồng Văn, Sín Chải. C. Mộc Châu, Đồng Văn. D. Tà Phình, Tam Đảo Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Diện tích rừng tự nhiên một số vùngvà cả nước năm 2014 (Đơn vị : nghìn ha) Vùng Diện tích tự nhiên Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 10143,8 Vùng Bắc Trung Bộ 5152,2 Vùng Tây Nguyên 5464,1 Các vùng còn lại 12345,0 Cả nước 33105,1 30
  30. Vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất ở nước ta năm 2014 là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, chiếm 35,5% cả nước. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, chiếm 39,0% cả nước. C. Tây Nguyên, chiếm 35,5% cả nước. D. Tây Nguyên, chiếm 39,0% cả nước. d) Vận dụng cao HS có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ năng, kiến thức để giải quyết một vấn đề mới chưa được học hay chưa trải nghiệm trước đây (sáng tạo). Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. Các động từ thường sử dụng ở cấp độ này là: phân tích, tổng hợp, đánh giá, nêu ý kiến cá nhân, so sánh, mối quan hệ - Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so sánh, chia nhỏ các thành phần, thiết kế, rút ra kết luận, tạo ra sản phẩm mới. Ví dụ: Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rừng lớn nhất ở nước ta, do A. người dân nơi đây có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng. B. vùng này có diện tích rộng nhất cả nước và phần lớn là đồi núi. C. đẩy mạnh trồng rừng đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên có hiệu quả. D. hoạt động lâm nghiệp là ngành kinh tế chính của nhiều tỉnh trong vùng. 31
  31. PHẦN III VẬN DỤNG QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN ĐỊA LÍ I. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: 1) Đề kiểm tra tự luận; 2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; 3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. Bước 3.Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) a)Ma trận đề Xây dựng ma trận đề là khâu quan trọng nhất của quy trình biên soạn đề thi/ kiểm tra. Ma trận đề là bảng mô tả tiêu chí của đề thi/kiểm tra gồm hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ tư duy của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ 32
  32. thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Vận dụng ở mức độ cao có thể hiểu là các mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ tư duy. - Từ thực trạng về kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông hiện nay: việc biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra chưa khoa học, chưa thể hiện được mức độ phân hóa học sinh, một bộ phận GV ra đề kiểm tra với mục đích làm sao để chấm dễ, chấm nhanh nên kết quả đánh giá chưa khách quan. Phần lớn GV chưa quan tâm đến quy trình soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn mang tính chủ quan của người dạy. - Việc cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá: khi xây dựng đề thi/kiểm tra đánh giá, bao giờ cũng cần phải xác định mục tiêu là gì? Những kiến thức, kỹ năng hay năng lực nào cần đánh giá. Có những phương pháp, kỹ thuật nào trong kiểm tra, đánh giá? Và, sử dụng kết quả kiểm tra đó như thế nào? Kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học, do đó, ít nhất nó phải vì sự tiến bộ của học sinh. Có nghĩa là phải cung cấp những thông tin phản hồi để mỗi học sinh biết mình tiến bộ đến đâu? Biết mình làm chủ được kiến thức, kỹ năng này ở mức nào và phần nào còn hổng những sai sót nào trong nhận thức học sinh thường mắc qua đó điều chỉnh quá trình dạy và học. b) Mặt tích cực khi xây dựng đề và ma trận đề - Xây dựng ma trận đề góp phần hệ thống hóa được toàn bộ các chủ đề của chương trình giáo dục phổ thông tính đến thời điểm kiểm tra theo môn học. Tránh học vẹt, học tủ, làm cho kết quả đánh giá được chính xác, khách quan hơn. - Ma trận đề kiểm tra thể hiện được chuẩn kiến thức kĩ năng của các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện trong các ô của ma trận, dựa vào số lượng các chuẩn về kiến thức và kĩ năng được kiểm tra, đánh giá, có thể đánh giá được mức độ cân đối giữa kiến thức và kĩ năng trong 01 đề. - Các mức độ tư duy của các chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện ở hàng thứ nhất, với các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Các ô của ma trận là sự giao nhau giữa chủ đề và mức độ 33
  33. tư duy, mức độ tư duy được thể hiện thông qua nội hàm của chuẩn và sử dụng các động từ đo lường được để biểu hiện. Dựa vào tỉ lệ các mức độ tư duy trong ma trận ta có thể đánh giá được mức độ khó hay dễ của đề kiểm tra, đồng thời đảm bảo được mức độ phân hóa dành cho các đối tượng học sinh khác nhau. - Việc tính điểm cho các chủ đề, các chuẩn kiến thức kĩ năng dựa trên căn cứ: thời lượng dạy học và tính chất quan trọng của chuẩn kiến thức, kĩ năng. Như vậy, việc tính điểm này về cơ bản khắc phục được tình trạng phân phối điểm số cho các câu hỏi trong đề kiểm tra theo cảm tính như trước đây. - Xây dựng ma trận đề kiểm tra ở tổ nhóm chuyên môn giúp đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV. c) Yêu cầu khi xây dựng ma trận đề - Việc xây dựng đề và ma trận đề đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, đối tượng được kiểm tra, đánh giá. - Trong quá trình biên soạn ma trận đề việc sắp xếp các mức độ tư duy vào đúng vị trí của các ô trong ma trận có thể sẽ có các cách hiểu khác nhau giữa các GV. Với đặc thù các môn khoa học xã hội, để sắp xếp đúng đòi hỏi người GV phải biết phân tích nội hàm của các chuẩn, nếu chỉ căn cứ vào động từ đứng trước chuẩn để sắp xếp có thể sẽ không đúng với mức độ của chuẩn. - Biên soạn đề và ma trận đề theo quy trình này, vai trò của các tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn rất quan trọng. Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn phải biết tập hợp GV trong tổ làm việc nhóm cùng nhau xây dựng ma trận, biên soạn các câu hỏi xây dựng thành thư viện câu hỏi và bài tập, trên cơ sở đó việc biên soạn đề kiểm tra sẽ tạo được sự thống nhất hơn. d) Kĩ thuật xây dựng ma trận đề Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. 34
  34. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ); B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Khung ma trận minh họa Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp cao Tên chủ đề (nội dung,chương ) Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ Số điểm Số điểm Số điểm điểm= % % Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ Số điểm Số điểm Số điểm điểm= % % 35
  35. Chủ đề n (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ Số điểm Số điểm Số điểm điểm= % % Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Tổng số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % % % % e) Cần lưu ý - Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: + Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác. + Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. + Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương ) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn. - Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ): Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề. - Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh. + Căn cứ vào số điểm đã xác định ở bước 5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau. + Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp. 36
  36. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ) Dành cho kiểm tra học kì II lớp 8 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề (nội dung, chương ) Châu Á Vẽ biểu đồ đường Nhận xét về sự (khu vực Đông biểu diễn về sự tăng trưởng Nam Á) tăng trưởng GDP GDP của một của một số quốc số quốc gia gia khu vực Đông khu vực Đông Nam Á. Nam Á thông qua biểu đồ. Số điểm 2,0; Tỉ TL: 1 câu; 1,0 điểm TL: 1 câu; 1,0 lệ 20% điểm Vị trí địa lí, Nêu được vị trí địa Nêu được ý giới hạn, hình lí nước ta; Biết nghĩa của vị dạng lãnh thổ. được nước ta có trí địa lí nước Vùng biển nguồn tài nguyên ta về mặt tự Việt Nam biển phong phú ; nhiên. một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta. Số điểm 0,75; TN: 2 câu; 0,5 TN: 1 câu; Tỉ lệ 7,5% điểm 0,25 điểm Địa hình Nêu được đặc điểm Giải thích cơ bản của khu vực được đặc 37
  37. đồi núi, khu vực điểm chung đồng bằng. của địa hình Việt Nam. Số điểm 1; Tỉ TN: 2 câu; 0,5 TN: 2 câu; 0,5 lệ 10 % điểm điểm Khí hậu Nêu được đặc điểm Trình bày Phân tích chung của khí hậu được những bảng số liệu Việt Nam. nét đặc trưng về nhiệt độ về khí hậu và và lượng thời tiết của mưa của một hai mùa ; sự số địa điểm. khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền. Số điểm 1,0; Tỉ TN: 1 câu; 0,25 TN: 2 câu; 0,5 TN: 2 câu; lệ 10% điểm điểm 0,5 điểm Thuỷ văn Biết một số hệ Giải thích Nhận xét biểu thống sông lớn ở được đặc đồ lưu lượng nước ta. điểm chung nước. của sông ngòi Việt Nam. Số điểm1,25; Tỉ TN: 2 câu; 0,5 TN: 2 câu; 0,5 TN: 1 câu; lệ 12,5% điểm điểm 0,25 điểm Đất, sinh vật - Nêu được sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. 38
  38. - Nêu được sự phân bố của 2 hệ sinh thái. Số điểm 1; Tỉ TN: 4 câu; 1,0 lệ 10% điểm Đặc điểm Giải thích Khái quát chung của tự được một đặc được những nhiên Việt điểm chung thuận lợi và Nam nổi bật của tự khó khăn của nhiên Việt tự nhiên đối Nam. với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Số điểm 2; Tỉ TL: 1 câu; 1 TL: 1 câu; 1 lệ 20% điểm điểm Các miền địa Biết những khó Giải thích lí tự nhiên khăn do thiên nhiên được một số gây ra và vấn đề đặc điểm nổi khai thác tài bật về địa lí tự nguyên, bảo vệ môi nhiên của 1 trường của miền. miền. Số điểm 1,0; TN: 3 câu; 0,75 TN: 1 câu; Tỉ lệ 10 % điểm 0,25 điểm Tổng số điểm Số điểm 4,5; 45% Số điểm 3,0; Số điểm 2,5; 25% 10 30% Tỉ lệ 100% 39
  39. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau:(ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra) a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; 4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh; 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh; 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra; 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất; 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”. b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới; 4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo; 40
  40. 5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó; 6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh; 7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin; 8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh; 9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt. 10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó. Ví dụ biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Câu hỏi ở mức độ nhận biết Câu 1.Điểm cực Bắc trên đất liền ở nước ta có vĩ độ A. 8034’B. B. 6050’B. C. 102008'Đ. D. 109042’Đ. Câu hỏi mức độ thông hiểu Câu 2. Vị trí địa lí nước ta thuận lợi cho A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt. C. phát triển nền nông nghiệp ôn đới. D. nền nông nghiệp nước ta có sự phân hoá sản phẩm theo vùng miền. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp Câu 3. Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa do nguyên nhân nào sau đây? A. Vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á và tiếp giáp biển Đông. B. Vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ rất lớn của mặt trời. C. Vị trí địa lí nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm. 41
  41. D. Vị trí địa lí nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của mặt trời và vị trí tiếp giáp biển Đông nên mưa nhiều. Câu hỏi mức độ vận dụng cao Ý nào sau đây nói về tác động của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến khí hậu nước ta? A. Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao. B. Vị trí nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt. C. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đã quy định khí hậu nước ta có tính nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và có sự phân hóa sâu sắc. D. Hình thể lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp từ đông sang tây làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa sâu sắc. Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình. Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp). 42
  42. 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. II. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA 1. Đề kiểm tra học kì II lớp 8 Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra - Để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong các nội dung của học kì II (Đông Nam Á; vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ; vùng biển Việt Nam; địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, sinh vật; đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam; các miền địa lí tự nhiên). - Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất của HS. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra - Đề kiểm tra kết hợp câu hỏi dạng tự luận (4,0 điểm) và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm). - Đảm bảo có cả nội dung kiểm tra về kiến thức và kĩ năng. Bước 3.Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) 43
  43. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ) Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề (nội dung, chương ) Châu Á Vẽ biểu đồ đường Nhận xét về sự (khu vực Đông biểu diễn về sự tăng tăng trưởng Nam Á) trưởng GDP của GDP của một một số quốc gia khu số quốc gia khu vực Đông Nam Á. vực Đông Nam Á thông qua biểu đồ. Số điểm 2,0; Tỉ TL: 1 câu; 1,0 điểm TL: 1 câu; 1,0 lệ 20% điểm Vị trí địa lí, Biết được nước ta Nêu được ý giới hạn, hình có nguồn tài nguyên nghĩa của vị dạng lãnh thổ. biển phong phú ; trí địa lí nước Vùng biển Việt một số thiên tai ta về mặt tự Nam thường xảy ra trên nhiên. vùng biển nước ta. Số điểm 0,75; TN: 2 câu; 0,5 điểm TN: 1 câu; Tỉ lệ 7,5% 0,25 điểm Địa hình Nêu được đặc điểm Giải thích cơ bản của khu vực được đặc điểm 44
  44. đồi núi, khu vực chung của địa đồng bằng. hình Việt Nam. Số điểm 1; Tỉ TN: 2 câu; 0,5 điểm TN: 2 câu; 0,5 lệ 10 % điểm Khí hậu Nêu được đặc điểm Trình bày Phân tích bảng chung của khí hậu được những số liệu về nhiệt Việt Nam. nét đặc trưng độ và lượng về khí hậu và mưa của một số thời tiết của địa điểm. hai mùa ; sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền. Số điểm 1,0; Tỉ TN: 1 câu; 0,25 TN: 2 câu; 0,5 TN: 2 câu; 0,5 lệ 10% điểm điểm điểm Thuỷ văn Biết một số hệ Giải thích Nhận xét biểu thống sông lớn ở được đặc điểm đồ lưu lượng nước ta. chung của nước. sông ngòi Việt Nam. Số điểm1,25; Tỉ TN: 2 câu; 0,5 điểm TN: 2 câu; 0,5 TN: 1 câu; 0,25 lệ 12,5% điểm điểm Đất, sinh vật - Nêu được sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất 45
  45. chính ở nước ta. - Nêu được sự phân bố của 2 hệ sinh thái. Số điểm 1; Tỉ TN: 4 câu; 1,0 điểm lệ 10% Đặc điểm Giải thích Khái quát được chung của tự được một đặc những thuận lợi nhiên Việt điểm chung và khó khăn của Nam nổi bật của tự tự nhiên đối với nhiên Việt đời sống và Nam. phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Số điểm 2; Tỉ TL: 1 câu; 1 TL: 1 câu; 1 lệ 20% điểm điểm Các miền địa lí Biết những khó Giải thích tự nhiên khăn do thiên nhiên được một số gây ra và vấn đề đặc điểm nổi khai thác tài bật về địa lí tự nguyên, bảo vệ môi nhiên của 1 trường của miền. miền Số điểm 1,0; TN: 3 câu; 0,75 TN: 1 câu; Tỉ lệ 10 % điểm 0,25 điểm Tổng số điểm Số điểm 4,5; 45% Số điểm 3,0; Số điểm 2,5; 25% 10 30% Tỉ lệ 100% Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận I. TỰ LUẬN (4,0 điểm) 46
  46. Câu 1(2,0 điểm). a) Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần địa hình và thủy văn? b) Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu khái quát những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Câu 2(2,0 điểm). Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2000 – 2015 (đơn vị: %) Năm Quốc gia 2000 2005 2009 2013 2015 In-đô-nê-xi-a 4,92 5,70 4,63 8,50 7,40 Lào 5,78 7,10 7,50 4,70 5,00 Thái Lan 4,75 4,60 -2,33 2,90 4,30 a) Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2000 – 2015. b) Nhận xét về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của các nước ở giai đoạn trên. II. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) (Mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1. Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản, có trữ lượng lớn và giá trị nhất là A. cát trắng. B. titan. C. muối. D. dầu khí. Câu 2. Tài nguyên nào sau đây ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có trữ lượng lớn nhất cả nước? A. Sắt B. Than C. Bô-xit D. Dầu khí Câu 3. Biển Đông có nhiều thiên tai gây thiệt hại cho nước ta, nhất là A. bão. B. sạt lở bờ biển. 47
  47. C. xâm nhập mặn. D. sóng thần. Câu 4. Nhóm đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng Sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng Sông Cửu Long. Câu 5. Vùng đất triều bãi của sông, ven biển nước ta phát triển hệ sinh thái nào sau đây? A. Rừng thưa rụng lá (rừng khộp). B. Rừng tre nứa. C. Rừng ôn đới. D. Rừng ngập mặn. Câu 6. Vùng núi nào sau đây có nhiều dãy núi hướng vòng cung và đồi (trung du) phát triển rộng? A. Đông Bắc B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 7. Đồng bằng sông Cửu Long có độ cao trung bình khoảng bao nhiêu m so với mực nước biển ? A. 2m-3m B. 3m-7m C. 9m-10m D. 10m-15m Câu 8. Khí hậu nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây? A. Đa dạng. B. Thất thường. C. Tương đối ổn định. D. Nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 9. Hệ thống sông nào sau đây có 9 cửa sông đổ ra biển ? A. Sông Hồng. B. Sông Thái Bình. 48
  48. C. Sông Ba (Đà Rằng). D. Sông Mê Công. Câu 10. Sông ngòi Trung Bộ, mùa lũ thường tập trung vào thời gian nào trong năm ? A. Từ tháng 1 đến tháng 5. B. Từ tháng 9 đến tháng 12. C. Từ tháng 7 đến tháng 11. D. Từ tháng 6 đến tháng 10. Câu 11. Đất phù sa thích hợp đối với các cây trồng nào sau đây? A. Cây chè, cây đước, cây sú vẹt. B. Cây thuốc lá, cây điều, cây hồ tiêu. C. Cây lúa, cây hoa màu, cây ăn quả. D. Cây cà phê, cây cao su, cây mía. Câu 12. Rừng ôn đới núi cao phân bố ở khu vực nào sau đây? A. Hoàng Liên Sơn B. Dãy núi Bạch Mã. C. Dãy núi Ngọc Linh. D. Cao nguyên Lâm Viên Câu 13. Loại thiên tai nào sau đây ít xảy ra đối với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Bão lụt. B. Lũ quét. C. Hạn hán. D. Xâm nhập mặn. Câu 14. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. bão lũ, trượt lở đất. B. thiếu nước vào mùa khô. C. thời tiết thất thường. D. xâm nhập mặn. Câu 15. Do lượng mưa lớn, xâm thực mạnh dẫn đến sông ngòi nước ta A. ngắn và dốc. B. nhiều nước quanh năm. C. bị lắng đọng phù sa ở thượng nguồn. D. nhiều nước, có hàm lượng phù sa lớn. 49
  49. Câu 16. Vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến, đã làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Nóng, nắng quanh năm. B. Khô, mát quanh năm. C. Nóng, ẩm quanh năm. D. Lạnh, ẩm quanh năm. Câu 17. Tại sao địa hình nước ta lại tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau ? A. Do được nâng lên ở giai đoạn Cổ sinh. B. Do được nâng lên ở giai đoạn Tiền Cambri. C. Do được nâng lên ở giai đoạn Trung sinh. D. Do được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo. Câu 18. Tại sao nước ta có nhiều địa hình cácxtơ? A. Nắng nóng, mưa ít, nhiều đá granit. B. Có nhiều đồi núi, chia cắt phức tạp. C. Lượng mưa, độ ẩm lớn; nhiều đá vôi. D. Chịu ảnh hưởng vận động Tân kiến tạo. Câu 19. Miền khí hậu phía Bắc, nửa đầu mùa đông có đặc điểm nào sau đây? A. Lạnh và rất ẩm ướt. B. Lạnh và tương đối ít mưa. C. Rất lạnh và thường xuyên có tuyết rơi. D. Chỉ ảnh hưởng tới các tỉnh giáp Trung Quốc. Câu 20. Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm nào sau đây? A. Có mùa đông lạnh; mùa hè nóng ẩm và nhiều mưa. B. Mát mẻ, lượng mưa tương đối đều quanh năm. C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng. D. Nhiệt độ cao quanh năm, với một mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Câu 21. Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta lại phân hóa theo mùa rõ rệt? A. Lượng mưa phân hóa theo mùa. B. Các hồ thủy điện xả lũ theo mùa. 50
  50. C. Địa hình nước ta chia cắt phức tạp. D. Sông ngòi nước ta có hướng vòng cung. Câu 22. Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước? A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. B. Nằm tiếp liền khu vực ngoại chí tuyến. C. Gió mùa đông bắc hoạt động quanh năm. D. Có các dãy núi hình cánh cung mở rộng về phía bắc. Câu 23. Cho biểu đồ: LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CÁC THÁNG Ở SÔNG MÊ CÔNG Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Lưu lượng nước sông Mê Công lớn nhất là tháng 11. B. Lưu lượng nước sông Mê Công lớn nhất là tháng 10. C. Lưu lượng nước sông Mê Công không thay đổi nhiều trong năm. D. Lưu lượng nước sông Mê Công tập trung vào các tháng đầu năm. 51
  51. Câu 24. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình ở Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 độ (0C) Lượng 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,3 23,4 mưa (mm) Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội? A. Chế độ mưa có sự phân mùa. B. Lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII. C. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng XII. D. Nhiệt độ các tháng trong năm không đều. Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm I. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 2,0 a Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các 1,0 thành phần địa hình và thủy văn? - Địa hình: + Hiện tượng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi diễn ra mạnh mẽ. + Đất đá bị phong hoá; dạng địa hình cácxtơ rất phổ biến ở vùng núi đá vôi. - Thuỷ văn: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc; + Sông có hai mùa nước (mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt, mùa lũ chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm). 52
  52. b Bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy nêu khái quát những 1,0 thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. - Thiên nhiên đa dạng, phong phú, tươi đẹp là điều kiện để: + Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. + Phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch - Nước ta có nhiều thiên tai (bão lụt, hạn hán, giá rét ) ảnh hưởng tới con người; nhiều tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt. - Khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên; phòng tránh thiên tai là vấn đề hết sức quan trọng. 2 Vẽ và nhận xét biểu đồ 2,0 a Vẽ biểu đồ (yêu cầu: đúng, đẹp, có chú giải, tên biểu đồ) 1,0 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á b Nhận xét biểu đồ 1,0 - Tốc độ tăng trưởng GDP của In-đô-nê-xi-a, Lào và Thái Lan không ổn định (dẫn chứng). - Thái Lan có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, thậm chí đạt giá trị âm vào năm 2009, hiện nay đang có dấu hiệu phục hồi. 53
  53. II. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B A C D A A C Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D B C A D B D C Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án D C B D A B B C 2. Đề kiểm tra học kì II lớp 9 Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra - Để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong các nội dung của học kì II (Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo; địa lí địa phương ). - Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất của HS. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra - Đề kiểm tra kết hợp câu hỏi dạng tự luận (4,0 điểm) và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm). - Đảm bảo có cả nội dung kiểm tra về kiến thức và kĩ năng. Bước 3.Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) 54
  54. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ) Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề, Cấp độ thấp Cấp độ nội dung cao Vùng Đông - Nhận biết vị trí - Trình bày được Nam Bộ địa lí, giới hạn những thuận lợi và lãnh thổ khó khăn của đặc - Nêu được tên điểm tự nhiên, các trung tâm TNTN của vùng đối kinh tế lớn. với phát triển kinh - Biết được đặc tế - xã hội ; đặc điểm tự nhiên. điểm phát triển kinh tế vùng. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển. Số điểm 3 TN: 4 câu, 1 đ TN: 4 câu, 1 đ Tỉ lệ 30% TL: 01 câu, 1đ Vùng Đồng - Nhận biết vị trí - Trình bày được - Nhận xét số bằng sông địa lí, giới hạn đặc điểm tự nhiên, liệu thống kê. Cửu Long lãnh thổ. tài nguyên thiên - Nhận xét biểu - Nêu được tên nhiên của vùng và đồ, số liệu các trung tâm tác động của chúng thống kê sản kinh tế lớn. đối với phát triển lượng thuỷ sản - Vẽ biểu đồ cột kinh tế - xã hội. của Đồng bằng 55
  55. thể hiện sản lượng sông Cửu Long thuỷ sản của và cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Số điểm 3,5 TN: 2 câu, 0,5 đ TN: 3 câu, 0,75 đ TN: 1 câu, 0,25 Tỉ lệ 35% TL: 01 câu, 1đ đ TL: 01 câu, 1đ Phát triển Biết được các đảo - Trình bày các hoạt Phân tích được tổng hợp kinh và quần đảo lớn. động khai thác tài ý nghĩa kinh tế tế và bảo vệ nguyên biển, đảo và của biển, đảo tài nguyên phát triển tổng hợp đối với việc môi trường kinh tế biển. phát triển kinh biển, đảo - Trình bày đặc tế, an ninh điểm tài nguyên và quốc phòng. môi trường biển, đảo. Số điểm 2,5 TN: 4 câu, 1 đ TN: 5 câu, 1,25 đ TN: 1 câu, 0,25 Tỉ lệ 25% đ Địa lí địa Đánh giá phương được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh 56
  56. tế - xã hội của tỉnh (thành phố). Số điểm 1,0 TL: 1 câu, Tỉ lệ 10% 1 đ Tổng số điểm Số điểm 3,5 Số điểm 4,0 Số điểm 2,5 10 Tỉ lệ 100% Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận I. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm). a) Hãy trình bày các điều kiện kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ phát triển. b) Hãy nêu khái quát những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên (hoặc kinh tế - xã hội) đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em. Câu 2(2,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước (Đơn vị: triệu tấn) Năm 2010 2013 2015 Đồng bằng sông Cửu Long 3,0 3,4 3,6 Cả nước 5,1 6,0 6,5 a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước qua các năm trên. b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích về sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. 57
  57. II. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) (Mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1. Đông Nam Bộ không tiếp giáp với A. Lào, Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên, Campuchia D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Biển Đông. Câu 2. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Bộ là A. Thủ Dầu Một. B. Biên Hòa. C. Vũng Tàu. D. TP Hồ Chí Minh. Câu 3. Trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long là A. Mỹ Tho. B. Cẩn Thơ. C. Long Xuyên. D. An Giang. Câu 4. Trong vùng biển nước ta có khoảng bao nhiêu đảo lớn nhỏ sau đây? A. Hơn 2000 B. Hơn 3000 C. Hơn 4000 D. Hơn 5000 Câu 5. Đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất nước ta? A. Cát Bà. B. Cái Bầu. C. Lý Sơn. D. Phú Quốc. Câu 6. Các huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa là A. Cồn Cỏ và Lý Sơn. B. Vân Đồn và Cát Hải. C. Trường Sa và Hoàng Sa. D. Kiên Hải và Phú Quốc. Câu 7. Vùng Đông Nam Bộ, có một nhà tù khét tiếng được Pháp và Mĩ xây dựng trên một hòn đảo để tra tấn, đày ải những chiến sĩ cách mạng nước ta có tên là A. Phú Quốc. B. Côn Đảo. C. Lý Sơn. D. Thổ Chu. Câu 8. Về vị trí địa lí, Đồng bằng sông Cửu Long giáp với A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, biển. B. Duyên hải Nam Trung Bộ, biển. 58
  58. C. Đông Nam Bộ, Campuchia, biển. D. Campuchia, Lào, Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 9. Cây công nghiệp nào sau đây có diện tích lớn nhất Đông Nam Bộ ? A. Cây cà phê. B. Cây cao su. C. Cây hồ tiêu. D. Cây điều. Câu 10. Tài nguyên khoáng sản nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ? A. Đất sét. B. Bô xit. C. Dầu khí. D. Cao lanh. Câu 11.Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. luyện kim. B. vật liệu xây dựng. C. cơ khí nông nghiệp. D. chế biến lương thực, thực phẩm. Câu 12. Cho biết năm 2016, cả nước đã thu hút được 293700,4 triệu USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong đó vùng Đông Nam Bộ là 130500,1 triệu USD. Hỏi Đông Nam Bộ chiếm bao nhiêu % tổng số vốn thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước? A. 47,4%. B. 44,4%. C. 50,4%. D. 48,3%. Câu 13. Hai loại đất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là A. đất phù sa và đất feralit. B. đất cát pha và đất phù sa. C. đất badan và đất xám. D. đất xám và đất nhiễm mặn. Câu 14. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa ngọt phân bố chủ yếu ở đâu? A. Ven biển. B. Bán đảo Cà Mau. C. Giáp Cam-pu-chia. D. Ven sông Tiền và sông Hậu. Câu 15. Ý nào sau đây không phải là thế mạnh để Đông Nam Bộ phát triển cây cao su, cà phê ? A. Địa hình thoải. 59
  59. B. Khí hậu nóng ẩm. C. Đất phù sa màu mỡ. D. Nhiều đất badan và đất xám. Câu 16. Hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. mùa khô kéo dài. B. sông ngòi chia cắt. C. tài nguyên khoáng sản ít. D. có nhiều ô trũng ngập nước. Câu 17. Môi trường biển bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới A. giao thông vận tải biển. B. thủy sản và du lịch biển. C. chế biến thủy hải sản. D. khai thác, vận chuyển khoáng sản. Câu 18. Tài nguyên biển nào sau đây được coi là vô tận? A. Muối biển. B. Cá, tôm, cua, mực. C. Dầu mỏ và khí tự nhiên. D. Cát trắng và ôxit titan. Câu 19. Việc khai thác khoáng sản ở vùng Đông Nam Bộ gặp khó khăn nào sau đây? A. Phương tiện khai thác lạc hậu. B. Thiếu lực lượng lao động. C. Phân bố nhiều ở thềm lục địa. D. Thường xuyên có thiên tai. Câu 20. Nước ta có nhiều điều kiện nào sau đây để xây dựng các cảng nước sâu? A. Nước ta có đường bờ biển dài 3260km. B. Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, kín gió. C. Biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng. D. Bờ biển có nhiều cửa sông, nhiều bãi cát phẳng. Câu 21. Điều kiện nào sau đây thuận lợi để phát triển du lịch biển nước ta? A. Có nhiều bãi tắm rộng, dài, phong cảnh đẹp. 60
  60. B. Biển có độ sâu trung bình, rất ít thiên tai xảy ra. C. Ven bờ có rất nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông. D. Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Câu 22. Nguồn lợi thủy sản ven bờ có nguy cơ cạn kiệt do nguyên nhân nào sau đây? A. Không còn nơi cho cá tôm sinh sản. B. Khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm. C. Khuyến khích khai thác thủy sản ven bờ. D. Độ mặn nước biển ven bờ ngày càng tăng lên. Câu 23. Việc khuyến khích khai thác hải sản xa bờ không có ý nghĩa nào sau đây? A. Bảo vệ chủ quyền biển – đảo đất nước. B. Hạn chế cạn kiệt tài nguyên ven bờ. C. Khắc phục ô nhiễm môi trường ven bờ. D. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. Câu 24. Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, năm 2015 Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Diện tích (nghìn ha) 4308,5 7834,9 Sản lượng (triệu tấn) 25,6 45,2 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long gần bằng ½ cả nước. B. Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 2 cả nước. C. Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long đều lớn hơn 60% cả nước. D. Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long bằng 55% và 56,6% cả nước. 61
  61. Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm I. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 2,0 a Hãy trình bày các điều kiện kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy ngành dịch 1,0 vụ ở Đông Nam Bộ phát triển. - Dân đông, thu nhập bình quân đầu người cao tạo thị trường rộng lớn để phát triển dịch vụ. - Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đứng hàng đầu cả nước phục vụ sự phát triển của các ngành dịch vụ. - Các ngành kinh tế phát triển thúc đã thúc đẩy các hoạt động dịch vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu phát triển. - Vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta. b Hãy nêu khái quát những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên (hoặc 1,0 kinh tế - xã hội) đối với phát triển kinh tế ở địa phương em. HS có thể nêu những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội của địa phương mình. * Về tự nhiên, HS cần nêu được những thuận lợi và khó khăn về: - Vị trí địa lí. - Điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, sinh vật, khoáng sản ) * Về kinh tế - xã hội, HS cần nêu được những thuận lợi và khó khăn về: - Dân cư và lao động. - Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sánh của địa phương . 2 Vẽ và nhận xét biểu đồ 2,0 a Vẽ biểu đồ (yêu cầu: đúng, đẹp, có chú giải, tên biểu đồ) 1,0 Biểu đồ sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước 62
  62. b Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích về sản lượng 1,0 thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. - Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước đều tăng. Do Nhà nước chú trọng đến vấn đề phát triển ngành thủy sản. - Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm hơn ½ sản lượng thủy sản của cả nước. Vì Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh để phát triển ngành này. II. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D B C D C B C Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B C D B C D C A Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án B A C B A B C D 63
  63. III. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 9 CHỦ ĐỀ 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Nền văn hoá Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do A. có 54 dân tộc sinh sống B. có diện tích rộng lớn C. du nhập văn hoá nước ngoài D. yếu tố tự nhiên quyết định CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 Mức đầy đủ Mã 1: A Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 2. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Trong hoạt động sản xuất, các dân tộc ít người thường có kinh nghiệm A. thâm canh cây lúa đạt đến trình độ cao B. làm nghề thủ công nghiệp đạt mức độ tinh xảo C. trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật D. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM : HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2 Mức đầy đủ Mã 1: D Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 3. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 64
  64. Hãy nối các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lí A (Địa bàn cư trú) B (Dân tộc ít người) 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ a. Chăm, Khơ - me, Hoa 2. Trường Sơn – Tây Nguyên b. Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông 3. Nam Trung Bộ và Nam Bộ c. Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM : HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 3 Mức đầy đủ Mã 1: 1-b; 2-c; 3-a Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 4. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 4 Cho biết những điểm khác nhau giữa dân tộc Kinh và các dân tộc ít người. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 4 Mức đầy đủ Mã 1: - Dân tộc Kinh : + Có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt trình độ tinh xảo. + Là lực lượng đông đảo trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật. + Có những nét văn hóa riêng về phong tục, tập quán, trang phục, ẩm thực, - Các dân tộc ít người : + Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi làm nghề thủ công. + Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, khoa học kĩ thuật của nước ta đều có sự tham gia của các dân tộc ít người. + Mỗi dân tộc có một số bản sắc riêng về văn hóa, thể hiện ở phong tục, tập quán, trang phục, ẩm thực, Mức không đầy đủ Mã 04: Trả lời được 4 trong 6 ý như mức đầy đủ 65
  65. Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời CHỦ ĐỀ 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi. Câu 1. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ Cho bảng số liệu Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999 - 2010 (đơn vị: ‰) Năm 1999 2002 2005 2009 2010 Tỉ gia tăng 16,3 13,2 13,3 10,8 10,3 a) Vẽ biểu đồ biểu hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1999 -2010. b) Dựa vào kiến thức đã học và biểu đồ, hãy nhận xét và giải thích. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 Mức đầy đủ Mã 2: a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1999 - 2010. b) Nhận xét và giải thích 66
  66. - Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm dần, do thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, tuy nhiên mức độ gia tăng dân số như hiện nay vẫn còn cao. - Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng (mỗi năm, nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người). Đây là hậu quả của việc bùng nổ dân số những năm trước kia. Mức không đầy đủ Mã 01: Vẽ đúng nhưng không nhận xét; vẽ hình đường nhưng có nhận xét Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ Cho bảng số liệu Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2009 (đơn vị: %) Năm 1999 2009 Từ 0 đến 14 tuổi 33.5 25 Từ 15 đến 59 tuổi 58.4 66 Từ 60 tuổi trở lên 8.1 9 a) Vẽ biểu đồ biểu hiện cơ cấu nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2009 b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2 Mức đầy đủ Mã 2: a) Vẽ biểu đồ 67
  67. b) Nhận xét và giải thích - Dân số nước ta đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. - Độ tuổi từ 0 đến 14 giảm nhanh, do trong những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số giảm. - Độ tuổi từ 15 đến 59 tăng nhanh, đây là hệ quả gia tăng dân số những năm trước kia. - Độ tuổi từ 60 trở lên có xu hướng tăng biểu hiện chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của người dân dần được nâng cao. Mức không đầy đủ Mã 02: Vẽ đúng nhưng không nhận xét Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 3. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ? DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 3 Mức đầy đủ Mã 2: 68
  68. - Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm. + Từ năm 1960 đến năm 1976, gia tăng dân số có biến động nhưng mức gia tăng dân số cao, trung bình cũng khoảng 3%, nước ta trong tình trạng bùng nổ dân số. + Từ năm 1976 đến năm 2003, gia tăng dân số nước ta giảm liên tục nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh. - Gia tăng dân số giảm nhưng vẫn còn cao, vì thế dân số vẫn tăng vì số dân ngày càng đông. Mức không đầy đủ Mã 03: Trả lời được 2 trong 3 ý như mức đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 4. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì ? DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 4 Mức đầy đủ Mã 2: - Việc tăng nhanh dân số sẽ làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số. - Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, gây ách tắc giao thông, vấn đề nhà ở, - Tăng nhanh dân số sẽ đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, do đó nhanh chóng làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Mức không đầy đủ Mã 04: Trả lời được 2 trong 3 ý như mức đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời 69
  69. CHỦ ĐỀ 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và đô thị, thưa thớt ở miền núi. Ở từng nơi, người dân lựa chọn loại hình quần cư phù hợp với điều kiện sống và hoạt động sản xuất của mình, tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta. Câu 1. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Cho bảng số liệu: Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006 Vùng Đồng bằng sông Tây Nguyên Đông Nam Bộ Hồng Dân số 18208 4869 12068 (nghìn người) Diện tích 14863 54660 23608 (km2) Hãy tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên. Tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp? PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 Mức đầy đủ Mã 3: a) Tính mật độ dân số Mật độ dân số của các vùng: - Đồng bằng sông Hồng: 1225 người/km2. - Tây Nguyên: 89 người/km2. - Đông Nam Bộ: 511 người/km2. b) Nguyên nhân Tây Nguyên có mật độ dân số thấp - Những nhân tố kinh tế - xã hội: + Nhân tố kinh tế: trình độ, cơ cấu và tính chất các hoạt động kinh tế + Các nhân tố khác: đặc điểm dân cư, đô thị hóa - Những nhân tố tự nhiên: + Địa hình - đất đai: miền núi, cao nguyên. + Các nhân tố khác: rừng, nguồn nước Mức không đầy đủ 70
  70. Mã 01: Không tính được mật độ dân số Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 2. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét về sự phân bố dân cư ở các vùng của nước ta năm 2010. Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2010 (đơn vị: người/km2) Vùng Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng 939 Trung du và miền núi phía Bắc 117 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 197 Tây Nguyên 95 Đông Nam Bộ 617 Đồng bằng sông Cửu Long 426 (Nguồn: Niên giám thống kê 2010) PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2 Mức đầy đủ Mã 3 - Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng. Vùng có mật độ dân số cao nhất là đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Nguyên. - Dân cư phân bố không đều phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội. + Đồng bằng, ven biển là nơi có điều kiện sống thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu, phát triển sản xuất. + Miền núi, trung du là nơi điều kiện sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn: thiếu nước, đi lại khó khăn, Mức không đầy đủ Mã 02: Trả lời được 2 trong 3 ý như mức đầy đủ 71
  71. Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị %) Năm 2000 2003 2005 2010 Thành thị 24,2 25,8 26,9 30,2 Nông thôn 75,8 74,2 73,1 69,8 a) Hãy vẽ biểu đồ biểu hiện sự thay đổi cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 - 2010. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn giai đoạn trên. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 3 Mức đầy đủ Mã 3 a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thay đổi cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 - 2010. 72
  72. b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét - Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng chậm và vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu dân số. - Tỉ lệ dân nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ cấu dân số. * Giải thích - Tỉ lệ dân thành thị tăng là do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. - Tỉ lệ dân thành thị còn thấp có liên quan đến nhiều nhân tố: Trình độ phát triển kinh tế; hậu quả của chiến tranh Mức không đầy đủ Mã 03: Vẽ đúng, nhận xét được nhưng không giải thích được Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 4. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Dựa vào sự hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm của loại hình quần cư nông thôn và thành thị ở nước ta. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 4 Mức đầy đủ Mã 3 a) Quần cư nông thôn - Các điểm quần cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ (do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai). - Các điểm quần cư nông thôn có quy mô dân số khác nhau và được gọi tên khác nhau, tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú. - Diện mạo làng quê có nhiều thay đổi theo hướng gần lại thành thị (Do tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn). b) Quần cư thành thị - Các đô thị nước ta có mật độ dân số rất cao, nhà cửa đa dạng : "nhà ống", chung cư cao tầng, nhà biệt thự, nhà vườn - Đô thị có nhiều chức năng; các thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng. 73
  73. - Các đô thị nước ta phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Mức không đầy đủ Mã 04: Trả lời được 1 trong 2 câu như mức đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 5. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Dựa vào đặc điểm phân bố dân cư nước ta, hãy cho biết vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư? PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 5 Mức đầy đủ Mã 3 - Dân cư nước ta phân bố không đều + Tập trung đông đúc ở đồng bằng (75% dân số cả nước) với mật độ rất cao, gây ảnh hưởng tới môi trường, gây khó khăn cho vấn về giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng + Trung du, miền núi mật độ thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi đó ở đây có rất nhiều tài nguyên nhưng lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động có trình độ. + Tỉ lệ dân cư thành thị tuy có tăng nhưng còn chậm (năm 2005 là 26,9%; năm 2010 là 30,2%). - Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết. Mức không đầy đủ Mã: Trả lời được 3 trong 4 ý như mức đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời CHỦ ĐỀ 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 74
  74. Nước ta có lực lượng lao động đông đảo. Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Câu 1. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do A. Thu hút được nhiều lao động nước ngoài B. Dân số nước ta đông, tăng nhanh C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc D. Nước ta là nước nông nghiệp, nên cần phải có nhiều lao động LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 Mức đầy đủ Mã 4: B Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay vì A. điều kiện kinh tế chưa phát triển. B. chất lượng lao động không được nâng cao. C. chủ yếu lao động tập trung ở thành thị. D. mức thu nhập của người lao động thấp. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2 Mức đầy đủ Mã 4: A Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời 75
  75. Câu 3. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là A . nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc ít người. B. nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư đô thị., C. nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước. D. nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng đồng bằng. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 3 Mức đầy đủ Mã 4: C Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì? LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 4 Mức đầy đủ Mã 4 - Việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta vì : + Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị còn tương đối cao. + Không giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ gây lãng phí về nguồn lao động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội - Để giải quyết vấn đề việc làm cần: + Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng. + Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn. + Phát triển hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị. + Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm, 76
  76. Mức không đầy đủ Mã 04: Trả lời được 4 trong các ý như mức đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 5. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Cho bảng số liệu sau: Lao động phân theo các khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 - 2011 Năm Tổng Chia ra các khu vực kinh tế (nghìn Nông - lâm - ngư Công nghiệp - Dịch vụ người) nghiệp xây dựng 2000 37.609,6 24.481,0 4.929,7 8.198,9 2002 39.507,7 24.455,8 6.084,7 8.967,2 2005 42.542,7 24.351,5 7.785,3 10.405,9 2010 49.048,5 24.279,0 10.277,0 14.492,5 2011 50.352,0 24.362,9 10.718,7 15270.4 a) Tính cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2000 - 2011. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn trên. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 5 Mức đầy đủ: Mã 4 a) Cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 - 2011 Năm Tổng Chia ra các khu vực kinh tế (%) Nông - lâm Công nghiệp Dịch vụ - ngư nghiệp - xây dựng 2000 100 65.1 13.1 21.8 2002 100 61.9 15.4 22.7 2005 100 57.2 18.3 24.5 2010 100 49.5 21.0 29.5 2011 100 48.4 21.3 30.3 77
  77. b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét: - Lực lượng lao động nước ta vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông – lâm - ngư nghiệp, khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng còn thấp. - Cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế đang có xu hướng thay đổi: + Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nhiệp. + Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. - Đây là sự chuyển biến theo hướng tiến bộ, tuy nhiên còn chậm. * Giải thích sự chuyển biến cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế - Do chính sách đổi mới kinh tế; do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Chuyển biến còn chậm, lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn là do xuất phát điểm kinh tế nước ta thấp, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh Mức không đầy đủ Mã 05: Chỉ nhận xét mà không giải thích hoặc ngược lại Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác không hợp lí Mã 9: Không trả lời CHỦ ĐỀ 5: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Nền kinh tế nước ta đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và có nhiều khó khăn. Từ năm 1986 nước ta bắt đầu công cuộc Đổi mới. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu nhưng đứng trước nhiều thách thức. Câu 1. SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, hãy cho biết một số thành tựu và thách thức trong sự phát triển kinh tế của đất nước. SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 Mức đầy đủ Mã 5: - Sau công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu : + Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc. 78
  78. + Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Đã hình thành được một số ngành trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. + Sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu. + Các nước đầu tư vào nước ta ngày càng tăng. Nước ta đã trở thành thành viên của WTO. - Nước ta cũng đang đứng trước hàng loạt khó khăn: + Sự chênh lệch giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa các tỉnh, các huyện. + Nhiều vùng miền núi nước ta còn khó khăn, tỉ lệ nghèo đói còn cao. + Tài nguyên bị khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường tăng. + Việc làm đang trở thành một trong những vấn đề gay gắt của xã hội. + Văn hoá, y tế, giáo dục, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Mức không đầy đủ Mã 01: Trả lời thiếu 3 ý như mức đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Các ý trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 2. SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nói lên điều gì ? SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2 Mức đầy đủ Mã 5: - Giảm tỉ trọng của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, tiến tới ổn định khu vực dịch vụ. - Sự chuyển dịch này chứng tỏ nước ta đang chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Khẳng định sự đi lên theo hướng tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Mức không đầy đủ Mã: Trả lời được 1 trong 2 ý như mức đầy đủ Mức không tính điểm 79