Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THCS kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THCS kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_can_bo_quan_li_giao_vien_thcs_ki_thuat_xay.doc
Nội dung text: Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THCS kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN, CHUẨN HÓA CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC MÔN: SINH HỌC (Lưu hành nội bộ) Hà Nội, năm 2018 1
- MỤC LỤC Trang Phần 1. Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh 6 1.1. Định hướng chỉ đạo đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển 6 năng lực học sinh 1.2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh 9 giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1.3. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục 12 Phần 2. Quy trình, kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra, biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan 14 2.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra 14 2.2. Quy trình và kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan 15 2.3. Quy trình và kĩ thuật chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan 28 Phần 3. Vận dụng quy trình, kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách 32 quan và biên soạn đề kiểm tra môn Sinh học 3.1. Các loại câu hỏi và cách viết câu hỏi TNKQ môn Sinh học 33 3.2. Phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan 40 3.3. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong một chủ đề/bài 44 3.4. Biên soạn đề kiểm tra TNKQ 73 2
- 3.5.Nâng cao kỹ năng đánh giá lớp học cho giáo viên THCS 80 3.6. Một số câu hỏi đánh giá năng lực học sinh THCS 93 3.7. Các đề kiểm tra tham khảo 123 Phần 4. Hướng dẫn biên soạn, quản lí và sử dụng ngân hàng câu hỏi kiểm 133 tra, đánh giá trên mạng 4.1. Truy cập và đăng nhập hệ thống 133 4.2. Đăng ký bài học của khóa tập huấn 134 4.3. Cách thức thực hiện các bài học 135 4.4. Cách thức trao đổi, thảo luận trong mỗi bài học 137 4.5. Soạn giáo án Online 139 4.6. Không gian học tập của học sinh 150 Tài liệu tham khảo 152 3
- PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1.1. Định hướng chỉ đạo đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. a) Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức dạy học thí nghiệm – thực hành của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học như trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ với việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Cụ thể là: - Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng trong 4
- việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học; động viên học sinh trung học tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật theo Công văn số 1290/BGDĐT- GDTrH ngày 29/3/2016 của Bộ GDĐT. Tăng cường hình thức học tập gắn với thực tiễn thông qua Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh trung học theo Công văn số 3844/BGDĐT- GDTrH ngày 09/8/2016. - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát động tuần lễ “Hưởng ứng học tập suốt đời” và phát triển văn hóa đọc gắn với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường. - Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao; thi thí nghiệm – thực hành; thi kĩ năng sử dụng tin học văn phòng; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi tiếng Anh trên mạng; thi giải toán trên mạng; hội thi an toàn giao thông; ngày hội công nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ và các hội thi năng khiếu, các hoạt động giao lưu; trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. Không giao chỉ tiêu, không lấy thành tích của các hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đua đối với các đơn vị có học sinh tham gia. - Tiếp tục phối hợp với các đối tác thực hiện tốt các dự án khác như: Chương trình giáo dục kĩ năng sống; Chương trình dạy học Intel; Dự án Đối thoại Châu Á – Kết nối lớp học; Trường học sáng tạo; Ứng dụng CNTT đổi mới quản lý hoạt động giáo dục ở một số trường thí điểm theo kế hoạch số 10/KH-BGDĐT ngày 07/01/2016 của Bộ GDĐT; 5
- b) Về kiểm tra và đánh giá Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cụ thể như sau: - Giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. - Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip, ) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành. - Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kì không phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại. - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: + Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; + Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân 6
- tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; + Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; + Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. - Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội; chỉ đạo việc ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có câu hỏi 1 lựa chọn đúng. - Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ của sở/phòng GDĐT và các trường học. Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng “Trường học kết nối” về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 1.2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, cơ sở 7
- giáo dục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh;sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Cụ thể như sau: a) Xây dựng bài học phù hợp với các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các bài học (thực hiện trong nhiều tiết học) phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. b) Biên soạn câu hỏi/bài tập để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học và kiểm tra, đánh giá Với mỗi chủ đề bài học đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. c) Thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực Tiến trình dạy học mỗi bài học được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. 8
- d) Tổ chức dạy học và dự giờ Trên cơ sở các bài học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị “bỏ quên”. - Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. Mỗi bài học được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học. e) Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi bài học được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích 9
- hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của GV. Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: Nội Tiêu chí dung Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. dạy 1. Kế hoạch và tài liệu học Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. cho học sinh Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết 2. Tổ chức hoạt động học quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của 3. Hoạt động của học sinh học sinh. 10
- 1.3. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học; có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cụ thể là: a) Tăng cường đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Các cơ quan quản lí giáo dục và các nhà trường nghiên cứu, quán triệt đầy đủ chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp quản lí, từng chức danh quản lí theo qui định tại các văn bản hiện hành. Tăng cường nền nếp, kỷ cương trong các cơ sở giáo dục trung học. Khắc phục ngay tình trạng thực hiện sai chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng cơ quan đơn vị và từng chức danh quản lí. b) Chú trọng quản lí, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011; tăng cường quản lí chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; quản lí các khoản tài trợ theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 qui định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lí hoạt động dạy học, quản lý nhà giáo, quản lý kết quả học tập của học sinh, hỗ trợ xếp thời khoá biểu, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; quản lí thư viện trường học, tài chính tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đào tạo. Đẩy mạnh việc việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp; động viên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia trang mạng “Trường học kết nối”, đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lí giáo dục. 11
- PHẦN 2 QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN VÀ CHUẨN HÓA CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 2.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau: Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra - Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: - Đề kiểm tra tự luận; - Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. Bước 3.Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. 12
- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. (Các khung ma trận đề thi và hướng dẫn cụ thể được thể hiện chi tiết trong Công văn số 8773 đính kèm theo). Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra như sau: B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ); B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric). Bước 6.Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại tổng thể, có điều chỉnh cho phù hợp nếu thấy cần thiết. 2.2. Quy trình và kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan a) Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan 13
- - TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. - Phân loại các câu hỏi Các loại câu hỏi TNKQ Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions) Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions) Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer). Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items) So sánh câu hỏi/đề thi tự luận và trắc nghiệm khách quan Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm khách quan 1- Độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn 2- Độ giá trị Thấp hơn Cao hơn 3- Đo năng lực nhận thức Như nhau 14
- 4- Đo năng lực tư duy Như nhau 5- Đo Kỹ năng, kỹ sảo Như nhau 6- Đo phẩm chất Tốt hơn Yếu hơn 7- Đo năng lực sáng tạo Tốt hơn Yếu hơn 8- Ra đề Dễ hơn Khó hơn 9- Chấm điểm Thiếu chính xác và Chính xác thiếu khách quan hơn và khách quan hơn 10- Thích hợp Qui mô nhỏ Qui mô lớn b) Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan 15
- Quy trình viết câu hỏi thô Ví dụ 1: Nung nóng hỗn hợp gồm 9,45 gam Al và 27,84 gam Fe 3O4 với hiệu suất phản ứng là 80%. Cho thêm V lít dung dịch NaOH 0,5 M vào hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng. Lượng dung dịch NaOH dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Giá trị của V là: A. *0,84 B. 0,6144 C. 0,875 D. 0,64 Phân tích: Phương án đúng là A. Phương án B: HS không để ý đến Al dư ⇒nNaOH cần = 0,256 mol, VD: NaOH cần = 0,256 0,5 = 0,512 lít ⇒VddNaOH lấy = 0,512.1,2 = 0,6144 lít 17
- Phương án C: HS không hiểu rõ bản chất của khái niệm “dùng dư 20%”. HS đã nhầm tưởng “dùng dư 20%” tức là “đã hao hụt 20% so với lượng cần thiết” (lượng dư dùng để bù đắp cho phần hao hụt) và áp đặt công thức tính giống như khái niệm trên (lấy kết quả từ đáp án): VddNaOH lấy = 0,7.100 80 = 0,875 lít. Phương án D: Tương tự như phương án C (lấy kết quả từ phương án B): Vd: NaOH lấy = 0,512.100 80 = 0,64 lít Ví dụ 2: Phân tích: Phương án đúng là D. Phương án A: HS nhầm với phép cộng, trừ các số thông thường Phương án B: nhầm với phép cộng, trừ các số thông thường và nhầm lẫn giữa kí hiệu độ dài vec tơ với dấu giá trị tuyệt đối Phương án C: HS nhầm tổng hai vec tơ với tổng độ dài của hai đoạn thẳng c) Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ) Câu MCQ gồm 2 phần: – Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi (STEM) – Phần 2: các phương án (OPTIONS) để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu (DISTACTERS). Câu dẫn Chức năng chính của câu dẫn: - Đặt câu hỏi; - Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện; - Đặt ra tình huống/ hay vấn đề cho HS giải quyết. Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/hiểu: - Câu hỏi cần phải trả lời - Yêu cầu cần thực hiện - Vấn đề cần giải quyết 18
- Có hai loại phương án lựa chọn: Phương án nhiễu – Chức năng chính: • Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn. • Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ. • Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học bài Phương án đúng, Phương án tốt nhất - Chức năng chính: Thể hiện sự hiểu biết của HS và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu. Các dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá KQHT – Những kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn: 1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng 2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất 3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng 4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu 5. Câu theo cấu trúc phủ định 6. Câu kết hợp các phương án d) Đặc tính của câu hỏi MCQ(Theo GS. BoleslawNiemierko) Cấp độ Mô tả Nhận Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi biết được yêu cầu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng Thông được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các hiểu ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. 19
- Vận Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo dụng ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng (ở cấp để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo độ thấp) viên hoặc trong sách giáo khoa. Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học – chủ đề để giải quyết các Vận vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong dụng sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức (ở cấp được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, độ cao) nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. e) Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi MCQ - Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận chi tiết đề thi đã phê duyệt, chú ý đến các qui tắc nên theo trong quá trình viết câu hỏi; - Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn; - Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích thi hoặc kiểm tra đánh giá trong bất cứ trường hợp nào trước đó; - Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ sách giáo khoa hoặc các nguồn tài liệu tham khảo; không sao chép từ các nguồn đã công bố bản in hoặc bản điện tử dưới mọi hình thức; - Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống; - Câu hỏi không được vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ; - Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất g) Kĩ thuật viết câu hỏi MCQ 1. YÊU CẦU CHUNG 1. Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng (mục tiêu xây dựng) Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi cho phù hợp. 20
- Ví dụ: bài kiểm tra bằng lái xe chỉ với mục đích đánh giá “trượt” hay “đỗ”. Trong khi bài kiểm tra trên lớp học nhằm giúp giáo viên đánh giá việc học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh. 2. Tập trung vào một vấn đề duy nhất: 1 câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được một vùng kiến thức khá rộng của 1 vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu MCQ, người viết cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể hơn (hoặc là duy nhất). Ví dụ: - Với câu tự luận “Trình bày lịch sử phát triển của bảng tuần hoàn?”=> Câu hỏi yêu cầu học sinh phải trình bày được kiến thức tổng quan về bảng tuần hoàn -Với câu MCQ: “Ai là người có vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng bảng tuần hoàn?” A. Mendeleev B. Lavoisier C. Newlands D. Hinrichs => Câu hỏi này chỉ yêu cầu học sinh về vấn đề: “người phát triển bảng tuần hoàn” 3. Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra: Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp. 4. Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữ các câu độc lập với nhau Các học sinh giỏi khi làm bài trắc nghiệm có thể tập hợp đủ thông tin từ một câu trắc nghiệm để trả lời cho một câu khác. Trong việc viết các bộ câu hỏi trắc nghiệm từ các tác nhân chung, cần phải chú trọng thực hiện để tránh việc gợi ý này. Đây là trường hợp dễ gặp đối với nhóm các câu hỏi theo ngữ cảnh. 5. Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân: Ví dụ: Cầu thủ bóng chày giỏi nhất trong Liên đoàn Quốc gia Mỹ là ai? A. RyneSandberg B. BarryLarkin C. WillClark D. * BobbyBonds Ngoài việc câu trả lời còn nhiều điều phải tranh cãi thì các tiêu chí để đánh giá “giỏi nhất” cũng không rõ ràng. Nên sửa thành: Theo Tin tức thể thao, cầu thủ xuất sắc nhất trong Liên đoàn Quốc gia năm 1990 là ai? A. RyneSandberg B. BarryLarkin C. WillClark D. * BobbyBonds 21
- Câu hỏi thứ hai này có vòng loại và đề cập đến một mùa cụ thể, do đó, với câu hỏi này có một câu trả lời chính xác. 6. Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong sách giáo khoa Việc sử dụng các tài liệu trong sách giáo khoa quen thuộc cho ra các câu hỏi trắc nghiệm làm hạn chế việc học tập và kiểm tra trong phạm vi nhớ lại (có nghĩa là, học thuộc lòng các tài liệu của sách giáo khoa). Ví dụ: Hoàn thành khái niệm sau: “Sóng âm là những . Truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn.” A. 22ang dừng B. 22ang tới C. *22ang cơ D. 22ang ngang Câu hỏi này chỉ cần học sinh học thuộc định nghĩa là có thể chọn được đáp án đúng. 7. Tránh việc sử dụng sự khôi hài: - Các câu trắc nghiệm có chứa sự khôi hài có thể làm giảm các yếu tố nhiễu có sức thuyết phục làm cho câu trắc nghiệm dễ hơn một cách giả tạo. - Sự khôi hài cũng có thể làm cho sinh viên xem bài trắc nghiệm kém nghiêm túc hơn. 8. Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế: Ví dụ: Một vận động viên leo núi có độ cao 200m trong 2 phút. Vận tốc của vận động viên là bao nhiêu? Trên thực tế, không thể có chuyện leo núi 200m trong 2 phút. Vì vậy, câu hỏi này không phù hợp với thực tiễn. 2. KỸ THUẬT VIẾT PHẦN DẪN 1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn. Ví dụ : Đoạn hát (recitative) là A* một hình thức biểu hiện âm nhạc. B.phần nói của một vở opera. C.giới thiệu một tác phẩm âm nhạc. D.đồng nghĩa với libretto. Phần dẫn này không cung cấp định hướng hoặc ý tưởng về những gì tác giả tiểu mục muốn biết. Nên sửa thành : Trong opera, mục đích của đoạn hát là những gì ? 22
- Định dạng câu hỏi có hiệu quả hơn trong việc nhấn mạnh kiến thức đạt được thay vì đọc hiểu. Ví dụ : Định dạng câu hỏi Đối với các tiểu mục nhiềulựachọn, định dạng nào được khuyến khích sử dụng ? A. * Câu hỏi B. Hoàn thành C. Nhiều lựa chọn phứctạp D. Nhiều lựa chọn đa chiều - Định dạng hoàn chỉnh câu : Đối với việc trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải sử dụng dạng nào dưới đây ? A.* Câu hỏi B. Hoàn chỉnh câu C. Câu đa tuyển phức tạp D. Câu lựa chọn đa chiều 2. Để nhấn mạnh vào kiến thức thu được nên trình bày câu dẫn theo định dạng câu hỏi thay vì định dạng hoàn chỉnh câu Định dạng câu hỏi có hiệu quả hơn trong việc nhấn mạnh kiến thức đạt được thay vì đọc hiểu. Ví dụ: Định dạng câu hỏi Đối với các tiểu mục nhiều lựa chọn, định dạng nào được khuyến khích sử dụng? A. * Câu hỏi B. Hoàn thành C. Nhiều lựa chọn phức tạp D. Nhiều lựa chọn đa chiều - Định dạng hoàn chỉnh câu: Đối với việc trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải sử dụng dạng nào dưới đây? A.* Câu hỏi B. Hoàn chỉnh câu C. Câu đa tuyển phức tạp D. Câu lựa chọn đa chiều 3. Nếu phần dẫn có định dạng hoàn chỉnh câu, không nên tạo một chỗ trống ở giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn - Các định dạng này gây khó khăn cho thí sinh khi đọc. Ví dụ : Các định dạng ___ là cách tốt nhất để định dạng một tiểumục có nhiều lựa chọn. A. hoàn thành B. * câu hỏi C. nhiều lựa chọn phức tạp D. nhiều lựa chọn đa chiều 4. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn Một số tiểu mục chứa các từ, cụm từ, hoặc câu hoàn toàn không có gì liên quan với trọng tâm của tiểu mục. Một lý do cho việc này là để làm cho các tiểu mục nhìn 23
- thực tế hơn. Dạng thức như vậy sẽ thích hợp trong trường hợp người làm bài trắc nghiệm phải lựa chọn, nhận biết sự kiện chính trong chuỗi thông tin nhằm giải quyết vấn đề. Ví dụ: Nhiệt độ cao và mưa nhiều đặc trưng của miền khí hậu ẩm ướt. Những người sống trong loại khí hậu này thường phàn nàn về việc ra nhiều mồ hôi. Ngay cả khi có ngày ấm áp dường như họ cũng không thoải mái. Khí hậu được mô tả là gì? A. sa mạc B* nhiệt đới C. ôn đới D. cận xích đạo Nên sửa thành: Thuật ngữ nào dưới đây mô tả miền khí hậu với nhiệt độ cao và mưa nhiều? A. sa mạc B* nhiệt đới C. ôn đới D. cận xích đạo 5. Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh hoặc nhấn mạnh bằng cách đặt in đậm, hoặc gạch chân, hoặc tất cả các. Ví dụ: Âm thanh KHÔNG thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không B. Tường bê tông C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất 3. KỸ THUẬT VIẾT CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1. Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất Ví dụ: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi – lanh bằng bao nhiêu? A. Từ 40 – dưới 50 cm3 B. Dưới 50 cm3 C. 90 cm3 D. Trên 90cm3 Đáp án đúng là B. Tuy nhiên, phương án A trong trường hợp này cũng đúng. 2. Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó Câu trả lời nên được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần theo thứ tự bảng chữ cái, độ lớn Ví dụ: Phương trình A có bao nhiêu nghiệm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 3. Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau 24
- Khi chỉ có hai câu trả lời có ý nghĩa trái ngược nhau trong các phương án lựa chọn thì học sinh có xu hướng dự đoán 1 trong 2 phương án đó là phương án đúng và tập trung và 2 phương án đó. Để khắc phục, nên xây dựng các cặp phương án có ý nghĩa trái ngược nhau đôi một. Ví dụ:Về mặt di truyền, lai cải tiến giống: A. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ dị hợp. B. làm tăng cá thể dị hợp và thể đồng hợp C. ban đầu làm tăng tỉ lệ dị hợp, sau đó làm tăng thể đồng hợp. D. làm giảm cá thể dị hợp và thể đồng hợp. Khi chỉ có hai câu trả lời có ý nghĩa trái ngược nhau trong các phương án lựa chọn thì học sinh có xu hướng dự đoán 1 trong 2 phương án đó là phương án đúng và tập trung và 2 phương án đó. Để khắc phục, nên xây dựng các cặp phương án có ý nghĩa trái ngược nhau đôi một. 4. Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa Học sinh sẽ có khuynh hướng sẽ lựa chọn câu không giống như những lựa chọn khác. Tất nhiên, nếu như một trong các lựa chọn đồng nhất là đúng, câu trắc nghiệm đó có thể là một câu mẹo, có tính đánh lừa. Ví dụ: Cái gì làm cho salsa nóng nhất? A. Thêm ớt đỏ vào B Thêm ớt xanh vào C. Thêm hành và ớt xanh vào D.* Thêm ớt jalapeno vào Ba lựa chọn A, B, C là giống nhau và lựa chọn D khác với những cái kia. 5. Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ, ) Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án khác. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, loại từ. Phân tích hoạt động cơ quan đợt này là để lãnh đạo: A. điều chỉnh năng suất lao động B. xác định chế độ khen thưởng C. thay đổi cơ chế quản lý D. nắm vững thực trạng, xác định mục tiêu cho hướng phát triển cơ quan trong tương lai 25
- Phương án D quá dài, có thể sửa lại là “xác định hướng phát triển cơ quan”. 6. Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi Câu gốc: Câu sửa: Tắc động mạch vành bên phải gần nguồn Tắc động mạch vành bên phải gần gốc của nó bởi một huyết khối sẽ rất có thể nguồn gốc của nó bởi một cục máu là kết quả của: đông có thể do hiện tượng nhồi A. nhồi máu của vùng bờ bên của tâm thất máu khu vực nào sau đây? phải và tâm nhĩ phải. A. bờ bên của hai tâm thất B. nhồi máu của tâm thất trái bên. B. bên trái tâm thất. C. nhồi máu của tâm thất trái trước. C. trước tâm thất trái. D. nhồi máu vách ngăn phía trước. D. vách ngăn phía trước. 7. Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định - Giống như phần dẫn, các phương án nhiễu phải được viết ở thể khẳng định, có nghĩa là, cần tránh các phủ định dạng KHÔNG và TRỪ. - Thỉnh thoảng, các từ này không thể tránh được trong nội dung của một câu trắc nghiệm. Trong các trường hợp này, các từ này cần phải được đánh dấu như làm đậm, viết in, hay gạch dưới. Khi chất lỏng đang sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ chất lỏng sẽ: A. Tiếp tục tăng B. Không thay đổi C. Giảm D. Không tăng cũng không giảm 8. Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào” Nếu như thí sinh có thông tin một phần (biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho là đúng/sai), thông tin đó có thể gợi ý thí sinh việc chọn lựa phương án tất cả những phương án trên hoặc Không có phương án nào Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau: A. 1 + 1 = 3 B. 3 – 2 = 0 C. a và b đều sai D.Tất cả đều sai 26
- 9. Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”, hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối” Các từ hạn định cụ thể thường ở mức độ quá mức và do đó chúng ít khi nào làm nên câu trả lời đúng. Ví dụ: Lý do chủ yếu gây nên tính kém tin cậy của một bài trắc nghiệm trong lớp học? A. Hoàn toàn thiếu các hướng dẫn có hiệu quả. B. Toàn bộ các câu hỏi thiếu hiệu quả. C.* Có quá ít các câu trắc nghiệm. D. Dạng thức của tất cả các câu hỏi còn mới lạ với học sinh 10. Câu trả lời đúng phải được thiết lập ở các vị trí khác nhau với tỉ lệ từ 10-25%Nên chia gần đều số lần xuất hiện cho các phương án A, B, C, D. Không nên để cho phương án đúng xuất hiện ở cùng 1 vị trí liên tục ở nhiều câu cạnh nhau. 4. LƯU Ý ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN NHIỄU 1. Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu; Ví dụ: Hà Tiên thuộc tỉnh: A. An Giang B. Hậu GiangC. * Kiên Giang D. Hà Giang Thí sinh sẽ dễ dàng loại được tỉnh Hà Giang. 2. Tránh dùng các cụm từ kỹ thuật có khuynh hướng hấp dẫn thí sinh thiếu kiến thức và đang tìm câu trả lời có tính thuyết phục để đoán mò Mỗi phương án nhiễu có thể được viết bằng một ngôn ngữ đơn giản, nhưng chúng có vẻ như sai rõ ràng hơn. Ví dụ: Khi thiết kế bài trắc nghiệm, việc gì phải luôn luôn được làm trước? A. Xác định kích cỡ của dữ liệu và xác định đối tượng chọn mẫu B. Đảm bảo rằng phạm vi và các đặc điểm kỹ thuật được dựa vào lý thuyết. C.* Định rõ việc sử dụng cách chấm điểm hoặc việc giải thích. D. Lựa chọn mô hình phản hồi theo số lượng các tham số mong muốn. 3. Tránh sử dụng các cụm từ chưa đúng (sai ngữ pháp, kiến thức ): Hãy viết các phương án nhiễu là các phát biểu đúng, nhưng không trả lời cho câu hỏi. Ví dụ: Điều gì nói chung là đúng về mối quan hệ giữa chất lượng và độ tin cậy của câu trắc nghiệm? 27
- A. Không thể có được tính giá trị mà thiếu độ tin cậy. B. * Các câu trắc nghiệm kém có khuynh hướng làm tăng lỗi đo lường. C. Việc thể hiện câu trắc nghiệm có thể được thể hiện trong việc dạy kém. D. Một phạm vi hạn chế của các điểm trắc nghiệm có thể làm giảm độ tin cậy ước lượng. 4. Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời Ví dụ: Nhà nông luân canh để A. Giãn việc theo thời vụ B. Dễ dàng nghỉ ngơi C. bảo trì đất đai D. Cân bằng chế độ dinh dưỡng Phương án “B” có thể bị loại bỏ ngay vì không cùng dạng ngữ pháp. 2.3. Quy trình và kĩ thuật chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan Các loại câu hỏi TNKQ - Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions) - Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions) - Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer). - Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items) So sánh câu hỏi/đề thi tự luận và trắc nghiệm khách quan Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm khách quan 1- Độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn 2- Độ giá trị Thấp hơn Cao hơn 3- Đo năng lực nhận thức Như nhau 4- Đo năng lực tư duy Như nhau 5- Đo Kỹ năng, kỹ sảo Như nhau 6- Đo phẩm chất Tốt hơn Yếu hơn 7- Đo năng lực sáng tạo Tốt hơn Yếu hơn 8- Ra đề Dễ hơn Khó hơn 9- Chấm điểm Thiếu chính xác và Chính xác thiếu khách quan hơn và khách quan hơn 28
- 10- Thích hợp Qui mô nhỏ Qui mô lớn ĐẶC TÍNH CÂU HỎI DỄ (có thể coi tương đương với cấp độ nhận biết, thông hiểu) - Chỉ yêu cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy đơn giản như tính toán số học, ghi nhớ, áp dụng trực tiếp các công thức, khái niệm - Lời giải chỉ bao gồm 1 bước tính toán, lập luận. - Mối quan hệ giữa giả thiết và kết luận là trực tiếp - Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức sơ cấp, trực quan, không phức tạp, trừu tượng. ĐẶC TÍNH CÂU HỎI TRUNG BÌNH (có thể coi tương đương với cấp độ vận dụng thấp) - Yêu cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản như phân tích, tổng hợp, áp dụng một số công thức, khái niệm cơ bản - Lời giải bao gồm từ 1 tới 2 bước tính toán, lập luận - Giả thiết và kết luận có mối quan hệ tương đối trực tiếp - Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức tương đối cơ bản, không quá phức tạp, trừu tượng. ĐẶC TÍNH CÂU HỎI KHÓ (có thể coi tương đương với cấp độ vận dụng cao) - Yêu cầu thí sinh sử dụng các thao tác tư duy cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo. - Giả thiết và kết luận không có mối quan hệ trực tiếp. - Lời giải bao gồm từ 2 bước trở lên. - Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức khá sâu sắc, trừu tượng. Ví dụ: Lĩnh vực kiến thức toán Câu dễ Câu này dễ vì: - Khái niệm hàm lẻ là khái niệm cơ bản, dễ hiểu 29
- - Các công thức hàm số f(x), g(x), h(x) khá đơn giản - Các phương án nhiễu dễ nhận ra Kết quả phân tích câu 2 Ví dụ: Câu trung bình Câu này có độ khó trung bình vì: - Kiến thức khá cơ bản (hình học không gian sơ cấp) - Tính toán không phức tạp (2 bước) - Dễ nhận ra đáp án Kết quả phân tích câu 20 Ví dụ: Câu khó 30
- Câu này khó vì: - Kiến thức khá phức tạp (hàm hợp) - Nhiều bước tư duy, tính toán (3 – 4 bước) - Không thể đoán mò Kết quả phân tích 31
- PHẦN 3 VẬN DỤNG QUY TRÌNH, KĨ THUẬT BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC 3.1. Các loại câu hỏi và cách viết câu hỏi TNKQ môn Sinh học a) Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn: Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi loại này thường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu hỏi, và bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu). Ví dụ: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM Khả năng nảy mầm của các loại hạt rất khác nhau: Hạt cà phê chỉ giữ được khả năng nảy mầm trong vài giờ. Hạt lạc, hạt vừng giữ được khả năng nảy mầm khoảng 7- 8 tháng. Có những hạt sen được cất giữ tới 2000 năm vẫn còn khả năng nảy mầm. Người ta đã tìm thấy trong quan tài bằng đá dưới kim tự tháp cổ Ai Cập mấy hạt lúa mì, tính đến nay đã mấy ngàn năm, thế mà khi ngâm vào nước chúng vẫn còn khả năng nảy mầm. Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ (Nguồn: Trích phần tóm tắt và mục em có biết tr 115 SGK Sinh học 6) Câu hỏi – Hạt nảy mầm cần những điều kiện sau: A. đảm bảo đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp, chất lượng hạt giống tốt. B. tưới đủ nước, tạo điều kiện ánh sáng tốt. C. làm đất tơi xốp, gieo hạt đúng thời vụ và chăm sóc hạt gieo. D. thường xuyên chống úng, chống hạn, chống rét. * Ưu điểm: • Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, giáo viên có thể 32ang loại câu hỏi này để KT-ĐG những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như: + Xác định mối tương quan nhân quả. + Nhận biết các điều sai lầm + Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau 32
- + Định nghĩa các khái niệm + Tìm nguyên nhân của một số sự kiện + Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật + Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện + Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật + Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm. • Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét đoán, phân biệt rõ 33ang trước khi trả lời câu hỏi. • Tính chất giá trị tốt hơn. Loại bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể 33ang đo những mức tư duy khác nhau như: khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, , tổng quát hoá, rất hữu hiệu. • Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng của học sinh hoặc chủ quan của người chấm. * Nhược điểm: • Loại câu này khó soạn vì phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất,trong khi các câu, các phương án còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Thêm vào đó các câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn mức biết, nhớ. • Những học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án đã cho, nên họ không thoả mãn hoặc khó chịu. • Các câu TNKQ nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL. • Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi. * Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn Câu TNKQ loại này có thể 33ang thẩm định năng lực nhận thức ở hiểu, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi soạn câu hỏi loại này cần lưu ý. • Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một cách không tranh cãi được (không có điểm sai và những chỗ tối nghĩa), còn các câu nhiễu đều phải có vẻ hợp lí. 33
- • Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút các học sinh kém hơn. • Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương đương ở mỗi vị trí A, B, C, D. Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên. • Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, diễn đạt rõ 34ang một vấn đề hay nên mang trọn ý nghĩa. Nên tránh 34ang những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai” không liên hệ nhau được sắp chung một chỗ. • Các câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn lựa phải đồng nhất với nhau. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là động từ, tính từ hay danh từ. • Nếu có 4 hoặc 5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả lời ít hơn thì yếu tố may rủi tăng lên. Ngược lại, nếu có quá nhiều phương án để chọn thì giáo viên khó tìm được câu nhiễu hay và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi. • Nên tránh 34ang thể phủ định trong các câu hỏi. Không nên hai thể phủ định liên tiếp trong một câu hỏi. b) Câu trắc nghiệm “đúng- sai”: Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một câutrần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra. Ví dụ: Hạt nảy mầm cần những điều kiện nhất định.Em hãy khoanh tròn những điều kiện mà em cho là đúng? Một trong những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là: Đúng/ Sai Hạt còn khả năng nảy mầm Đúng/ Sai Chất lượng hạt giống phải tốt Đúng/ Sai Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp Đúng/ Sai Phải chăm sóc hạt gieo Đúng/ Sai Phải bón phân cho hạt Đúng/ Sai * Ưu điểm: 34
- • Đây là loại câu đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, mặc dù thời gian soạn cần nhiều công phu nhưng lại khách quan khi chấm điểm. • Có thể khảo sát được nhiều mảng kiến thức của học sinh trong một khoảng thời gian ngắn * Nhược điểm: • Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh học thuộc 35ang hơn là hiểu, • Khó 35ang để phát hiện ra yếu điểm của học sinh. Ít phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi. * Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu đúng, sai: • Câu nên hỏi những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải là những chi tiết vun vặt, không quan trọng. • Câu nên trắc nghiệm khả năng lí giải, chứ không chỉ là trắc nghiệm trí nhớ. Càng không nên chép lại những câu trong tài lệu giảng dạy, để tránh cho học sinh thuộc 35ang sách máy móc mà không hiểu gì. • Trong một câu chỉ có một vấn đề trọng tâm hoặc một ý trong tâm, không thể xuất hiện hai ý(phán đoán) hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai. • Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị. • Tránh những điều chưa thống nhất. c) Câu trắc nghiệm ghép đôi: (xứng – hợp) Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong loại này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Mỗi câu trong cột trả lời có thể được 35ang một lần hay nhiều lần để ghép với một câu hỏi. Ví dụ: Hãy ghép các thuật ngữ ở cột bên trái với các mô tả ở cột bên phải Thuật ngữ Mô tả 1. Gen a. Không có tác động lên kiểu hình ở cá thể dị hợp tử 2. Alen b. Một biến thể của tính trạng 3. Tính trạng c. Có hai alen y hệt nhau của cùng một gen 35
- 4. Alen trội d. Phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về một tính trạng 5. Alen lặn e. Một biến thể của gen 6. Kiểu gen f. Có hai alen khác nhau của cùng một gen 7. Kiểu hình g. Đặc điểm di truyền mà nó có thể thay đổi ở các thế hệ khác 8. Đồng hợp tử nhau 9. Dị hợp tử h. Ngoại hình của cá thể hoặc các trạng thái kiểu hình có thể 10. Lai phân tích quan sát được 11. Lai một tính i. Phép lai giữa cá thể chưa biết kiểu gen với cá thể có kiểu trạng gen lặn đồng hợp tử. j. Quy định kiểu hình ở cá thể dị hợp tử k. Cấu trúc di truyền của một cá thể l. Đơn vị di truyền quy định một tính trạng; có thể tồn tại ở các dạng khác nhau * Ưu điểm: • Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ 36ang loại này thích hợp với học sinh cấp THCS. Có thể 36ang loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó thường được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan. • So với một số loại trắc nghiệm khác thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảm đi. * Nhược điểm: • Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức, nguyên lí. • Để soạn loại câu hỏi này để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu. Hơn nữa nếu số câu trong các cột nhiều, học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi. * Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu ghép đôi: • Trong mỗi cột phải có ít nhất là sáu câu và nhiều nhất là mười hai câu. Số câu chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số câu trong cột câu hỏi, hoặc một câu trả lời có thể được sử dụng nhiều lần để này sẽ giúp giảm bớt yếu tố may rủi. • Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một câu của cột trả lời và câu trả lời tương 36
- ứng. Phải nói rõ môi câu trả lời chỉ được sử dụng một lần hay được sử dụng nhiều lần. • Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ nhau. Sắp xếp các câu trong các cột theo một thứ tự hợp lý nào đó. d) Câu trắc nghiệm điền khuyết. Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống. Nói chung, đây là loại TNKQ cóa câu trả lời tự do. Ví dụ: Sử dụng các từ khóa trong khung (cho ở dưới) để hoàn thiện các câu sau: 1.___ gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm. 2.Mô được cấu tạo từ một nhóm các ___ chuyên biệt. 3.Mô ___ là một ví dụ cho mô thực vật. 4.Hai ví dụ cho mô ở động vật là mô ___ và mô ___ 5.___ là một nhóm các loại mô khác nhau nhưng làm cùng với nhau một hoạt động. 6.Khi các cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định thì chúng được gọi là___ 7.Cơ thể con người có nhiều hệ cơ quan khác nhau. Đó là hệ ___, hệ ___ và hệ ___ 8.___ là tên gọi chung của các cơ thể sống với các hệ cơ quan khác nhau. Tuần hoàn - Sinh vật - Hệ cơ quan - Tiêu hóa – Cơ - Tế bào - Rễ - Thần kinh - Cơ quan Mô thần kinh * Ưu điểm: • Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả lời. Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn. • Rất thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu bết của học sinh về các nguyên lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ. Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học, suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác. * Nhược điểm: • Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích nguyên văn các câu từ SGK. Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn 37
- vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng câu hỏi TNKQ khác. • Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm, mất nhiều thời gian chấm, không áp dụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra- đánh giá. * Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu điền khuyết: • Lời chỉ dẫn phải rõ 38ang, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách giáo khoađể khỏi khuyến khích học sinh học thuộc 38ang. • Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không đoán mò, nên để trống những chữ quan trọng nhưng đừng quá nhiều. e) Câu hỏi bằng hình vẽ (kênh hình) Câu 1: Quan sát hình sau đây ta dễ dàng đoán được nó thuộc ___ của nguyên phân. A. kì trước B. kì giữa C. kì sau D. kì cuối Câu 2: Hình sau đây mô tả một chu kì tế bào. Thứ tự đúng một chu kì tế bào là: A. b → a → e → c → d B. D → c → a → b → c C. c → d → a → e → b D. D → b → a → e → c * Ưu điểm: • Học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình. • Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh. * Nhược điểm: •Hình đen trắng có thể gây khó khăn cho học sinh khi quan sát, phân tích. * Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu hỏi bằng hình vẽ: 38
- • Hình vẽ phải rõ ràng, tránh lấy nguyên vẹn các hình từ sách giáo khoa để khỏi khuyến khích học sinh học thuộc lòng. • Các ghi chú trên hình phải rõ để học sinh không đoán mò, nên chú ý tới kích thước hình cho đủ rõ khi quan sát. 3.2. Phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan 3.2.1. Vận dụng lý thuyết khảo thí cổ điển trong phân tích câu hỏi Một trong những ứng dụng của lý thuyết đánh giá cổ điển là phân tích câu hỏi thi- kiểm tra. Phân tích câu hỏi – thi kiểm tra là một quá trình xem xét chúng một cách kỹ lưỡng và có phê phán. Phân tích câu hỏi thi – kiểm tra nhằm làm tăng chất lượng của chúng, loại bỏ những câu hỏi quá tồi, sửa chữa những câu hỏi có thể sửa đượcvà giữ lại những câu hỏi đáp ứng yêu cầu. Phân tích câu hỏi thi – kiểm tra có thể thực hiện bằng một trong hai phương pháp: Phương pháp chuyên gia (Phương pháp bình phẩm, phê phán) bằng cách đề nghị một số chuyên gia cho ý kiến nhận xét về những câu hỏi thi – kiểm tra cụ thể theomột số tiêu chí đề ra. Những người được hỏi có thể là các chuyên gia môn học, chuyên gia soạn thảo văn bản, thậm chí là một số thí sinh. Cách tiếp cận này có hai nguyên tắc: + Người được hỏi phải là người có khả năng bình phẩm, phê phán các câu hỏi thi- kiểm tra; + Các câu hỏi thi – kiểm tra được viết theo một nguyên tắc đã được xác định vàcó các tiêu chí để bình phẩm, phê phán. Phương pháp định lượng (Phân tích số liệu): Phân tích thống kê kết quả làm bàicủa thí sinh. Sau khi có kết quả, nhập dữ liệu để phân tích. Việc này thường làmtrong quá trình thử nghiệm các câu hỏi thi – kiểm tra. Mục đích chính của thử nghiệm là thu thập dữ liệu để phân tích các câu hỏi thi – kiểm tra, chỉ ra những câu hỏi thi – kiểm tra cần phải sửa. Phân tích câu hỏi trắc nghiệm Việc phân tích câu trắc nghiệm nhằm xác định độ khó, độ phân biệt hay khả năng phân loại thí sinh trả lời câu hỏi. Các giá trị này xác định được qua phân tích, tính toán trên kết quả các bài thi kiểm thử và sau đó được lưu lại như một thuộc tính của câu hỏi. 3.2.1.1. Độ khó (DF) 39
- Tỉ lệ thí sinh trả lời đúng trên tổng số thí sinh cho ta số đo tương đối về độ khó của câu hỏi. Công thức tính độ khó của câu hỏi: Trong đó: R là số thí sinh trả lời đúng câu hỏi; N là tổng số thí sinh trả lời câu hỏi. Thang phân loại độ khó quy ước như sau: • Câu dễ: DF = 70– 100% (Tức là hầu hết thí sinh đều trả lời đúng) • Câu trung bình: DF = 30 – 70% • Câu khó: DF = 0–30% Nên 40ang các câu hỏi có DF nằm trong khoảng từ 25% đến 75% 3.2.1.2. Độ phân biệt (DI) Phân bố tỉ lệ thí sinh trả lời đúng của các thí sinh thuộc nhóm khá, nhóm trung bình và nhóm kém cho ta số đo tương đối về độ phân biệt của câu hỏi. Công thức tính độ phân biệt của câu hỏi: Trong đó: RH là số thí sinh ở nhóm khá trả lời đúng câu hỏi; RL là số thí sinh ở nhóm kém trả lời đúng câu hỏi; N là tổng số thí sinh trả lời câu hỏi. Độ phân biệt DI ≤ 0 thể hiện những câu hỏi không phân biệt được thí sinh nhóm khá và kém. The Ebel (1956) thì những câu hỏi có DI ≥ 0,3 đối với các bài trắc nghiệm trong lớp học là các câu hỏi có độ phân biệt tốt.Công thức tính DI có thể sử dụng để tính độ phân biệt cho từng phương án của mỗi câu hỏi. Một ví dụ về phân tích câu hỏi Bảng 1. Phân tích các câu hỏi trắc nghiệm N = 56 Bỏ A B C D STT câu RH RL DF DI H0 L0 HA LA HB LB HC LC HD LD hỏi 1 14 6 36 14 4 7 14 6 7 13 3 3 40
- 2 3 1 7 4 10 14 3 1 7 4 8 9 3 10 2 21 14 6 10 8 10 4 6 10 2 4 12 6 32 11 3 6 8 11 5 5 12 6 5 21 15 64 11 3 3 21 15 3 8 1 2 6 0 7 13 -13 8 6 0 7 20 15 0 0 7 14 7 38 13 14 7 4 5 7 14 3 2 8 5 3 14 4 8 10 2 5 13 10 5 3 9 16 14 54 4 7 4 3 5 16 14 2 5 10 8 8 29 0 8 5 8 8 8 10 4 5 Trong đó HA, HB, HC, HD, H0 là số thí sinh nhóm cao (Hight) trả lời phương án A, B, C, D hoặc bỏ không làm. LA, LB, LC, LD, L0 là số thí sinh nhóm thấp (Low) trả lời phương án A, B, C, D hoặc bỏ không làm. Ở phương án có cột H và L trùng với cột RH, RL thì đó là phương án đúng. Từ đó ta thu được kết quả các phương án cần phải được xem xét lại: STT Câu A B C D 1 x 2 x 3 4 x 5 x x 6 x 7 x 8 x 9 x 10 x x Trong đó, dấu “x” là các câu hỏi hoặc phương án cần phải xem xét lại. Các phương án Lý do cần xem xét - 5D, 7D - Phương án có quá ít thí sinh chọn trả lời - 1D, 4C, 5A, 10B - Phương án có độ phân biệt bằng 0 (DI = 0) - 2C, 8C, 9A, 10A - Phương án có độ phân biệt âm (DI<0) - Câu 6 - Câu có độ phân biệt âm (DI<0) 41
- - Câu 10 - Câu có độ phân biệt bằng không (DI = 0) Sau đó nhóm các câu hỏi, phương án có độ khó và độ phân biệt chấp nhận được sẽ được lấy làm thuộc tính của câu hỏi trong ngân 42ang câu hỏi. Đây là cơ sở hỗ trợ cho việc sinh các bộ đề thi 42ang cho các đối tượng thi khác nhau hoặc mục đích đánh giá khác nhau. 3.2.2. Thuyết ứng đáp câu hỏi Thuyết ứng đáp câu hỏi (Item Response Theory – IRT) là một lý thuyết của khoahọc về đo lường trong giáo dục, ra đời từ nửa sau của thế kỷ XX và phát triển mạnhmẽ cho đến nay. So với lý thuyết khảo thí cổ điển, lý thuyết khảo thí hiện đại ưuviệt hơn nhiều, được áp dụng ngày càng rộng rãi để định cỡ các CHTN và thiết kếcác đề trắc nghiệm. Thuyết đáp ứng câu hỏi của Rasch mô hình hóa mối quan hệ giữa mức độ khảnăng của người làm trắc nghiệm và đáp ứng của người ấy với câu trắc nghiệm. Mỗicâu trắc nghiệm được mô tả bằng một thông số (độ khó) ký hiệu là δ và mỗi ngườilàm trắc nghiệm được mô tả bằng một thông số (khả năng) ký hiệu là θ. Mỗi khimột người cố gắng trả lời một câu hỏi, các thông số độ khó và khả năng tác độnglẫn nhau, để cho một xác suất đáp ứng của người làm trắc nghiệm ấy. Rasch cho rằng “nếu một người có năng lực cao hơn người khác thì xác suất để người đó trả lời đúng một câu hỏi bất kì phải lớn hơn xác suất tương ứng của người kia; tương tự như vậy, nếu một câu hỏi khó hơn một câu hỏi khác thì xác suất để một người bất kì trả lời đúng câu hỏi đó phải nhỏ hơn xác suất để người đó trả lời đúng câu hỏi kia”. Dựa trên cơ sở này, Rasch đã mô tả mối liên hệ giữa xác suất trả lời đúng câu hỏi của mỗi thí sinh với năng lực của thí sinh đó thông qua hàm đặc trưng câu hỏi (Item Chacracteristics Function – ICF): Với k là năng lực của thí sinh thứ k, b j là độ khó của câu hỏi thứ j và X jk là ứng đáp của thí sinh thứ k đối với câu hỏi thứ j. X jk = 1 nếu thí sinh trả lời đúng câu hỏi và Xjk = 0 nếu thí sinh trả lời sai câu hỏi. Như vậy, P = X jk= 1, là xác suất để thí sinh có năng lực θk trả lời ĐÚNG câu hỏi có độ khó bj. Độ khó của câu hỏi đặc trưng cho khả năng trả lời đúng câu hỏi của thí sinh. Câu hỏi có độ khó càng cao thì xác suất trả lời đúng câu hỏi của thí sinh càng thấp. 42
- Baker phân loại độ khó của các câu hỏi theo 5 mức sau: rất khó, khó, trung bình, dễ, rất dễ. Một câu hỏi thuộc loại rất khó nếu tham số bj≥ 2, thuộc loại khó nếu 0,5 ≤ bj ≤ 2, thuộc loại trung bình nếu – 0,5 ≤ b j ≤ 0,5, thuộc loại dễ nếu – 2 ≤ b j ≤ - 0,5 và thuộc loại rất dễ nếu bj<-2. 3.2.3. Xử lý số liệu bằng phần mềm Quest/Conquest Sử dụng mô hình Rasch với phần mềm Quest/Conquest để phân tích câu hỏi/đề thi trắc nghiệm khách quan. Mô hình Rasch là một dạng mô hình IRT một tham số, hoặc mô hình IRT hai tham số. Thực tế trong đề thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho thấy, khi gặp một câu hỏi có độ khó cao hơn năng lực bản thân, các thí sinh có khuynh hướng dự đoán câu trả lời (theo cách chọn ngẫu nhiên một phương án hoặc theo cách loại suy dựa trên kinh nghiệm bản thân). Do đó, Birnbaum đề xuất hai tham số dự đoán vào mô hình để đo lường mức độ dự đoán của thí sinh trong mỗi câu hỏi. Mục đích cuối cùng của kiểm tra là đánh giá năng lực của người học. Tuy nhiên kết quả đánh giá năng lực người học của mô hình IRT thường không quen thuộc với người học cũng như giáo viên. Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng cách chuyển đổi từ kết quả của mô hình IRT sang các hình thức cho điểm thông thường, chẳng hạn thang điểm 10, là vấn đề giáo viên cần quan tâm. 3.3. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong một chủ đề/bài 3.3.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra Bước 1. Xác định mục tiêu của kiểm tra Đề thi/kiểm tra đánh giá, bao giờ cũng cần phải xác định mục tiêu là gì? Những kiến thức, kỹ năng hay năng lực nào cần đánh giá. Có những phương pháp, kỹ thuật nào trong kiểm tra, đánh giá? Và, sử dụng kết quả kiểm tra đó như thế nào? Kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học, do đó, ít nhất nó phải vì sự tiến bộ của học sinh. Có nghĩa là phải cung cấp những thông tin phản hồi để mỗi học sinh biết mình tiến bộ đến đâu? Biết mình làm chủ được kiến thức, kỹ năng này ở mức nào và phần nào còn hổng những sai sót nào trong nhận thức học sinh thường mắc qua đó điều chỉnh quá trình dạy và học. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra có các hình thức sau: 1. Đề kiểm tra MCQ (trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn); 43
- 2. Đề kiểm tra câu hỏi dạng tự luận; 3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Bước 3.Xây dựng ma trận đề kiểm tra a) Khái niệm ma trận đề Ma trận đề là bảng mô tả tiêu chí của đề thi/kiểm tra gồm hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ tư duy của học sinh bằng các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Vận dụng ở mức độ cao có thể hiểu là các mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ tư duy. b) Yêu cầu khi xây dựng ma trận đề 1. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. 2. Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. 3. Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ của sở/phòng GDĐT và các trường học. 44
- c) Quy trình và kĩ thuật xây dựng ma trận đề (Công văn số 8773/BGDĐT- GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010). Bước 1. Liệt kê danh sách cần kiểm tra Căn cứ vào mục đích KT, thời gian KT và loại hình bài KT (tự luận hay trắc nghiệm khách quan) để chọn chủ đề cần kiểm tra. Đây chính là mục tiêu học tập mà học sinh phải đạt được theo Chuẩn KT – KN xét đến thời điểm thực hiện Chương trình Giáo dục. Ghi các chủ đề đã chọn vào cột 1 của ma trận. Bước 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy Nhập văn bản nội dung chuẩn chương trình quy định cho chủ đề đã chọn vào từng ô trong các ô tương ứng với chủ đề ở cột 1. Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: + Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác. + Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. + Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương, bài) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương ) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao nhiều hơn. Sáng tạo các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy cho phù hợp đối tượng kiểm tra (bước này rất cần kinh nghiệm của người viết ma trận). Vì chuẩn KT – KN của chương trình chỉ dừng ở mức cơ bản, tối thiểu nên khi viết ma trận GV cần xác định rõ bậc tư duy cần đánh giá phù hợp với đối tượng kiểm tra và chủ đề nội dung kiểm tra. Bước 3. Viết tỷ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung/chủ đề kiểm tra Căn cứ vào mục đích KT, thời gian học tập mỗi nội dung/chủ đề mà cân nhắc quyết định tỷ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung/chủ đề kiểm tra (cột 1). Bước 4. Quyết định ĐIỂM SỐ TỔNG của bài kiểm tra Căn cứ vào mục đích KT (thi chọn học sinh giỏi, thi THPT quốc gia, kiểm tra học kì, kiểm tra 45 phút hay 15 phút) và đối tượng HS mà Quyết định tổng số điểm của ma trận. 45
- Bước 5. Tính thành điểm số cho mỗi chủ đề ứng với tỉ lệ % Từ tỷ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung/chủ đề kiểm tra và tổng số điểm của ma trận tính ra điểm số cho mỗi chủ đề ứng với %. Bước 6. Quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi HÀNG với mỗi cấp độ tư duy Căn cứ mức độ tư duy cần đo để quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi HÀNG với mỗi chuẩn tương ứng trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá. Tính tỉ lệ %, quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng, cũng dựa vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Bước 7. Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn đánh giá (chủ đề) Nhân tỉ lệ % lượng hóa mức độ cơ bản, trong tâm của mỗi chủ đề hoặc đơn vị kiến thức kĩ năng với trọng số của nó để xác định điểm số của các đơn vị kiến thức kĩ năng trong mỗi ô của chủ đề nội dung kiểm tra. Bước này rất cần kinh nghiệm của người viết ma trận, vì ta có thể điều chỉnh điểm số của các đơn vị kiến thức kĩ năng trong mỗi ô sao cho phù hợp với đối tượng và mục đích kiểm tra. Bước 8. Tính ĐIỂM phân phối cho mỗi cột (cấp độ tư duy) Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá. Bước 9. Tính tỷ lệ % của TỔNG điểm phân phối cho mỗi cột. Chỉ việc cộng dồn từ trên xuống dưới trong mỗi cột. Ý nghĩa của bước này giúp người viết ma trận thấy tương quan tỉ lệ giữa các bậc tư duy. Bước 10. Đánh giá lại bảng tiêu chí xem có đạt được những gì bạn dự kiến không. Bạn có thể thay đổi và sửa nếu thấy cần thiết. Nhìn tổng thể bảng ma trận để đánh giá mức độ phù hợp, cân đối, hài hòa giữa các cột và các hàng. 3.3.2. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quanmôn Sinh học a) Bảng mô tả 4 mức độ yêu cầu của câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Bảng mô tả tiêu chí chung (Theo Công văn 4325/BGDĐT-GDTrH về Hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH) 1. Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; 2. Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, 46
- so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; 3. Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; 4. Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. - Ví dụ bảng mô tả tiêu chí cụ thể đối với chủ đềLá – Sinh học 6 – THCS Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề LÁ: - Quan sát hình thái cấu tạo của lá, các hình thức biến dạng của lá - Sưu tầm, phân loại các kiểu lá, dạng gân lá, cách xếp lá và các dạng biến đổi của lá - Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước qua lá, quang hợp và hô hấp ở lá - Ghi chép, xử lý và trình bày số liệu thí nghiệm quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. - Phát hiện và giải quyết vấn đề về các mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng của lá, giữa quang hợp và hô hấp, giữa các bộ phận của cây có liên quan đến vai trò của lá. - Vận dụng kiến thức về chủ đề lá vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường. - Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích, kiến thức của chủ đề lá. Đối chiếu các năng lực trên với chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ hiện hành, có thể thành lập được ma trận thể hiện mục tiêu, nội dung và các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực trong chủ đề Lá như sau 47
- (Bảng 1): Vận Vận Nhận Thông dụng dụng biết hiểu thấp cao (Mô tả (Mô tả (Mô tả (Mô Nội dung yêu yêu yêu tả yêu cầu cầu cầu cầu cần cần cần cần đạt) đạt) đạt) đạt) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ Vận Vận 1.1. Kiến thức dụng dụng - Nêu được các đặc điểm bên ngoài Nhận Phân kiến kiến gồm cuống, bẹ lá, phiến lá. biết biệt thức thức - Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, được các quang quang các kiểu xếp lá trên cành, các loại các loại lá hợp, hô hợp, gân trên phiến lá đặc đơn và hấp và hô hấp - Giải thích được quang hợp là điểm lá kép quá và quá quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng bên (6,7). trình trình mặt trời biến chất vô cơ (nước, ngoài Phân thoát thoát CO2,muối khoáng) thành chất hữu của lá tích hơi hơi cơ (đường, tinh bột) và thải ôxy làm và được nước ở nước không khí luôn được cân bằng cách sự phù lá để ở lá để - Giải thích việc trồng cây cần chú ý sắp hợp giải giải đến mật độ và thời vụ. xếp lá giữa thích thích - Giải thích được ở cây hô hấp trên cấu tạo một số một số diễn ra suốt ngày đêm, 48ang ôxy cây và hiện hiện để phân hủy chất hữu cơ thành CO2, (1,2). chức tượng tượng H2O và sản sinh năng lượng. Nêu năng quen liên - Giải thích được khi đất thoáng, rễ được của lá thuộc quan cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho nguyên (8,9). (11 – trong rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ liệu và 15). thực 48
- - Trình bày được hơi nước thoát sản Phân tế và ra khỏi lá qua các lỗ khí. phẩm tích đưa ra - Nêu được các dạng lá biến dạng của được giải (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự quá mối pháp trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và trình quan (16 – do môi trường. quang hệ giữa 19). 1.2. Kĩ năng hợp, 2 quá - Ghi chép, xử lý và trình bày số hô hấp trình liệu thí nghiệm quang hợp, hô hấp, (3,4,5) quang thoát hơi nước. hợp và - Thu thập về các dạng và kiểu phân hô hấp bố lá ở cây - Biết cách làm thí nghiệm lá cây xanh thoát hơi nước, quang hợp và hô (10) hấp. 1.3. Thái độ - Vận dụng kiến thức về chủ đề lá vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường. b) Hệ thống câu hỏi viết theo 4 mức độ yêu cầu đã mô tả: STT Mức độ Nhận biết 1. Hãy tìm một câu không đúng trong các câu sau: A. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, hứng được nhiều ánh sáng. B. Có kiểu 2 gân lá: hình mạng và hình cung. C. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. D. Lá trên các mấu thân xếp s49ang nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. 2. Cấu tạo lá cây gồm 3 phần chính là: A. Gân lá, cuống lá, đầu lá B. Mép lá, gân lá, phiến lá 49
- C. Phiến lá, gân lá, cuống lá D. Mép lá, đầu lá, thân lá 3. 50ang khí nào sau đây là nguyên liệu cho quá trình tạo tinh bột của lá cây? A. Khí Ô xi B. Khí Các bô níc C. Khí Ni tơ D. Khí Clo 4. Trong quá trình quang hợp, để tạo ra chất hữu cơ và khí ôxi, thực vật cần những điều kiện dưới đây? Hãy khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với từng điều kiện mà em cho là cần thiết Điều kiện cần thiết cho cây quang hợp Có hoặc không Nước Có / Không Khí cacbônic và năng lượng Có / Không Khí cacbônic Có / Không Chất hữu cơ và nước Có / Không Ánh sáng Có / Không Nhiệt độ thích hợp Có / Không 5. Ngoài khí cacbônic, sản phẩm của quá trình hô hấp còn có: A. chất hữu cơ, nước và năng lượng B. O2, nước và năng lượng C. nước và năng lượng D. Oxy và chất hữu cơ STT Mức độ Hiểu 1. Tìm những điểm giống nhau của phần phiến ở các loại lá. Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của lá? 2. Có các dạng lá nào? Phân biệt các dạng lá đó? 3. Cấu tạo của phần thịt lá có đặc điểm gì giúp nó thực hiện chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây? 50
- 4. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? 5. Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? STT Mức độ Vận dụng 1. Vì sao người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh? 2. Vì sao trong thực tế người ta khuyên không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ? 3. Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận? 4. Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ? 5. Vì sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn? STT Mức độ Vận dụng cao 1. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Tại sao? 2. Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”. Để nâng cao năng suất cây trồng, trước khi gieo trồng cần có những biện pháp kĩ thuật gì để xử lý đất? 3. Bố của Nam mới mua về một bể cá trong đó có 5 con cá vàng. Đồng thời, bác cũng thả thêm vào trong bể một ít rong đuôi chó. Theo em, việc người ta thường thả rêu vào bể cá có ý nghĩa gì? 4. Trong ngày sinh nhật, Lan được các bạn tặng rất nhiều hoa tươi. Lan rất thích hoa nên đã mang tất cả số hoa đó vào phòng ngủ. Tuy nhiên, mẹ của Lan không đồng ý và bảo Lan mang số hoa đó ra để ngoài sân, sáng hôm sau mới lại mang vào nhà. Lan rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao mẹ lại bảo mình làm như vậy. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải đáp cho Lan thắc mắc đó. 51
- NĂNG LỰC LÀM THÍ NGHIỆM Câu 1. Nêu các bước thí nghiệm phát hiện tinh bột ở lá và giải thích tại sao lại tiến hành như thế? Câu 2. Trong quá trình tìm hiểu về LÁ, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự thật vô cùng quan trọng: Lá của thực vật thường chứa tinh bột. Chúng ta có thể chứng minh rằng lá cây chứa tinh bột bằng cách kiểm tra lá cây với dung dịch iot. Nếu tinh bột được trộn với iot, chúng sẽ chuyển thành màu xanh đen. Để nhìn thấy sự đổi màu này ở lá, cần thiết phải loại bỏ màu xanh của lá trước. Người ta đã tiến hành như sau: a. Cho lá vào cốc thủy tinh, đổ vào khoảng nửa cốc nước, đặt cốc lên lưới gause phía trên kiềng. Dùng đèn cồn đun sôi khoảng vài phút (giết tế bào - giúp cho– các chất khác dễ xâm nhập vào lá). b. Tắt đèn cồn, gắp lá sang cốc thủy tinh nhỏ hơn, đổ cồn vào cho ngập lá, cẩn thận đặt cốc nhỏ chứa cồn và lá vào cốc lớn chứa nước sôi vừa sử dụng. bật đèn cồn và đun cách thủy. Sau vài phút, lá trở lên có màu trắng (do cồn hòa tan các phân tử diệp lục trong lá). c. Gắp lá ra khỏi cốc cồn, nhúng lá vào cốc nước nóng để rửa trong vài giây. d. Đặt lá vào đĩa petri, nhỏ vài giọt iot lên lá và quan sát hiện tượng. Nếu lá chuyển thành màu xanh- đen nghĩa là trong lá có tinh bột. Câu hỏi: 2.1. Toàn bộ lá có chuyển thành màu xanh-đen không? Nếu không, giả thuyết của bạn là gì? 2.2. Tại sao phải tắt đèn cồn trước khi đặt cốc nhỏ chứa cồn và lá lên đun tiếp? 2.3. Khi bạn đun sôi lá trong cồn, hiện tượng gì đã xảy ra? Giải thích? 2.4. Nếu bạn lấy trực tiếp lá xanh trên cây và nhỏ iot lên, nó có chuyển thành màu xanh đen không? Tại sao? Câu 3. Để chứng minh lá tạo thành tinh bột khi có ánh sáng, bạn Minh đã làm thí nghiệm như sau: a. Chuẩn bị 2 chậu cây, đặt cả 2 chậu này trong phòng tối (hoặc dùng giấy 52angbao kín hết phần lá, hoặc dùng hộp g52angcứng chụp lên để không có ánh sáng lọt vào) trong vòng 4-5 ngày để loại bỏ hết tinh bột dự trữ trong lá. b. Đặt hai chậu cây này ra nơi có ánh sáng (bên của sổ), trong đó một chậu cây vẫn để trong hộp tối, chậu kia để ngoài ánh sáng trong 1-2 ngày. 52
- c. Sau 1-2 ngày, lấy một lá khỏe mạnh ở mỗi chậu cây và thực hiện thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong lá. Câu hỏi: 3.1. Theo em, kết quả kiểm tra sẽ như thế nào? 3.2. Tại sao phải dùng các cây đã loại bỏ tinh bột trong thí nghiệm này? 3.3. Tại sao phải sử dụng 2 cây: một trong tối và một để ngoài ánh sáng? (hoặc dùng một cây nhưng các lá của chúng được đặt trong các điều kiện khác nhau?). 3.4. Một điều quan trọng là cả 2 cây phải được đặt trong những điều kiện giống nhau ngoại trừ điều kiện mà chúng ta đang tìm hiểu (ở đây là ánh sáng). Các điều kiện đó là gì? Tại sao điều này lại quan trọng? Câu 4: Để xác định chất khí cây cần cho quá trình tạo tinh bột, một bạn HS đã tiến hành thí nghiệm như sau: a. Chuẩn bị 2 chậu cây tương tự nhau. Đặt 2 chậu này vào chỗ tối trong 3-4 ngày. –. Sau đó, đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt, dùng 2 chậu thủy tinh (hoặc hộp nhựa trong) úp ra ngoài mỗi chậu cây. c. Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Trong chuông B chỉ đặt một mình chậu cây. Đặt cả 2 chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh nắng (hình 21.3 SGK). d. Sau 5 - 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iot loãng (thí nghiệm 2). Ghi lại kết quả mà em thu được vào vở. Câu hỏi: 4.1. Tại sao trước khi tiến hành thí nghiệm lại cần đặt các chậu cây vào chỗ tối? 4.2. Tại sao trong chuông A lại cần đặt cốc nước vôi trong còn chuông B thì không? Cốc nước vôi có vai trò gì? 4.3. Kết quả kiểm tra tinh bột các lá cây trong chuông A và chuông B như thế nào? Từ kết quả đó, em có thể rút ra nhận xét gì về chất khí cây cần lấy để thực hiện quá trình quang hợp? 4.4. Thân non có màu xanh có tham gia quang hợp được không? Vì sao? 4.5. Ở các cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận? Vì sao em biết? c) Các yêu cầu chung khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Sinh học Các yêu cầu đối với CÂU DẪN Muốn xây dựng được câu dẫn tốt, cần phải đảm bảo các quy tắc sau: 53
- 1. Câu dẫn cho đọc hiểu cần có chất liệu mới lạ, không đơn thuần là việc lặp lại nguyên văn những điều đã có trong bài học. 2. Không soạn câu dẫn có phần thân cấu tạo theo lối phủ định. Ví dụ: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kỹ thuật di truyền? A. Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân huỷ dầu mỏ để phân huỷ các vết dầu loang trên biển. B. Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản suất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. C. Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. D. Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu. 3. Không dùng câu dẫn có cách thể hiện làm rối trí học sinh, các thể hiện rắc rối do việc dùng từ hoặc do cấu trúc câu. Ví dụ: Nhằm nghiên cứu enzym polinucleaza của một vi rut, một nhà khoa học đã quyết định biến nạp và biểu hiện gen mã hoá enzym này ở tế bào E.coli bằng công nghệ ADN tái tổ hợp. Phương án nào dưới đây phản ánh đúng thứ tự các bước thực hiện? I. Nhân dòng gen bằng vectơ biểu hiện. II. Nghiền vỡ tế bào và phân lập tiểu phần tế bào chất. III. Thúc đẩy sự biểu hiện protein. IV. Phân lập ARN hệ gen của virut từ các hạt virut được phân tách và tinh sạch V. Thực hiện phản ứng khuyếch đại bằng PCR. VI. Thực hiện phản ứng phiên mã ngược. VII. Chọn lọc dòng tế bào mong muốn. VIII. Biến nạp gen vào các tế bào E.coli. Trả lời: A. IV, VI, V, I, VIII, VII, III, II B. IV, II, III, I, VIII, V, VI, VII C. VIII, VII, I, II, IV, VI, III, V D. IV, VI, V, VIII, VII. II, III, I 4. Thân của câu dẫn tự nó phải có nghĩa và phải nêu được vấn đề rõ ràng. Ví dụ: Việc tách dòng và khuyếch đại (sao chép) ADN tái tổ hợp trong tế bào sống (in vivo) cần những thành phần nào trong các thành phần sau? I. ADN polimeraza II. Các enzym giới hạn enđonucleaza 54
- III. Một mẫu dò ADN IV. ADN ligaza V. Một cơ thể (dòng tế bào) chủ VI. ADN thể cho VII. Các enzym metilnucleaza VIII. Các enzym pronucleaza IX. Một loại vectơ X. Enzym Taq ADN polimeraza Trả lời: A. I, III, IV, V, VI B. II, IV, V, VI, IX C. II, V, VI, VII, IX D. IV, V, VI, IX, X 5. Hình thức thể hiện câu dẫn không chi phối, làm ảnh hưởng đến phần thân. Ví dụ: Trong kĩ thuật chuyển gen, đoạn ADN cho được gắn vào vòng plasmid là vì chúng có đầu dính giống nhau. Các đầu dính giống nhau là vì: A. chúng được cắt bởi cùng một loại enzim. B. chúng được cắt bởi hai loại enzim đặc hiệu. C. chúng được cắt bởi cùng một thời điểm. D. tất cả các đoạn ADN đều có đầu dính giống nhau. 6. Phần thân phải bao gồm được càng nhiều phần của câu dẫn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, trừ trường hợp sự bao gộp ấy trở thành manh mối để HS tìm ra câu trả lời. Các đoạn lặp lại phải được gộp vào phần thân hơn là phần mở đầu của các câu trả lời. Ví dụ: Đột biến gen có tần số thấp và hầu hết có hại nhưng vẫn trở thành nguyên liệu của quá trình tiến hoá và chọn giống vì: 1. Hầu hết là lặn nên khi ở dạng dị hợp thể đột biến có hại chưa biểu hiện. 2. Số lượng gen nhiều nên tỷ lệ giao tử mang gen đột biến khá cao. 3. Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen. 4. Nó là nguồn nguyên liệu sơ cấp, qua giao phối tạo ra nguyên liệu thứ cấp. 5. Xuất hiện vô hướng và có nhiều đột biến là có lợi. Phương án đúng: A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 5. 7. Không dùng các câu dẫn móc xích (câu trả lời đúng ở câu trước là điều kiện để nhận ra câu trả lời ở câu hỏi tiếp theo). Ví dụ: 1. Cho rằng trong thời gian này không có con sóc nào bị chết, không có sự di cư và nhập cư diễn ra. Sau 3 năm, số lượng sóc trong vườn quốc gia là bao nhiêu con? A. 14580 con B. 29160 con C. 9720 con D. 2560 con 55
- 2. Công thức chung về sự tăng trưởng của quần thể sóc là: A. 40 x 3n B. 40 x 2n C. 40 x 3n+1 D. 40 x 2n+1 Các yêu cầu đối với CÂU LỰA CHỌN Muốn thiết kế được phương án chọn có ý nghĩa sử dụng cao, cần đảm bảo các quy tắc 1. Mọi câu trả lời đều phải dùng chung một cấu trúc ngữ pháp. Câu trả lời phải có độ dài tương tự nhau. Không biến độ dài ngắn câu trả lời thành gợi ý cho HS chọn câu trả lời đúng. Ví dụ: Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể: 1- do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh. 2- do sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong. 3- do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh. 4- do sự di cư và nhập cư. Phương án đúng: A. 1, 2. B. 1, 3. C. 2, 4. D. 1, 2, 3, 4. A. 1, 2. B. 1, 3. C. 2, 4. D. 2, 3. 2. Câu hỏi tốt nhất là câu chỉ có một câu trả lời đúng hoặc một câu trả lời đúng nhất. Ví dụ: Mức độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào: 1- mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt. 2- sự cạnh tranh giữa các cá thể khác loài. 3- sự thay đổi của các nhân tố vô sinh. 4- sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể. Phương án đúng: A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4. 3. Các phương án sai (nhiễu) phải có vẻ hợp lí và có liên quan đến nội dung kiến thức, kĩ năng đang cần đánh giá. Ví dụ: Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì: A. nó làm phân hoá ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã. B. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường. C. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã. D. nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống. 56
- 4. Không dùng những câu trả lời dạng: không có câu trả lời nào đúng, hoặc tất cả những điều trên đều đúng. Ví dụ: Việc nghiên cứu diễn thế sinh thái đã giúp con người hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Nhờ đó sẽ cho phép: A. khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. B. xây dựng các quy luật dài hạn về nuôi trồng thuỷ hải sản và sản xuất nông nhiệp. C. ứng dụng để cải tạo môi trường và cải tạo quần xã theo hướng có lợi cho con người. D. Cả A, B, C. 5. Không dùng các từ gộp, bao hàm ở các câu trả lời sai: không bao giờ, luôn luôn. Ví dụ: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Trong quá trình diễn thế, cấu trúc của quần xã luôn thay đổi. B. Trong quá trình diễn thế, vị trí của loài ưu thế luôn được thay đổi. C. Diễn thế sinh thái là sự biến đổi thích nghi của quần xã với môi trường. D. Ở quần xã đỉnh cực, cấu trúc của quần xã được ổn định mãi mãi. 6. Không dùng các câu trả lời trái nghĩa hoặc đồng nghĩa. Ví dụ: Có mấy dạng đột biến nhiễm sắc thể? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 7.Vị trí của câu trả lời đúng và câu nhiễu phải được sắp xếp ngẫu nhiên với tần suất ngang nhau (nhờ ứng dụng tiện ích của phần mềm trộn đề thi TN). Ví dụ: đề quốc gia 40 câu thì 10 A; 10 B; 10 C; 10 D. Tránh một số lỗi thường gặp sau đây: 1) Câu hỏi quá dễ Ví dụ 1: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit. C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Thí sinh có thể đoán được phương án trả lời đúng một cách dễ dàng chỉ nhờ vào trực giác, bởi vì các phương án A, B, C đều đề cập đến cặp nuclêôtit, trong khi phương án D là phương án duy nhất đề cập đến nhiễm sắc thể (cụm từ nhiễm sắc thể lại có ở phần câu hỏi). 57
- Ví dụ 2: Trong giảm phân hình thành giao tử, nếu phát sinh đột biến gen thì tên gọi dạng đột biến đó là: A. đột biến tiền phôi. B. đột biến xôma. C. đột biến xôma và đột biến tiền phôi. D. đột biến giao tử Ở phần dẫn của câu này có từ giao tử, trong các phương án trả lời, cũng chỉ duy nhất phương án D (phương án đúng) là có từ giao tử. Câu này còn phạm lỗi là cấu trúc các phương án trả lời không giống nhau vì phương án C dài hơn, bao gồ 2 loại đột biến trong khi các phương án khác chỉ có 1 loại. 2) Câu hỏi được thiết kế với nhiều dữ kiện thừa Một số câu có nhiều dữ kiện nhưng thí sinh lại có thể trả lời một cách dễ dàng khi chỉ dựa vào một dữ kiện, mà không cần xét đến các dữ kiện khác. Ví dụ: Ở người gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A quy định máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là: A. XaXa và XA Y. B. XAXA và Xa Y. C. XAXa và XA Y. D. XaXa và Xa Y. Với câu hỏi này, thí sinh dễ dàng chọn phương án C, vì đó là trường hợp duy nhất bố mẹ có kiểu hình máu đông bình thường mà không cần xét đến giữ kiện con trai mắc bệnh máu khó đông. 3) Độ dài của các phương án chọn không tương xứng nhau Ví dụ 1: Dạng thích nghi nào sau đây là thích ghi kiểu gen? A. Con bọ que có thân và cá58angi giống cái que. B. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc dưới nước có thêm loại 58angình bản dài. C. Người lên núi cao có số lượng hồng cầu tăng lên. D. Một số loài thú ở xứ lạnh mùa đông có bộ lông dày, 58angtrắng, mùa hè có bộ lông thưa 58ang màu xám. 4) Các phương án trả lời không rõ ràng Ví dụ58ang mặt di truyền, lai cải tiến giống A. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ dị hợp. B. làm tăng cá thể dị hợp và thể đồng hợp 58
- C. ban đầu làm tăng tỉ lệ dị hợp, sau đó làm tăng thể đồng hợp. D. làm giảm cá thể dị hợp và thể đồng hợp. Trong câu 4, phương án A và C đề cập đến sự thay đổi về tỷ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp, còn phương án B và C không nêu ra sự thay đổi về tỷ lệ mà chỉ đưa ra sự tăng (giảm) của thể đồng hợp và thể dị hợp. Ở đây thí sinh nào cũng có thể hiểu rằng, không bao giờ có sự cùng tăng (hoặc cùng giảm) về tỷ lệ của thể đồng hợp và thể dị hợp, vì một kiểu gen nhất định, chỉ có thể ở một trong hai trạng thái (đồng hợp và dị hợp) mà thôi. Do vậy, xét về tỷ lệ, nếu tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thì tất yếu tỷ lệ dị hợp phải giảm và ngược lại. 3.3.3. Một số đề kiểm tra minh họa Ví dụ 1: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – SINH HỌC 6 Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Mở đầu Nêu được những Giải thích được vai 03 tiết đặc điểm chủ yếu trò của thực vật đối của cơ thể sống: với tự nhiên và đối trao đổi chất, lớn với đời sống con lên, sinh sản, cảm người. ứng 20% = 60 40% = 24 điểm 60% = 36 điểm điểm 2. Tế bào Kể được các bộ Trình bày được sự thực vật phận cấu tạo của lớn lên và phân 02 tiết tế bào thực vật chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của TV 15%= 45 40% = 18 điểm 60% = 27 điểm điểm 3. Rễ Trình bày được Phân biệt được Phân biệt được 04 tiÕt các miền của rễ và rễ cọc, rễ chùm các loại rễ biến chức năng của theo cách của HS dạng và chức 59
- từng miền năng của chúng 30%= 90 20% = 18 điểm 30% = 27 điểm 50% = 45 điểm điểm 4. Thân Nêu được cấu tạo Trình bày được Giải thích được Phân biệt được 05 tiÕt sơ cấp của 60ang chức năng mạch thân mọc dài ra cành, chồi ngọn non. gỗ dẫn nước và do có sự phân với chồi nách muối khoáng từ rễ chia của mô (chồi lá, chồi lên thân, lá; mạch phân sinh (ngọn hoa). rây dẫn chất hữu và chồi của một cơ từ lá về thân, rễ số loài). 35%= 105 20% =21 điểm 40% = 42 điểm 24,76% = 26 15,24% = 16 điểm điểm điểm Tổng số câu 3 câu 4 câu 2 câu 2 câu Tổng số 63 điểm21 % 123 điểm41 % 53 điểm17,67% 61 điểm20,33% điểm 100 % =300 điểm Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Câu 1: (60đ) a/ Nêu những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống? (24đ) b/ Thực vật có vai trò gì đối với tự nhiên, và đối với con người? (36đ) 60
- Câu 2: (45đ) a/ Ghi chú thích hình và điền vào bảng sau: (18đ) STT Tên bộ phận Chức năng chính 1 2 3 4 b/ Trình bày quá trình phân chia của tế bào thực vật? Sự phân chia đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống thực vật? (27đ) Câu 3: (90đ) a/ Ghi chú thích cho hình, nêu đặc điểm và chức năng của từng miền? (18đ) b/ Theo em, làm thế nào để phân biệt được rễ cọc và rễ chùm? (27đ) c/ Rễ có thể biến dạng thành những bộ phận nào của cây, khi đó chúng thực hiện chức năng gì? Vì sao em biết đó là do rễ biến dạng thành? (45đ) Câu 4: (105đ) a/ Thân gồm những bộ phận nào? (21đ) b/ Em hãy cho biết thân dài ra do đâu? (26đ) 61
- c/ Chú thích hình: Cấu tạo trong của thân non. Từ đó cho biết đặc điểm và chức năng của mạch rây và mạch gỗ. (42đ) 1. . 2. . 3. . 4. 5. 6. d/ Theo em, làm thế nào để phân biệt được cành, chồi ngọn và chồi nách? (16đ) VÍ DỤ 2: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – Sinh học 7 Vận dụng Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao (nội dung, chương ) Nêuđược đặc điểm Trình bày hình 1. Lớp cấu tạo của đại thái cấu tạo phù Lưỡng cư diện thuộc lớp hợp với đời sống 03 tiết Lưỡng cư. của ếch đồng.Trình bày được hoạt động tập tính của ếch đồng. 20% = 50 điểm 40% = 20 điểm 60% = 30 điểm 2. Lớp Bò sát Trình bày được Giải 03 tiết tính đa dạng và thíchnhững thống nhất của lớp đặc điểm cấu Bò sát tạo thích nghi với điều kiện sống của thằn lằn bóng đuôi dài 62
- 20% = 50 50% = 25 điểm 50% = 25 điểm điểm 3. Lớp chim Nêu được vai trò Trình bày được 03 tiÕt của lớp Chim trong hình thái và hoạt tự nhiên và đối với động của chim bồ đời sống con người câu thích nghi với sự bay 20% = 50 điểm 40% = 20 điểm 60% = 30 điểm 4. Lớp Thú Mô tả được đặc Chứng 05 tiÕt điểm cấu tạo và minh được chức năng các hệ Thú là lớp cơ quan của Thỏ. động vật tiến hóa nhất 40% = 100 50% = 50 điểm 50% = 50 điểm điểm 8 câu 3 câu 3 câu 1 câu 1 câu 250 điểm 90 điểm 85 điểm 25 điểm 50 điểm (100%) 36 % 34 % 10 % 20 % Câu 1: (50đ) a/ Chú thích hình 36.3 SGK _ Cấu tạo trong của Ếch đồng (20đ) b/ Trình bày hình thái cấu tạo của Ếch đồng phù hợp với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. Trình bày hoạt động tập tính của Ếch đồng? (30đ) Câu 2: (50đ) a/ Hãy trình bày tính đa dạng và thống nhất của lớp Bò sát (25đ) b/ Hãy chứng minh thằn lằn bóng đuôi dài có đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn. (25đ) 63
- Câu 3: (50đ) a/ Em hãy cho biết vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đối với đời sống con người? (20đ) b/ Trình bày hình thái và hoạt động của Chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. (30đ) Câu 4: (100đ) a/ Cho biết đặc điểm cấu tạo, chức năng các hệ cơ quan của Thỏ. (50đ) STT Hệ cơ quan Cấu tạo Chức năng 1 Bộ xương 2 Hệ cơ 3 Tuần hoàn 4 Hô hấp 5 Tiêu hóa 6 Bài tiết 7 Sinh sản 8 Thần kinh và giác quan b/ Vì sao lớp Thú là lớp động vật tiến hóa nhất? Hãy chứng minh. (50đ) 3.3.4. Viết hướng dẫn chấm và biểu điểm cho đề kiểm tra 3.3.4.1.Viết hướng dẫn chấm cho đề kiểm traSINH HỌC 6 Câu 1: (60đ) a/ Cho biết những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống? (24đ) b/ Thực vật có vai trò gì đối với tự nhiên, đối với con người? (36đ) Giá trị mong Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh đợi Cao Trung bình Thấp Khái - Nêu đúng các đặc - Nêu được 4 đặc - Nêu thiếu các niệm điểm của cơ thể điểm của cơ thể đặc điểm của cơ khoa học sống, nêu đúng định sống. thể sống. và sự nghĩa về mỗi đặc - Nêu đúng các vai - Nêu thiếu vai hiểu biết điểm sống đó. trò của thực vật đối trò của thực vật 64
- Giá trị mong Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh đợi Cao Trung bình Thấp - Nêu đúng các vai với tự nhiên, động đối với tự nhiên, trò của thực vật đối vật và con người động vật và con với tự nhiên, động người vật và con người (đưa ra ví dụ phong phú) Diễn đạt HS sử dụng từ(ngôn Hầu như HS sử dụng Đôi khi HS sử thông tin ngữ, văn phong) của từ của mình để trình dụng từ của mình mình để trình bày. bày bài làm. Nhìn để trình bày. HS HS sử dụng từ khoa chung HS dùng từ dùng một vài từ học phù hợp và chính khoa học phù hợp, có khoa học khi xác từ đầu đến cuối. thể còn sai sót nhỏ. trình bày nhưng còn sai sót. Điểm số Từ 45 đến 60 điểm Từ 25 đến dưới 45 Dưới 25 điểm điểm Câu 2: (45đ) a/ Ghi chú thích hình và điền vào bảng (18đ) b/ Trình bày quá trình phân chia của tế bào? Sự phân chia đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống thực vật? (27đ) Giá trị mong Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh đợi Cao Trung bình Thấp Khái - Ghi chú thích - Ghi chú thích hình và - Ghi chú thích niệm hình đúng và điền điền bảng còn thiếu hình và điền khoa học đầy đủ vào bảng. hay sơ sót nhỏ. bảng sai nhiều. 65
- Giá trị mong Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh đợi Cao Trung bình Thấp và sự - Trình bày quá - Trình bày quá trình - Trình bày quá hiểu biết trình phân chia của phân chia của tế bào trình phân chia tế bào rõ, chính còn sơ sót hay thiếu ý. của tế bào chưa xác. rõ, thiếu chính xác. - Ý nghĩa đối với - Ý nghĩa đối với đời - Ý nghĩa đối đời sống thực vật: sống thực vật: chưa nêu với đời sống nêu rõ, đủ ý. thật rõ, thiếu ý. thực vật: chưa nêu rõ, thiếu ý. Diễn đạt HS sử dụng Hầu như HS sử dụng từ Đôi khi HS sử thông tin từ(ngôn ngữ, văn của mình để trình bày dụng từ của phong) của mình để bài làm. Nhìn chung HS mình để trình trình bày. HS sử dùng từ khoa học phù bày. HS dùng dụng từ khoa học hợp, có thể còn sai sót một vài từ khoa phù hợp và chính nhỏ. học khi trình bày xác từ đầu đến nhưng còn sai cuối. sót. Điểm số Từ 32 đến 45 điểm Từ 20 đến dưới 32 điểm Dưới 20 điểm Câu 3: (90đ) a/ Chú thích cho hình, cho biết đặc điểm và chức năng của từng miền? (18đ) b/ Theo em, làm thế nào để phân biệt được rễ cọc và rễ 66ang? (27đ) c/ Rễ có thể biến dạng thành những bộ phận nào, khi đó chúng thực hiện chức năng gì? Vì sao em biết đó là do rễ biến dạng thành? (45đ) 66
- Giá trị mong đợi Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh Cao Trung bình Thấp Khái niệm - Ghi chú thích hình - Ghi chú thích hình - Ghi chú thích hình còn khoa học và đúng và nêu đủ đặc đúng và nêu chưa đủ sai và nêu thiếu, sai đặc sự hiểu biết điểm và chức năng đặc điểm và chức năng điểm và chức năng của của từng miền của của từng miền của rễ. từng miền của rễ. rễ. - phân biệt đúng rễ cọc - phân biệt đúng rễ cọc - phân biệt đúng rễ và rễ chùm. và rễ chùm. cọc và rễ chùm. - Nêu đúng, có thể còn - Còn nhầm lẫn các loại - Nêu đúng các loại thiếu các loại rễ biến rễ biến dạng và giải rễ biến dạng và giải dạng và giải thích đúng. thích đúng. thích đúng. Diễn đạt HS sử dụng từ(ngôn Hầu như HS sử dụng từ Đôi khi HS sử dụng từ thông tin ngữ, văn phong) của mình để trình bày của mình để trình bày. của mình để trình bài làm. Nhìn chung HS HS dùng một vài từ bày. HS sử dụng từ dùng từ khoa học phù khoa học khi trình bày khoa học phù hợp hợp, có thể còn sai sót nhưng còn sai sót. và chính xác từ đầu nhỏ. đến cuối. Điểm số Từ 60 đến 90 điểm Từ 30 đến dưới 60 điểm Dưới 30 điểm Câu 4: (105đ) a/ Thân gồm những bộ phận nào? (21đ) b/ Em hãy cho biết thân dài ra do đâu? (26đ) c/ Chú thích hình: Cấu tạo trong của thân non. Từ đó cho biết đặc điểm và chức năng của mạch rây và mạch gỗ. (42đ) d/ Theo em, làm thế nào để phân biệt được cành, chồi ngọn và chồi nách? (16đ) 67