2 Đề kiểm tra 45 phút Tiết 39 môn Số học Lớp 6 - Mai Thị Hồng Vi (Có đáp án)

doc 9 trang Đăng Bình 09/12/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra 45 phút Tiết 39 môn Số học Lớp 6 - Mai Thị Hồng Vi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_de_kiem_tra_45_phut_tiet_39_mon_so_hoc_lop_6_mai_thi_hong.doc

Nội dung text: 2 Đề kiểm tra 45 phút Tiết 39 môn Số học Lớp 6 - Mai Thị Hồng Vi (Có đáp án)

  1. Điểm: Họ và tên: Lớp: 6/ Kiểm tra 1 tiết(T39) Môn Toán Số: Lớp 6. Đề A I.Trắc Nghiệm Câu 1: (3 điểm) Đánh dấu x vào cột đúng hoặc sai: Câu Đúng Sai a) Nếu tổng của hai số chia hết cho 4 và một trong hai số đó chia hết cho 4 thì số còn lại chia hết cho 4 b) Số chia hết cho 2 là hợp số c) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 6 thì tổng đó không chia hết cho 6 d) Số 87 là số nguyên tố e) ƯCLN(8, 9, 13) = 1 f) BCNN(12, 16, 48) = 48 II. Tự luận Câu 1: (1,5 điểm) a) Tổng sau có chia hết cho 3 không? Vì sao? 6. 102008 + 18 b) Hiệu sau là số nguyên tố hay hợp số? 5 . 7 . 9 . 11 – 2 . 3 . 7 c) Phân tích số sau ra thừa số nguyên tố : 800 . Câu 2: (2 điểm) a)Tìm số tự nhiên x, biết rằng x chia hết cho tất cả các số: 2; 3; 5; và 9. Và 146 < x < 192 b)Tìm ƯC, ƯCLN của hai số sau: 160 và 120 Câu 3: (2,5 điểm) Một đám đất hình chữ nhật dài 52m, rộng 36m.Người ta chia đám đất thành nhừng khoảng hình vuông bằng nhau để trồng các loại rau. Hỏi với cách chia nào thì cạnh hình vuông là lớn nhất và bằng bao nhiêu Câu 4: (1 điểm)Cho số 52 Hãy thay dấu * bằng chữ số thích hợp để được một số không chia hết cho 2 nhưng chia hết cho 5 và: a) Chia hết cho 9 b) Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9
  2. Họ và tên: Điểm: Lớp: 6/ Kiểm tra 1tiết (Tiết 39) Môn Toán Số: Lớp 6. Đề B I.Trắc Nghiệm Câu 1: (3 điểm) Đánh dấu x vào cột đúng hoặc sai: Câu Đúng Sai a) BCNN(12, 16, 48) = 48 b) Số 87 là số nguyên tố c) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 6 thì tổng đó không chia hết cho 6 d) Số chia hết cho 2 là hợp số e) Nếu tổng của hai số chia hết cho 4 và một trong hai số đó chia hết cho 4 thì số còn lại chia hết cho 4 f) ƯCLN(8, 9, 13) = 1 II. Tự luận Câu 1: (1,5 điểm) a) Tổng sau có chia hết cho 4 không? Vì sao? 8 . 102008 + 16 b) Tổng sau là số nguyên tố hay hợp số? 5 . 7 . 11 + 13 . 17 . 19 c) Phân tích số sau ra thừa số nguyên tố : 900 Câu 2: (2,5 điểm) Một đám đất hình chữ nhật rộng 54m, dài 90m.Người ta chia đám đất thành nhừng khoảng hình vuông bằng nhau để trồng các loại rau. Hỏi với cách chia nào thì cạnh hình vuông là lớn nhất và bằng bao nhiêu Câu 3: (2 điểm) a) Tìm số tự nhiên x, biết rằng x chia hết cho tất cả các số: 2; 3; 5; và 9. Và 136 < x < 182 b) Tìm ƯC, ƯCLN của hai số sau: 120 và 80 Câu 4: (1 điểm)Cho số 52 Hãy thay dấu * bằng chữ số thích hợp để được một số không chia hết cho 2, nhưng chia hết cho 5 và: a) Chia hết cho 9 b) Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9
  3. Trường THCS Nguyễn Huệ D. ĐÁP ÁN: ĐỀ A: TN Câu 1: (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm) 1a, 1e, 1f : đúng. 1b, 1c, 1d: sai. TL Câu 1: (mỗi câu 0,5 điểm) a) Tổng 6. 102008 + 18 chia hết cho 3 vì: 6  3 6. 102008  3 và 18  3. Vậy tổng  3 b) Hiệu 5 . 7 . 9 . 11 – 2 . 3 . 7 là hợp số vì 5.7.9.11  3 và 2.3.7  3. Vì vậy hiệu đó ngoài ước là 1 và chính nó còn có thêm ước là 3 c) 800 = 25 . 52 Câu 2: (2 điểm) a) x  2 và 5 thì chữ số tận cùng của x là 0. Những số có chữ số tận cùng là 0 và nằm trong khoảng 146 192 là 150, 160, 170, 180, 190 x  3 và 9 thì tổng các chữ số của x  9 Vì vậy x = 180 (1đ) cách khác ra kết quả đúng đều có điểm b) Phân tích ra thừa số nguyên tố được 0,5 điểm, còn ƯCLN, ƯC mỗi cái đúng được 0,25 điểm 160 = 25 .5 120 = 23. 3. 5 ƯCLN(160, 120) = 23. 5 = 40 ƯC(160, 120) = {1, 2, 4, 8, 10, 20, 40} Câu 3: (2,5 điểm) Gọi a là cạnh hình vuông cần tìm 52a  nên a= UCLN(52,36) 36a a : lớn nhất 52=22.13 36=22.3 UCLN(52,36)=22=4 Vậy cạnh hình vuông cần tìm là 4 m Cách chia: chiều dài thành: 52:4=13 (phần) Chiều rộng thành 36:4=9 (phần) Câu 4: (1 điểm) 52 không chia hết cho 2 và chia hết cho 5 nên có chữ số tận cùng là 5. 52*5 có tổng chữ số là: 5+2+*+5=12+* 52*59thi (12+*)9 *=6 So can tim 5265 Để b. 52*53ma khong chia het cho 9 thi (12+*)3 va khong chia het cho 9 * 3;6 Vay so can tim la 5235 va 5265
  4. ĐỀ B: TN Câu 1: (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm) 1a, 1e, 1f : đúng. 1b, 1c, 1d: sai. TL Câu 1: (mỗi câu 0,5 điểm) a) Tổng 8. 102008 + 16 chia hết cho 4 vì: 8  4 8. 102008  4 và 16  4. Vậy tổng  4 b) Số 5 . 7 . 11 + 13 . 17 . 19 là hợp số vì: tích 5.7.11 là số lẻ, tích 13.17.19 là số lẻ, tổng 2 số lẻ là số chẵn, vì vậy số đó là hợp số c) 900 = 22 . 32 .52 Câu 2: (2,5 điểm) Gọi a là cạnh hình vuông cần tìm 52a  nên a= UCLN(54,90) 36a a : lớn nhất 54=2.32 90=2.32.5 UCLN(54,90)= 2.32 =18 Vậy cạnh hình vuông cần tìm là 18 m Cách chia: chiều dài thành: 90:18 = 5 (phần) Chiều rộng thành 54 : 18 = 3 (phần) Câu 3: (2 điểm) a) x  2 và 5 thì chữ số tận cùng của x là 0. Những số có chữ số tận cùng là 0 và nằm trong khoảng 136 182 là 140, 150, 160, 170, 180 x  3 và 9 thì tổng các chữ số của x  9 Vì vậy x = 180 (1đ) cách khác ra kết quả đúng vẫn có điểm b) Phân tích ra thừa số nguyên tố được 0,5 điểm, còn ƯCLN, ƯC, mỗi cái đúng được 0,25 điểm 80 = 24 .5 120 = 23. 3. 5 ƯCLN(80, 120) = 23. 5 = 40 ƯC(160, 120) = {1, 2, 4, 8, 10, 20, 40} Câu 4: (1 điểm) 52 không chia hết cho 2 và chia hết cho 5 nên có chữ số tận cùng là 5. 52*5 có tổng chữ số là: 5+2+*+5=12+* 52*59thi (12+*)9 *=6 So can tim 5265 Để b. 52*53ma khong chia het cho 9 thi (12+*)3 va khong chia het cho 9 * 3;6 Vay so can tim la 5235 va 5265 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TOÁN 6
  5. ĐỀ: A I.Trắc nghiệm Câu 1: (3 điểm) Đánh dấu x vào cột đúng hoặc sai: Câu Đúng Sai a) Nếu tổng của hai số chia hết cho 4 và một trong hai số đó chia hết cho 4 thì số còn lại chia hết cho 4 b) Số chia hết cho 2 là hợp số c) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 6 thì tổng đó không chia hết cho 6 d) Số 87 là số nguyên tố e) ƯCLN(8, 9, 13) = 1 f) BCNN(12, 16, 48) = 48 II.Tự luận Câu 1: (1,5 điểm) a) Tổng sau có chia hết cho 3 không? Vì sao? 6. 102008 + 18 b) Hiệu sau là số nguyên tố hay hợp số? 5 . 7 . 9 . 11 – 2 . 3 . 7 c) Phân tích số sau ra thừa số nguyên tố : 800 Câu 2: (1,5 điểm) Tìm số tự nhiên x, biết rằng x chia hết cho tất cả các số: 2; 3; 5; và 9. Và 136 < x < 182 Câu 3: (3 điểm) Tìm ƯC, ƯCLN, BC, BCNN của hai số sau: 160 và 120 Câu 4 (1 điểm) Tìm số tự nhiên nhỏ nhất biết số đó khi chia cho 2; 3; 4; 5; 6 đều dư 1. ĐỀ: B I.Trắc nghiệm Câu 1: (3 điểm) Đánh dấu x vào cột đúng hoặc sai: Câu Đúng Sai a) BCNN(12, 16, 48) = 48 b) Số 87 là số nguyên tố c) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 6 thì tổng đó không chia hết cho 6 d) Số chia hết cho 2 là hợp số e) Nếu tổng của hai số chia hết cho 4 và một trong hai số đó chia hết cho 4 thì số còn lại chia hết cho 4 f) ƯCLN(8, 9, 13) = 1 II.Tự luận Câu 2: (1,5 điểm) a) Tổng sau có chia hết cho 4 không? Vì sao? 8 . 102008 + 16 b) Hiệu sau là số nguyên tố hay hợp số? 5 . 7 . 11 + 13 . 17 . 19 c) Phân tích số sau ra thừa số nguyên tố : 900 Câu 3: (1,5 điểm) Tìm số tự nhiên x, biết rằng x chia hết cho tất cả các số: 2; 3; 5; và 9. Và 146 < x < 192 Câu 4: (3 điểm) Tìm ƯC, ƯCLN, BC, BCNN của hai số sau: 120 và 80 Câu 5: (1 điểm) Tìm số tự nhiên nhỏ nhất biết số đó khi chia cho 2; 3; 4; 5; 6 đều dư 1. . ĐÁP ÁN: ĐỀ A: Câu 1: (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm) 1a, 1e, 1f : đúng. 1b, 1c, 1d: sai.
  6. Câu 2: (mỗi câu 0,5 điểm) d) Tổng 6. 102008 + 18 chia hết cho 3 vì: 6  3 6. 102008  3 và 18  3. Vậy tổng  3 e) Hiệu 5 . 7 . 9 . 11 – 2 . 3 . 7 là hợp số vì 5.7.9.11  3 và 2.3.7  3. Vì vậy hiệu đó ngoài ước là 1 và chính nó còn có thêm ước là 3 f) 800 = 25 . 52 Câu 3: (1,5 điểm) x  2 và 5 thì chữ số tận cùng của x là 0. Những số có chữ số tận cùng là 0 và nằm trong khoảng 136 182 là 140, 150, 160, 170, 180 x  3 và 9 thì tổng các chữ số của x  9 Vì vậy x = 180 Câu 4: (3 điểm) Phân tích ra thừa số nguyên tố được 1 điểm, còn ƯCLN, ƯC, BCNN, BC mỗi cái đúng được 0,5 điểm 160 = 25 .5 120 = 23. 3. 5 ƯCLN(160, 120) = 23. 5 = 40 ƯC(160, 120) = {1, 2, 4, 8, 10, 20, 40} BCNN(160, 120) = 25 .3.5 = 480 BC(160, 120) = {0, 480, 960, } Câu 5: (1 điểm) Gọi x là số tự nhiên cần tìm thì x – 1 là số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 2; 3; 4; 5; 6 nên x – 1 = BCNN(2, 3, 4, 5, 6) = 60. Vậy x = 61. ĐỀ B: Câu 1: (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm) 1a, 1e, 1f : đúng. 1b, 1c, 1d: sai. Câu 2: (mỗi câu 0,5 điểm) b) Tổng 8. 102008 + 16 chia hết cho 4 vì: 8  4 8. 102008  4 và 16  4. Vậy tổng  4 b) Số 5 . 7 . 11 + 13 . 17 . 19 là hợp số vì: tích 5.7.11 là số lẻ, tích 13.17.19 là số lẻ, tổng 2 số lẻ là số chẵn, vì vậy số đó là hợp số c) 900 = 22 . 32 .52 Câu 3: (1,5 điểm) x  2 và 5 thì chữ số tận cùng của x là 0. Những số có chữ số tận cùng là 0 và nằm trong khoảng 146 192 là 150, 160, 170, 180, 190 x  3 và 9 thì tổng các chữ số của x  9 Vì vậy x = 180 Câu 4: (3 điểm) Phân tích ra thừa số nguyên tố được 1 điểm, còn ƯCLN, ƯC, BCNN, BC mỗi cái đúng được 0,5 điểm 80 = 24 .5 120 = 23. 3. 5 ƯCLN(80, 120) = 23. 5 = 40 ƯC(160, 120) = {1, 2, 4, 8, 10, 20, 40} BCNN(160, 120) = 24 .3.5 = 240 BC(160, 120) = {0, 240, 480, 720, } Câu 5: (1 điểm) Gọi x là số tự nhiên cần tìm thì x – 1 là số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 2; 3; 4; 5; 6 nên x – 1 = BCNN(2, 3, 4, 5, 6) = 60. Vậy x = 61. Điểm: Họ và tên: Lớp: 6/ Đề Kiểm Tra Một Tiết Môn Toán Hình: Lớp 6. Đề B
  7. I.Trắc nghiệm Câu 1: (3 điểm) Đánh dấu x vào cột đúng hoặc sai: Câu Đúng Sai a.Hai tia Ax và Ay cùng nằm trên đường thẳng xy thì đối nhau b. Hai đường thẳng phân biệt là hai đường thẳng có nhiều nhất một điểm chung c.Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng có một đường thẳng đi qua d.Điểm M là trung điểm AB khi AM +MB = AB e.Gọi A,B là hai điểm trên tia Ox. Biết OA=8cm, 0B=2cm.Độ dài của AB=6cm f.Trên Ox lấy các điểm A,B,C sao cho OA=2cm, OB=5cm, OC=8cm. Khi đó A là trung điểm của OB II. Tự Luận Câu 1:(2đ) a. Khi nào thì hai tia Ox và Oy đối nhau b.Vẽ ba điểm thẳng hàng, đặt tên, nêu cách vẽ? c. Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì Câu 2(1đ) Cho AB=10 cm, gọi I là trung điểm AB. Tính IA Câu 3: (4đ) Trên tia Ox xác định hai điểm A,B sao cho OA=7cm, OB=3cm a. Tính AB (1đ) b. Cũng trên tia Ox xác định điểm C sao cho OC=5cm. Tính BC (1đ) c. Trong ba điểm A,B,C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại (1đ) d. Chứng tỏ rằng C là trung điểm của đoạn thẳng AB (1đ) Điểm: Họ và tên: Lớp: 6/ Đề Kiểm Tra Một Tiết Môn Toán Hình: Lớp 6. Đề A I.Trắc nghiệm Câu 1: (3 điểm) Đánh dấu x vào cột đúng hoặc sai:
  8. Câu Đúng Sai a.Hai tia Ax và Ay chung gốc thì đối nhau b.Điểm M là trung điểm AB khi AM +MB = AB c.Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng có một đường thẳng đi qua d.Hai đường thẳng phân biệt là hai đường thẳng có nhiều nhất một điểm chung e.Gọi A,B là hai điểm trên tia Ox. Biết OA=8cm, 0B=2cm.Độ dài của AB=10cm f.Trên Ox lấy các điểm A,B,C sao cho OA=2cm, OB=5cm, OC=8cm. Khi đó B là trung điểm của AC II. Tự Luận Câu 1:(2đ) a. Khi nào thì hai tia Ox và Oy trùng nhau b.Vẽ ba điểm thẳng hàng, đặt tên, nêu cách vẽ? c. Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì Câu 2(1đ) Cho AB=12 cm, gọi I là trung điểm AB. Tính IA . Câu 2: (4đ) Trên tia Ox xác định hai điểm A,B sao cho OA=6cm, OB=4cm a.Tính AB (1đ) b.Cũng trên tia Ox xác định điểm C sao cho OC=5cm. Tính BC (1đ) c.Trong ba điểm A,B,C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại (1đ) d.Chứng tỏ rằng C là trung điểm của đoạn thẳng AB (1đ) ĐÁP ÁN Đề A I.Trắc nghiệm (3đ) A sai B. Sai C. Đúng D.Đúng E. Sai F.Đúng
  9. II Tự luận Câu1(2đ) a) khi cùng nằm trên đường thẳng, chung gốc và cùng phía b) đặt thước vẽ đường thẳng, xác định 3 điểm thuộc đường thẳng c) thì I nằm giữa AB và IA=IB= AB 2 Câu 2(1đ) AB 12 AI=BI= 6 cm 2 2 Câu 3 (4đ) vẽ hình (0,5đ) 0 B C A x a) Trên tia Ox có OB<OA (OB=3cm,OA=7cm) nên B nằm giữa O và A Ta có: OB+BA=OA nên AB=OA- OB=7-3=4 cm b) Trên tia Ox có OB<OC(OB=4cm, OC=5cm) nên B nằm giữa O và C OB+BC=OC nên BC= OC-OB=5-4=1cm c) So sánh BC < BA điểm C nằm giữa hai điểm còn lại d) C trung điểm AB vì C nằm giữa A,B và BC=CA=1 cm Đề B I.Trắc nghiệm (3đ) A sai B. Đúng C. Đúng D.Sai E.Đúng F.Sai II Tự luận Câu1(2đ) a) khi cùng nằm trên đường thẳng, chung gốc và khác phía b) đặt thước vẽ đường thẳng, xác định 3 điểm thuộc đường thẳng c) thì I nằm giữa AB và IA=IB= AB 2 Câu 2(1đ) AB 10 AI=BI= 5 cm 2 2 Câu 3 (4đ) vẽ hình (0,5đ) 0 B C A x d) Trên tia Ox có OB<OA (OB=4cm,OA=6cm) nên B nằm giữa O và A Ta có: OB+BA=OA nên AB=OA- OB=6-4=2 cm e) Trên tia Ox có OB<OC(OB=4cm, OC=5cm) nên B nằm giữa O và C OB+BC=OC nên BC= OC-OB=5-4=1cm f) So sánh BC < BA điểm C nằm giữa hai điểm còn lại d) C trung điểm AB vì C nằm giữa A,B và BC=CA=1 cm