Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Văn bản Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Văn bản Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_5_van_ban_thanh_giong_truyen_th.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Văn bản Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2020-2021
- Tiết 5: Đọc văn THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết)
- I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG 1.Đọc, tóm tắt a. Đọc b. Tóm tắt - Sự ra đời của Gióng. - Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc. - Gióng lớn nhanh, vươn vai thành tráng sĩ. - Gióng đánh tan giặc và bay về trời. - Vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. 2. Chú thích: SGK - Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (3,33m), hiểu là rất cao. - Phù Đổng Thiên Vương: Vị thiên vương (vị tướng nhà trời) ở làng Phù Đổng.
- 3. Bố cục: Chia làm 3 phần - Phần 1: Từ đầu “đặt đâu nằm đấy”. => Sự ra đời kì lạ của Gióng. - Phần 2: Tiếp theo “từ từ bay lên trời”. => Gióng trưởng thành và đánh giặc cứu nước. - Phần 3: Còn lại. => Những dấu tích về Thánh Gióng.
- II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Sự ra đời kì lạ của Gióng: - Thời Hùng Vương thứ 6, làng Gióng. - Bà mẹ ra đồng thấy vết chân to, đặt lên ướm thử - thụ thai, 12 tháng mới sinh ra. - Cậu bé lên 3 tuổi không nói, không cười, đặt đâu nằm đấy. → Xuất thân rất khác thường, kì lạ.
- 2. Sự trưởng thành và tham gia đánh giặc của Gióng a) Quá trình trưởng thành: - Tiếng nói đầu tiên của Gióng: + Gọi mẹ mời sứ giả vào nói chuyện. + Là tiếng nói đòi đánh giặc. + Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, cứng cỏi lạ thường. => Đây là chi tiết thần kì: + Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước luôn thường trực ngay từ bé thơ. + Gióng là hình ảnh của nhân dân. + Thể hiện niềm tin chiến thắng.
- - Gióng lớn nhanh như thổi: + Cơm ăn mấy cũng không no. + Áo vừa mặc vừa xong đã căng đứt chỉ. => Sự lớn nhanh kì lạ của Gióng: + Đáp ứng yêu cầu cứu nước. + Sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí và tinh thần của dân tộc. - Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng: Gióng lớn lên bằng: + Công sức cha mẹ + Thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Gióng là con của nhân dân.
- + Được nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị. + Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. - Chú bé Gióng thành tráng sĩ: Gióng vươn vai thành tráng sĩ. => Đây là một chi tiết kì lạ: + Sự lớn mạnh tột bậc. + Sức sống mãnh liệt, kì diệu của dân tộc ta.
- b) Quá trình đánh giặc: - Gióng ra trận đánh giặc: + Dùng ngựa sắt, gậy sắt, áo giáp sắt phi thẳng đến nơi có giặc. + Roi sắt gãy, nhổ tre bên đường đánh giặc. => Giặc tan vỡ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn. => Nhân dân ta đã biết sử dụng nhiều thứ vũ khí để đánh giặc.
- - Cảnh giặc thua thảm hại: + Chết như ngả rạ. + Giẫm đạp lên nhau chạy trốn. - Cách kể tả của dân gian thật rõ ràng, gọn nhanh và cuốn hút. => Giặc Ân bị quét sạch khỏi bờ cõi, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành thắng lợi.
- 3.Kết truyện: - Gióng cùng ngựa bay về trời. + Đây là sự ra đi kì lạ và cao quý. + Nhân dân thể hiện sự ngưỡng mộ và ngợi ca. => Gióng về với cõi vô biên, bất tử. - Vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ.
- * Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: - Là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. - Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng buổi đầu dựng nước.
- III. Tổng kết 1.Nội dung - Ca ngợi tinh thần yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm của dân ta thời cổ đại. - Người anh hùng Thánh Gióng là biểu tượng tuyệt đẹp của người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng đến danh lợi.
- 2.Nghệ thuật - Xây dựng người anh hùng mang màu sắc thần kì, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, lôi cuốn. - Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước, lý giải về ao hồ, tre đằng ngà.
- III. Luyện tập: Bài tập 2:
- - Đối tượng: Dành cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới. - Mục đích: + Tiếp thu truyền thống cha ông. + Ra sức luyện tập và thi tài để có sức mạnh, tinh thần chiến đấu kiên cường như Thánh Gióng. + Học tập tốt, lao động tốt góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Cảm ơn quý thầy cô đã lắng nghe. Chúc các em học giỏi!