Bài tập môn Khoa học Lớp 5 - Bài 21: Biến đổi hóa học (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Thới Đông

doc 2 trang Diệp Đức 03/08/2023 1120
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học Lớp 5 - Bài 21: Biến đổi hóa học (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Thới Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_mon_khoa_hoc_lop_5_bai_21_bien_doi_hoa_hoc_tiet_2_na.doc

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học Lớp 5 - Bài 21: Biến đổi hóa học (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Thới Đông

  1. Trường Tiểu học An Thới Đông Thứ , ngày tháng 3 năm 2020 Lớp: 5/ MÔN: KHOA HOC - TUẦN 21 Họ và tên: . BÀI 21: BIẾN ĐỔI HÓA HỌC – TIẾT 2 (SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC KHOA HỌC 5/ Tập 2 ) Em hãy mở sách hướng dẫn học môn Khoa học 5/ tập 2, trang 12 I/ Em hãy chuẩn bị một số chất sau: 1. Cát 2. Xi măng 3. Đá vôi 4. Chanh 5. Chén, muỗng, dao cắt trái cây, giẻ lau. II/ Tiến hành vào bài học: Em hãy đọc mục tiêu của bài 2 lần sách hướng dẫn học, trang 12 - Xem hoạt động thực hành sách hướng dẫn học trang 14,15 và thực hiện theo yêu cầu sau: 1. Em quan sát các trường hợp ở hình 10,11,12,13,14 và dự đoán trường hợp nào sẽ xảy ra sự biến đổi hóa học. Vì sao? 2. Làm thí ngiệm để chứng minh có sự biến đổi hóa học trong 2 thí nghiệm trên * Thí nghiệm 1: Em lấy xi măng, cát. Mỗi loại 1 muỗng trộn lẫn với nhau xem xảy ra sự biến đổi gì? Vì sao? * Thí nghiệm 2: Em lấy 1 cục đá vôi và 1 quả chanh. Cắt quả chanh làm 2 rồi vắt nước chanh vào cục đá vôi rồi quan sát thấy hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? 1
  2. - Em hãy tìm trong thực tế và giải thích một hiện tượng biến đổi hóa học khác nữa. - Vậy theo sự nhận biết của riêng em sự biến đổi hóa học là gì? * Kết luận: Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hóa học. Còn nếu các chất trộn lẫn với nhau hay biến đổi sang dạng khác, thể khác mà vẫn giữ nguyên được tính chất của nó được gọi là sự biến đổi lý học. - Muốn biết sự biến đổi hóa học như thế nào trước tiên các em phải biết về tính chất riêng của từng chất mà các em muốn kết hợp. Nếu các em tùy tiện cho các chất kết hợp với nhau có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm. Ví dụ: Vôi khi kết hợp với nước tạo thành một chất dẻo quánh, rất nóng, kèm theo sự tỏa nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm nếu chạm vào thân thể. Chuần bị bài 22: “Năng lượng” Sách hướng dẫn học - trang 16. 2