Bài tập môn Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Thới Đông

docx 11 trang Diệp Đức 03/08/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Thới Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2019_2020_truon.docx

Nội dung text: Bài tập môn Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Thới Đông

  1. Trường Tiểu học An Thới Đông Thứ hai,ngày 30 tháng 3 năm 2020 Lớp: 4 Môn: Tiếng Việt - (Tuần 23) Họ và tên: . Bài 23A : Thế giói hoa và quả ( 3 tiết ) (Sách HDH- TV4/ tập 2- trang 50- 54) TIẾT 1: 1/ Em đọc bài văn sau: Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo XUÂN DIỆU 2/ Em hãy đọc từ ngữ và phần giải nghĩa: - Phượng: cây bóng mát có hoa màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè. - Phần tử: một bộ phận, một phần trong cái chung. - Vô tâm: không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý. - Tin thắm: tin vui (thắm: đỏ) 3/ Em đọc bài “Hoa học trò” và trả lời các câu hỏi sau: Chọn ý trả lời đúng Câu 1: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? a. Phượng không phải là một đóa, là cả một loạt, cả một vùng mà cả một góc trời đỏ rực. b. Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. c. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. d. Hoa phượng vào lúc bình minh lên màu càng tươi dịu. Câu 2: Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? a. Lúc đầu màu hoa rực lên, chói lọi, khi tàn hoa có màu đỏ non. b. Buổi bình minh hoa màu tươi dịu, chiều tối hoa màu đậm dần, rực rỡ. c. Lúc đầu hoa màu đỏ son, số hoa tăng lên màu đậm dần, màu hè hoa đỏ rực. d. Bình minh, hoa đỏ non, có mưa màu tươi dịu; chiều tối, nắng lên hoa đậm dần. Câu 3: Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò? a. Vì phượng là cây hoa gần gũi, quen thuộc với nhiều học trò. b. Vì phượng thường trồng ở sân trường, hoa nở vào mùa thi. c. Vì thấy phượng nở hoa, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ.
  2. d. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. Câu 4: Em rút ra nội dung chính của bài. 4/ Em đọc bài nhiều lần, đọc giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp của hoa phượng. TIẾT 2: Tìm hiểu về dấu gạch ngang 1. Tìm và gạch dưới các câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong các đoạn văn sau: a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi: - Cháu con ai? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. Duy Khánh b) Con cá sấu này da màu xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xêó vào bên mạng sườn. Theo Đoàn Giỏi c) Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: - Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền. - Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt. - Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt. - Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm. Theo Phạm Đình Cương Gợi ý: Em quan sát thấy câu nào có dấu gạch ngang phía trước chính là câu cần tìm. 2. Theo em, trong mỗi đoạn văn, dấu gạch ngang có tác dụng gì? Gợi ý: Em ghi đoạn a,b hoặc c vào chỗ chấm( ) cho thích hợp. -Dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật: -Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu: -Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý được liệt kê: . 3. Rút ra ghi nhớ; Các em phải học thuộc long phần ghi nhớ này. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu: -Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. -Phần chú thích, trong câu. - Các ý trong một đoạn liệt kê . 4. Tìm dấu gạch ngang trong bài Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu:
  3. Quà tặng cha Mỗi bữa Pa-xcan đi đâu về khuya thấty bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách. “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy. Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình. - Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa- xcan nói. Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại. Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn Gợi ý làm bài: Các em gạch dưới các câu có dấu gạch ngang, đánh số thứ tự từ 1,2,3,4,5, Dấu gạch ngang có những tác dụng như sau: ghi số thứ tự 1,2,3,4, vào chỗ chấm cho phù hợp. - Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại: - Đánh dấu phần chú thích: . - Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê: Chú ý: Giữa tên Pa-xcan cũng có gạch nối. Dấu này dùng để nối các tiếng trong một từ được phiên âm từ ngôn ngữ nước ngoài. 2. Viết một đoạn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập ở nhà của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích. Đoạn văn tham khảo: Sáng chủ nhật, mẹ em gọi em lại và hỏi em về tình hình học tập của em trong tuần qua. Mẹ em nói: - Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào? - Con học vẫn tốt mẹ ạ! - Có môn nào con bị sụt điểm không? - Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10, kế cả các bài kiểm tra miệng cũng như kiểm tra viết. - Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan. Phải luôn luôn siêng năng cần mẫn vì siêng năng, cần mẫn là đức tính hàng đầu mà mỗi học sinh phải có. - Thưa mẹ, vâng ẻ Phần làm bài của em
  4. TIẾT 3: 1/ Đọc thuộc lòng đoạn thơ "Chợ Tết" rồi tự viết lại 8 dòng thơ đầu hoặc 8 dòng thơ cuối của bài Lưu ý: Em viết bài xong, mở sách HDH- TV4/ tập 2- trang 43, bài “ Chợ Tết” để soát và sửa lỗi. 2/ Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng, ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là s hay x, còn ô số 2 chứa tiếng có vần là ưc hay ưt Một ngày và một năm Men-xen là một họa (1) trứ danh của nước (2) , được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là người ta tranh nhau mua. Có một họa sĩ trẻ nói với ông: - Ngài thật là một người (1) sướng. Còn tôi, không hiểu (1) tranh rất khó bán. Nhiều (2) tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được. Men-xen bảo: - Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một năm vẽ một (2) tranh, rồi bán nó trong một ngày. Phương pháp giải: Em đọc thật kĩ để điền từ thích hợp vào chỗ trống.
  5. Trường Tiểu học An Thới Đông Thứ tư ngày 01tháng 4 năm 2020 Lớp: 4 Môn: Tiếng Việt - (Tuần 23) Họ và tên: . Bài 23B : Những trái tim yêu thương. ( 3 tiết ) (Sách HDH- TV4/ tập 2- trang 54- 59) TIẾT 1: 1/ Em đọc bài thơ sau: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (trích) Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng rất ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời: - Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ cho ngoan đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng - Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi NGUYỄN KHOA ĐIỀM 2/ Em đọc phần từ ngữ và lời giải nghĩa: - Lưng đưa nôi: lưng người mẹ đu đưa như chiếc nôi ru cho con ngủ. - Tim hát thành lời: lời hát ru cất lên từ trái tim yêu thương của mẹ. - A-kay (tiếng dân tộc Tà-ôi): con. - Cu Tai: tên riêng của em bé.Bình luậnChia
  6. 3/ Em đọc bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” và thực hiện các câu hỏi sau: Câu 1: Em đánh dấu x vào cho câu đúng a) Các em bé Tà- ôi luôn được mẹ địu trên lưng, cả lúc ngủ cũng nằm trê lưng mẹ. b) Người mẹ trong bài thơ vừa thương con vừa thương anh bộ đội. c) Người mẹ trong bài thơ vừa giã gạo vừa đưa nôi ru con ngủ. d) Người mẹ đã góp phần vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Câu 2: Tìm các hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con. Chọn (gạch dưới) trong các câu thơ sau để có câu trả lời : - Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội - Lưng đưa nôi và tim hát thành lời: - Mai sau con lớn vung chày lún sân - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng - Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Câu 3: Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gìa. a. Tình yêu của mẹ với con, tình cảm của mẹ với bộ đội, với cách mạng. b. Sự chăm chỉ, tần tảo lao động không mệt mỏi của người mẹ. c. Ước mơ của người mẹ đối với tương lai của con. Câu 4: Nội dung của bài thơ này là gì? 4/ Em học thuộc lòng 11 dòng thơ đầu hoặc 8 dòng thơ cuối . TIẾT 2: Câu 1: Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả trong sách HDH- Tiếng Việt 4, tập 2 trang 57 Phương pháp : Em đọc kĩ từng đoạn văn và xét xem tác giả miêu tả những chi tiết gì, theo trình tự nào? miêu tả như thế nào, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật ra sao? Nhận xét: a) Bài Hoa sầu đâu Ở đoạn văn này, Vũ Bằng đã tả hoa sầu đâu theo các trình tự sau: Thời điểm sầu đâu nở hoa: cuối tháng ba. Hình dáng và màu sắc hoa sầu đâu: hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió.
  7. Đặc biệt là hương thơm của hoa sầu đâu: dường như trong hương thơm này quy tụ mọi mùi hương của cây cỏ, đất đai của vùng đồng quê Bắc Bộ. Cuối cùng là xúc cảm của tác giả khi nhớ về hương sầu đâu ở quê nhà. b) Bài Quả cà chua Ở bài này tác giả miêu tả quả cà chua theo trình tự quả hình thành và phát triển: Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá. Kế đó tác giả tả hiện tượng cà chua ra quả xum xuê, chi chít trên thân, trên ngọn cây. Cuối cùng là hình ảnh của những quả cà chua đang chín dần. Mỗi quả đẹp như "một mặt trời nhỏ hiền dịu". Cà chua chín "thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé". Câu 2: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em biết. Phương pháp: - Em quan sát cây muốn tả và chọn ra những chi tiết tiêu biểu. - Sắp xếp các chi tiết ấy theo một trình tự hợp lí. - Viết thành bài văn trong đó có sử dụng các từ ngữ sinh động, các hình ảnh so sánh gợi hình gợi cảm hoặc. Bài tham khảo: Cây phong lan treo ở trước nhà đã trổ hoa. Cành hoa vươn dài ra, màu xanh nhạt và hai bên là hai hàng hoa cùng nở song song. Cánh hoa có màu hồng tươi giữa có nhụy màu vàng. Nhìn cành hoa rung rinh trong gió, ta có cảm giác như đó là những con bướm màu hồng đã chán bay lang thang đây đó nên sà xuống bám vào cành hoa mà sưởi nắng. Từ cành hoa phong lan, một mùi thơm dịu nhẹ tỏa ra như hương thơm riêng biệt của núi rừng mà nó còn lưu giữ được. Hoa phong lan rất lâu tàn. Hoa có thể tươi nở hàng tháng trời tựa như hương sắc cũng muốn đua với thời gian. Hoa phong lan đúng là một loài hoa "sang trọng" và tươi đẹp. Bài làm của em
  8. TIẾT 3: 1/ Kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. GỢI Ý: a. Những chuyện nói về cái đẹp: - Truyện ca ngợi cái đẹp của tự nhiên (Chim hoạ mi - truyện An-đéc-xen). - Truyện ca ngợi những cô gái đẹp người đẹp nết (Cô bé Lọ Lem - truyện cổ Grim). - Truyện giáo dục quan niệm về cái đẹp (Con vịt xấu xí - truyện An-đec-xen) b. Những truyện nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. - Truyện về những người tốt bị người xấu ghen ghét, hãm hại, đã vượt qua mọi thử thách, cuối cùng được hưởng hạnh phúc (Tấm Cá, Sọ Dừa - truyện dân gian Việt Nam). - Truyện về người thật thà được hưởng hạnh phúc, người tham lam bị trừng trị (Cây khế - truyện dân gian Việt Nam, ) - Truyện người nghèo đấu trí thắng người giàu hay người có quyền thế (Cây tre trăm đốt - truyện dân gian Việt Nam, ) - Truyện con vật yếu thắng con vật mạnh mà ác (Trâu đoàn kết giết hổ - truyện dân gian Việt Nam, Gà Trống và Cáo - truyện ngụ ngôn của La Phông-ten) 2/ Em hãy kể một câu chuyện cho nhũng người thân trong gia đình em cùng nghe. 3/ Em rút ra ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể.
  9. Trường Tiểu học An Thới Đông Thứ sáu ngày 03tháng 4 năm 2020 Lớp: 4 Môn: Tiếng Việt - (Tuần 23) Họ và tên: . Bài 23C : Vẻ đẹp tâm hồn. ( 2 tiết ) (Sách HDH- TV4/ tập 2- trang 59- 62) TIẾT 1: Câu 1: Em hãy xếp các từ dưới đây vào 2 nhóm phù hợp. tuyệt vời, đôn hậu, khôn tả, tài trí, tuyệt mĩ, tuyệt diệu, tốt bụng, dịu hiền, , vô cùng, trung hậu, nết na, tuyệt trần, mê hồn, thông minh, chân thật a) Các từ ngữ thể hiện phẩm chất, vẻ đẹp của tâm hồn: b) Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: Câu 2: Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm ở câu a,b. M. Cảnh núi và biển ở Hạ Long đẹp tuyệt vời. Câu 3: Nối nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Người thanh tiếng nói cũng thanh Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài Chuông kêu cũng đánh bên thành cũng kêu Cái nết đánh chết cái đẹp Hình thức thường thống nhất Trông mặt mà bắt hình dong với nội dung Con lợn có béo thì lòng mới ngon Câu 4; Em học thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
  10. TIẾT 2: Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 1. Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam (sách HDH Tiếng Việt 4, tập hai, trang 34- 35) Cây gạo Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. Theo Vũ Tú Nam 2. Tìm các đoạn trong bài văn trên. Gợi ý: - Đọc bài “ Cây gạo” - Tìm các đoạn trong bài văn. - Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn. Đoạn 1: Đoạn 2: Đoạn 3: 3. Em học phần ghi nhớ trong sách HDH Tiếng Việt 4, tập hai, trang 60 4. Em đọc, xác định các đoạn văn và nội dung chính mỗi đoạn trong bài văn dưới đây: Cây trám đen Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.
  11. Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt. Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Ca quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản. Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang 5. Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết. Gợi ý: - Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Mở đoạn: Giới thiệu về cây - Thân đoạn: Miêu tả cây và tập trung vào việc miêu tả lợi ích của cây. - Kết đoạn: Cảm nghĩ về cây. Bài viết của em