Bài tập ôn tập môn Địa lí Lớp 6 đến 9 - Trường THCS Sào Nam
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Địa lí Lớp 6 đến 9 - Trường THCS Sào Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_mon_dia_li_lop_6_den_9_truong_thcs_sao_nam.docx
Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Địa lí Lớp 6 đến 9 - Trường THCS Sào Nam
- BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ 6 PHẦN I: Trắc nghiệm Câu 1: Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là: A. 1.000oC B. 5.000oC C. 7.000oC D. 3.000oC Câu 2: Đại dương nào nhỏ nhất? A. Thái Bình Dương B. Ấn Độ Dương C. Bắc Băng Dương D. Đại Tây Dương Câu 3: Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 60oT. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là: Câu 4: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là A. kinh tuyến 90o B. kinh tuyến 180o C. kinh tuyến 360o D. kinh tuyến 600o Câu 5: Trên Trái Đất, lục đại nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam? A. Lục địa Nam Mỹ B. Lục địa Phi C. Lục địa Á – Âu D. Lục địa Ô-xtrây-li-a Câu 6: Cho biết trạng thái lớp vỏ Trái Đất? A. Lỏng B. Từ lỏng tới quánh dẻo C. Rắn chắc D. Lỏng ngoài, rắn trong Câu 7: Vào ngày nào trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau? A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 C. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9 D. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12 Câu 8: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc A. 56o27’ B. 23o27’ C. 66o33’ D. 32o27’
- Câu 9: Những nơi trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là A. nằm ở 2 cực B. nằm trên xích đạo C. nằm trên 2 vòng cực D. nằm trên 2 chí tuyến Câu 10: Trên thế giới châu lục có diện tích lớn nhất là A. Châu Phi B. Châu Á C. Châu Âu D. Châu Mĩ Câu 11: Núi trẻ là núi có đặc điểm? A. Đỉnh tròn, sườn dốc B. Đỉnh tròn, sườn thoải C. Đỉnh nhọn, sườn dốc D. Đỉnh nhọn, sườn thoải PHẦN II: Tự luận Câu 1: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào? Câu 2: Tại sao hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây?
- ÔN TẬP ĐỊA LÝ 7 Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư Bắc Mĩ? Giải thích vì sao dân cư tập trung đông ở vùng phía đông nam Hoa Kì? Câu 2: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ diễn ra như thế nào?
- ÔN TẬP ĐỊA LÝ 8 PHẦN I: Trắc nghiệm Câu 1: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu. B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo. C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn. Câu 3: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam. B. đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây. C. tây bắc – đông nam và vòng cung. D. bắc – nam và vòng cung. Câu 4: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca Câu 5: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào A. Bắc Á. B. Nam Á. C. Tây Nam Á. D. Đông Nam Á Câu 6: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 7: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới: A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.
- B. Do Lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyết. C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn. Câu 8: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào? A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải. C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa. D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương. Câu 9: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu A. khí hậu gió mùa nhiệt đới. B. khí hậu gió mùa cận nhiệt C. khí hậu ôn đới gió mùa. D. khí hậu cận cực gió mùa. PHẦN II: Tự luận Câu 1: Trình bày đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Châu Á? Câu 2: Châu Á có kiểu khí hậu nào là phổ biến? Trình bày đặc điểm của kiểu khí hậu đó?
- ÔN TẬP ĐỊA LÝ 9 Câu 1: Những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? Câu 2: Kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam?