Bài tập ôn tập số 1 Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập số 1 Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_so_1_lich_su_lop_6_nam_hoc_2020_2021.docx
Nội dung text: Bài tập ôn tập số 1 Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
- PHIẾU BÀI TẬP SỬ 6 SỐ 1 Câu 1. Năm 111 TCN, nhà Hán đã chia nước ta thành bao nhiêu quận? A. hai. B. ba. C. bốn. D. năm. Câu 2. Năm 111 TCN đã diễn ra sự kiện gì quan trọng có liên quan đến chính sách cai trị của nhà Hán đối với nước ta? A. Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. B. Triệu Đà đánh bại người Hán từ phương Bắc tràn xuống. C. Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt. D. Tô Định được cử sang làm thái thú quận Giao Chỉ. Câu 3. Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta? A. Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân xâm lược Hán. B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). C. Hai Bà Trưng xây dựng chính quyền tự chủ. D. Hai Bà Trưng tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến. Câu 4. “Châu” dưới thời kì Bắc thuộc là đơn hành chính A. gồm nhiều huyện. B. giống tỉnh ngày nay. C. trên cấp huyện. D. trên cấp quận. Câu 5. Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ đã tác động như thế nào đến cuộc sống của nhân dân ta? A. Nhân dân ta vùng dậy khởi nghĩa mạnh mẽ. B. Tầng lớp nô lệ và tư sản ngày càng tăng. C. Cuộc sống của nhân dân càng thêm khổ cực. D. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi tích cực. Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh sự thay đổi của nhà nước Âu Lạc dưới thời thuộc Hán? A. Nhân dân hoàn toàn bị người Hán đồng hóa. B. Nước ta bị chia thành quận sáp nhập vào Trung Quốc. C. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra liên tiếp. D. Đất nước bị mất hoàn toàn độc lập. Câu 7. Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì? A. Cai trị tàn bạo. B. Đồng hóa. C. Thân dân. D. Phân biệt dân tộc.
- Câu 8. Nhà Hán lại gộp Âu Lạc và 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích gì? A. Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. B. Vơ vét được nhiều của cải, sản vật. C. Biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc. D. Thực hiện dễ dàng chính sách đồng hóa Câu 9. Gia đình Trưng Trắc, Trưng Nhị và gia đình Thi Sách đã không có hành động nào sau đây? A. Cùng nhau mưu việc lớn, chống lại quân Hán. B. Bí mật tìm cách liên lạc với thủ lĩnh ở mọi miền đất nước. C. Chuẩn bị nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán. D. Ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Câu 10. Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40? A. Mở ra thời kì phong kiến độc lập, tự chủ trên đất nước ta. B. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta. C. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam. D. Mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A B D C D B C D A