Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Vật lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 2 trang thuongdo99 2680
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Vật lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_su_no_vi_nhiet_cua_chat_long_vat_li_lop_6_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Vật lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 TÔ TOÁN - LÝ BỘ MÔN : VẬT LÍ – KHỐI 6 Ôn tập: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG. I.TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng Câu 1: Chọn câu phát biểu sai A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. B. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi. D. Độ giãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. Câu 2: Điền từ đúng nhất: Khi nhiệt độ tăng lên thì thể tích của chất lỏng sẽ thể tích của chất lỏng ở nhiệt độ ban đầu. A. Nhỏ hơn. B. Lớn hơn. C. Bằng. D. Không bằng. Câu 3: Điền từ đúng nhất: Khi giảm nhiệt độ, thể tích của sẽ giảm ít hơn thể tích của A. Chất lỏng, chất rắn. B. Chất khí, chất lỏng, C. Chất rắn, chất lỏng. D. Chất khí, chất rắn. Câu 4: Chọn câu trả lời đúng: Khi tăng nhiệt độ từ 0°c đến 4°c thì thể tích nước A. Không thay đổi. B. Giảm đi. C. Tăng lên D. Không từ nào đúng. Câu 5: Chọn câu trả lời đúng: Khi tăng nhiệt độ nước từ 20°c đến 50°c thì thể tích nước A. Không thay đổi. B. Giảm đi. C. Tăng lên. D. Không từ nào đúng. Câu 6: Chọn câu trả lời đúng: Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Giải thích tại sao? A. Nước trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của nước lớn hơn của rượu. B. Nước trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của nước nhỏ hơn của rượu. C. Rượu trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của rượu lớn hơn của nước. D. Rượu trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của rượu nhỏ hơn của nước. Câu 7: Chọn câu trả lời đúng: Trong các nhiệt kế chất lỏng, người ta đã ứng dụng tính chất gì của chất lỏng để đo nhiệt độ? A. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. B. Thể tích chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. C. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ không đổi. D. Cả ba câu trên đều sai. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng: Có bốn hình giống hệt nhau đựng một thể tích bằng nhau các chất sau: nước, rượu, dầu hỏa, thủy ngân ở 20°C. Hỏi khi nung bốn hình trên lên 70°c thì bình nào lần lượt có thể tích chất lỏng chứa bên trong lớn hơn? A. Nước, rượu, thủy ngân, dầu. B. Dầu, thủy ngân, rượu, nước. C. Rượu, dầu hỏa, nước, thủy ngân. D. Nước, rượu, dầu hỏa, thủy ngân. Câu 9: Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi giặt áo quần bằng máy người ta thường dùng nước nóng? A. Vì giặt bằng nước nóng sẽ bảo vệ máy giặt lâu hư. B. Vì nước nóng làm xà bông dễ tan và tăng tác dụng tẩy của xà bông đối với vết bẩn. C. Vì nước nóng làm sợi vải nở ra, tăng khoảng cách giữa sợi vải với vết bẩn, nên liên kết giữa vết bẩn với sợi vải giảm do đó dễ tẩy sạch vết bẩn. D. Cả B và C đều đúng.
  2. Câu 10: Chọn câu trả lời đúng: Một thùng dầu có thể tích 15 dm3 ở 30°C. Biết rằng độ tăng thể tích của 1000 cm3 dầu khi nhiệt độ của nó tăng thêm 50°C là 55cm. Hỏi thể tích của thùng dầu đó ở 80°c? A. 1.582,5 cm3 B. 15.055 cm3 C. 15,825 cm3 D. Cả ba câu trên đều sai. Câu 11: Chọn câu trả lời đúng: Người ta dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của nước đang sôi vì: A. Vì nhiệt kế thủy ngân rất dễ mua. B. Vì nhiệt kế thủy ngân đo được đến trên nhiệt độ sôi của nước. C. Vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác. D. Vì nhiệt kế thủy ngân có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nước. Câu 12: Có ba bình đựng rượu, dầu hoả và thuỷ ngân có thể tích giống nhau ở nhiệt độ 500C. khi giảm nhiệt độ của chúng xuống tới 100C. Khi đó: A. thể tích của rượu lớn nhất. B. thể tích của dầu hoả lớn nhất. C. thể tích của thuỷ ngân bé nhất. D. thể tích của Thuỷ ngân lớn nhất. Câu 13: Câu nào sau đây nói về sự nở vì nhiệt của chất lỏng là không đúng ? A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. B. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. C. Chất lỏng nở vì nhiệt ít hơn chất rắn. D. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau. Câu 14: Hiện tượng nào sau đây không xảy ra khi làm lạnh một chất lỏng ? A. Khối lượng chất lỏng không đổi. B. Thể tích của chất lỏng giảm. C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng giảm. Câu 15: Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây của lượng chất lỏng tăng? A. Khối lượng. B. Khối lượng riêng. C. Thể tích. D. Thẻ tích và khối lượng riêng. Câu 16: Sự sắp xếp các chất lỏng theo thứ tự nở vì nhiệt ít hơn đến nhiều hơn nào sau đây là đúng ? A. Nước, dầu hỏa, rượu. B. Rượu, dầu hỏa, nước. C. Rượu, nước, dầu hỏa. D. Dầu hỏa, nước, rượu. II. TỰ LUẬN Bài 1: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm? Bài 2: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Bài 3: Trên các bình chia độ thường có ghi 20°C. Con số này có ý nghĩa gì? Bài 4: Khi hạ nhiệt độ của chất lỏng thì khối lượng, thể tích, khối lượng riêng, trọng lượng và trọng lượng riêng của chất lỏng thay đổi thế nào? BGH DUYỆT Tổ CM Phạm Thị Hải Vân