Bộ đề kiểm tra học kì I các môn Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đông Bình 1 (Có đáp án)

doc 27 trang Đăng Bình 05/12/2023 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I các môn Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đông Bình 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_cac_mon_lop_4_nam_hoc_2019_2020_truo.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kì I các môn Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đông Bình 1 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2019- 2020 Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc thành tiếng) Bài 1: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường Bài 2: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. Theo Trinh Đường
  2. Bài 3: KÉO CO Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội. Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc. Theo TOAN ÁNH
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2019- 2020 Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc thành tiếng) Thời gian: 1 phút/HS Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc 1 trong bài văn sau và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. (Toàn bài đọc 3 điểm) Bài 1: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường Bài 2: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. Theo Trinh Đường
  4. Bài 3: KÉO CO Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội. Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc. Theo TOAN ÁNH
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 – KHỐI 4 Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc thành tiếng) Học sinh đạt các yêu cầu sau (3 điểm) - Đọc đúng rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 80 đến 90 tiếng/phút, giọng đọc có biểu cảm: (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ không sai quá 5 tiếng: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung của đoạn đọc: (1 điểm) Bài 1: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì ? Từ nhỏ Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê thiên nhiên. Câu 2: Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự ? Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự kiên nhẫn Câu 3: Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì ? Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo./. Bài 2: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Câu 1: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? Nhà nghèo Chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Câu 2: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều” Vì chú cũng như bao đứa trẻ khác thích thả diều, vui đùa cùng bạn bè, nhưng học rất giỏi và đổ trạng nguyên khi ấy mới có mười ba tuổi. Câu 3: Câu chuyện Ông trạng thả diều muốn nói với chúng ta điều gì? Dù khó khăn đến, đâu cũng phải chăm chỉ siêng năng học hành. Bài 3: KÉO CO Câu 1: Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ? Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên, hấp dẫn, vui tươi phấn khởi. Câu 2 : Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? Số người chơi ở mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ 2, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Câu 3 : Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? Ô ăn quan, hai người ba chân,
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - KHỐI 4 Lớp: NĂM HỌC: 2019- 2020 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu) Thời gian: 35 phút (không kể phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ I. Phần kiểm tra đọc: (3 điểm) Bài: RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ? Gió bắt đầu nổi rào rào với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái ĐOÀN GIỎI II. Phần bài tập: (7 điểm) Câu 1: Chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của Rừng Phương Nam là ? (0,5 điểm) A. Tiếng chim hót từ xa vọng lại. B. Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình. C. Gió đã bắt đầu nổi lên. D. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên. Câu 2: Mùi hương của hoa tràm như thế nào ? (0,5 điểm) A. Nhè nhẹ tỏa lên. B. Tan dần theo hơi ấm của mặt trời. C. Thơm ngất ngây, phảng phất khắp rừng.
  7. D. Thơm đậm lan xa khắp rừng. Câu 3: Gió thổi như thế nào ? (0,5 điểm) A. Ào ào. B. Rào rào. C. Rì rào. D. Xào xạc. Câu 4: Câu: “ Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?” là câu hỏi dùng để: (0,5 điểm) A. Tự hỏi mình. B. Hỏi người khác. C. Nêu yêu cầu. D. Nêu đề nghị. Câu 5: Tìm tính từ trong câu sau “ Đàn bướm lượn lờ đờ quanh hoa cải vàng ? (0,5 điểm) Tính từ là: Câu 6: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu “ Ai làm gì ?” (0,5 điểm) A. Chim hót líu lo. B. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. C. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. D. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Câu 7: Trong đoạn 3 của chuyện (Chim hót líu lo biến ra màu xanh lá ngái ) có những từ nào là từ láy ? (1 điểm) A. Líu lo, ngây ngất. B. Líu lo, ngây ngất, phản phất. C. Líu lo, ngây ngất, phản phất, rón rén. D. Líu lo, ngây ngất, phản phất, rón rén, từ tán. Câu 8: Đặt một câu kể theo kiểu câu “Ai làm gì?” nói về chủ đề “ý chí – Nghị lực” (1 điểm) Câu 9: Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: (1 điểm) Chiếc áo tôi mới mua rất đẹp. Câu 10: Đặt một câu có sử dụng động từ ? (1 điểm)
  8. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN: TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 6 Câu 7 B C B A A C 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: Tính từ đó là: Lờ đờ, vàng (1 điểm) Câu 8: Đặt câu đúng ngữ pháp, đúng mẫu câu, đúng chủ đề (1 điểm) VD: Bạn Hùng cố gắng học tập để trở thành một học sinh giỏi. Lưu ý: Nếu học sinh có thể đặt câu khác đúng với yêu cầu giáo viên nên cho điểm phù hợp. Câu 9: (1 điểm) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: Chiếc áo tôi mới mua rất đẹp. Câu 10: (1 điểm) Đặt một câu có sử dụng động từ ? - Em viết bài toán vào vở. - Hôm nay, em đi học muộn.
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 – KHỐI 4 Lớp: NĂM HỌC: 2019- 2020 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Chính tả Nghe - viết) Thời gian: 25 phút (không kể phát đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . Bài viết: Cây gạo
  10. .TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 – KHỐI 4 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: TIẾNG VIỆT (Chính tả Nghe - viết) Thời gian: 35 phút (không kể phát đề) (Giáo viên đọc cho học sinh viết trực tiếp vào giấy thi) Bài viết: CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! (Theo Vũ Tú Nam) . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: CHÍNH TẢ - KHỐI 4 Điểm toàn bài 2 điểm (Học sinh đạt các yêu cầu sau): - Tốc độ viết đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: (1 điểm) - Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi: (1 điểm) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định: (trừ 0,1 điểm) Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ( trừ toàn bài 0,1 điểm)
  11. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - Khối 4 Lớp: NĂM HỌC: 2019- 2020 Họ và tên: . MÔN: TIẾNG VIỆT (Tập làm văn) Thời gian: 40 phút (không kể phát đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . Đề bài: Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất. (8 điểm) Bài Làm
  12. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT (Tập làm văn) – Khối 4 Đề bài: Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất. Toàn bài (8 điểm) Bài làm học sinh đạt các yêu cầu sau: 1. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được đồ vât định tả, tên đồ vật đó, em thấy hoặc có đồ vật đó trong hoàn cảnh nào? 2. Thân bài: (6 điểm) - Tả bao quát hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của đồ vât đó. - Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật, nêu được chi tiết tiêu biểu để tả. - Hình dáng của đồ vật đó ra sao, màu sắc có đăc điểm gì nổi bậc. - Đồ vật đó có công dụng gì? - Vì sao em lại thích? 3. Kết bài: (1 điểm) Nêu cảm nghĩ của em về đồ vật được tả.
  13. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 Lớp: NĂM HỌC: 2019- 2020 Họ và tên: . MÔN: TOÁN – KHỐI 4 Thời gian: 40 phút (không kể phát đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . A. Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau. Câu 1: Số (Một trăm triệu hai trăm nghìn ba trăm) có (1 điểm) A. 3 chữ số 0 B. 4 chữ số 0 C. 5 chữ số 0 D. 6 chữ số 0 Câu 2: Chữ số 7 trong số 587964 thuộc hàng nào? (1 điểm) A. Hàng trăm B. Hàng nghìn C. Hàng chục D. Hàng đơn vị Câu 3: Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: (1 điểm) A. 30 000 B. 3000 C. 300 D. 300 000 Câu 4: 357 tạ + 482 tạ = ? (0,5 điểm) A. 839 B. 739 tạ C. 389 tạ D. 938 tạ 2 2 2 Câu 5: 10 dm 2cm = cm (0.5 điểm) A. 1002 cm2 B. 102 cm2 C. 120 cm2 D. 1200 cm2 Câu 6: Trung bình cộng của các số: 200; 500; và 65 là (1 điểm) A. 255 B. 765 C. 972 D. 1145 Câu 7: Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: (0,5 điểm) A. 16m B. 16m2 C. 32 m D. 23 m Câu 8: Hình vẽ bên có? (0,5 điểm) A. Hai đường thẳng song song. Hai góc vuông. B. Hai đường thẳng song song. Ba góc vuông. C. Ba đường thẳng song song. Hai góc vuông. D. Ba đường thẳng song song. Ba góc vuông. B. Phần tự luận: (4 điểm) Câu 9: Đặt tính rồi tính: (1 điểm)
  14. a/ 186 954 + 247 436 b/ 839 084 – 246 937 . . . . . c/ 428 × 39 d/ 4935 : 44 . . . . . Câu 10: Tính bằng cách thuận tiện nhất (1 điểm) a). 2 x 134 x 5 b). 43 x 95 + 5 x 43 Câu 11: Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 94m, chiều dài hơn chiều rộng 16m. Tính diện tích của mảnh vườn đó. (2 điểm) Bài làm
  15. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 MÔN: TOÁN - KHỐI 4 NĂM HỌC: 2019 – 2020 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 D B B C A A B B 1 1 1 0,5 0,5 1 0,5 0,5 Câu 9: (1 điểm) Đặt tính rồi tính: (M2) Hoc sinh đặt đúng mỗi phép tính (0,25 điểm) 186 954 + 247 436 839 084 – 246 937 428 × 39 4935 : 44 186954 839084 428 4935 34 - × + 247436 246937 39 053 112 434390 592147 3852 095 1284 07 16692 Câu 10: (1điểm). Tính bằng cách thuận tiện nhất. Đúng mỗi phần cho 0,5 điểm a. 2 x 134 x 5 = (2 x 5) x 134 b. 43 x 95 + 5 x 43 = 10 x 134 = 43 x (95 + 5) = 1340 = 43 x 100 = 4300 Câu 11: (2 điểm) Bài giải: Chiều dài của mảnh vườn là: (0.25 đ) ( 94 + 16 ) : 2 = 55 (m) (0.5 đ) Chiều rộng của mảnh vườn là: (0.25 đ) 55 - 16 = 39 (m) (0.25đ) Diện tích của mảnh vườn là: (0.25 đ) 55 x 39 = 2145 (m 2) (0.25đ) Đáp số: 2145 m2 (0.25 đ)
  16. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 Lớp: NĂM HỌC: 2098- 2020 Họ và tên: . . Môn: LỊCH SỬ-ĐỊA LÍ – KHỐI 4 Thời gian: 40 phút (không kể phát đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . A. Phần Lịch sử: (5 điểm): I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: (0,5 điểm) Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là: A. Văn Lang B. Đại việt C. Đại cồ Việt D. Nam Việt Câu 2: (0,5 điểm) Ai là người chỉ huy quân ta chống quân xâm lược Mông- Nguyên lần thứ hai? A. Nguyễn Huệ B. Lê Thánh Tông C. Trần Hưng Đạo D. Lê Lợi Câu 3 (0,5 điểm): Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì? A. Để chống lũ lụt. B. Để chống hạn hán. C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. D. Để tuyển mộ người đi khẩn hoang. Câu 4. (0,5 điểm) Nhà Trần cho đắp đê để làm gì?: A. Phòng chống lũ lụt B. Trồng lúa nước C. Khuyến khích nông dân sản xuất D. Phòng chống quân xâm lược phương Bắc Câu 5: (1 điểm) Hãy nối các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau: Thời gian Sự kiện lịch sử 1 968 a Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn 2 981 b Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. II. Tự luận: (2 điểm) Câu 6. (1 điểm) Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
  17. Câu 7: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? B. Phần Địa lí: (5 điểm) I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Thế mạnh của vùng Trung du Bắc Bộ là: A. Đánh cá B. Trồng chè và cây ăn quả, cây công nghiệp C. Trồng cà phê lớn nhất đất nước D. Khai thác khoáng sản Câu 2. (0,5 điểm) Dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là: A. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai B. Kinh C. Tày, Nùng D. Thái, Mông, Dao Câu 3: (0,5 điểm) Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? A. Di Linh B. Đắk Lắk C. Lâm Viên D. Kon Tum Câu 4: (0,5 điểm) Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên? A. Sông Hồng và sông Đà B. Sông Hồng và Thái Bình C. Sông Thái Bình và sông Đà D. Sông Hồng và sông Mã. Câu 5: (1 điểm) Hà Nội là của nước ta, với nhiều cảnh đẹp và là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế lớn của cả nước. Năm 2000, Hà Nội được cả thế giới biết đến là thành phố vì II. Tự luận: (2 điểm) Câu 6. (1điểm) Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ? Câu 7: (1điểm) Em hãy kể tên 3 lễ hội ở Tây Nguyên.
  18. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ - KHỐI 4 A. Phần Lịch sử: (5 điểm); Mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A C C A 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: Hãy nối các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau: Mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm Thời gian Sự kiện lịch sử 1 968 a Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. 2 981 b Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. Câu 6. (1 điểm) Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, màu mỡ, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi, muốn cho con cháu đời sau được sống ấm no. Câu 7: (1điểm) - Chấm dứt hoàn toàn hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. - Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước. B. Phần Địa lí: (5 điểm); Mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B D C B 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: (1điểm) Hà Nội là thủ đô của nước ta, với nhiều cảnh đẹp và là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế lớn của cả nước. Năm 2000, Hà Nội được cả thế giới biết đến là thành phố vì hòa bình. Câu 6: (1điểm) Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ? (1 điểm) Vì Đồng Bằng Bắc Bộ là vựa lúa thứ lớn thứ hai của cả nước vì có đát phù sa màu mở, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Đây cũng là nơi trồng nhiều rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. Câu 7: (1điểm) - Lễ hội Cồng chiêng - Lễ hội Đâm trâu - Lễ hội đua voi.
  19. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 Lớp: NĂM HỌC: 2019- 2020 Họ và tên: . . Môn: KHOA HỌC – KHỐI 4 Thời gian: 40 phút (không kể phát đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: (4 điểm) Câu 1: Trong quá trình sống, con người lấy vào từ môi trường những gì? A. Thức ăn, nước, không khí B. Thức ăn, nước C. Nước, không khí D. Thức ăn, không khí Câu 2. Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào ? A. Không ăn uống. B. Chỉ uống nước đun sôi, không ăn cháo. C. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống dung dịch ô-rê-dôn. D. Ăn uống thật nhiều. Câu 3: Mất bao nhiêu phần trăm nước trong cơ thể thì sinh vật sẽ chết? A. 5 - 10% B. 5 - 15% C. 10 - 15% D. 10 - 20% Câu 4: Tại sao nước để uống cần phải đun sôi? A. Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước. B. Để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc. C. Làm cho mùi của nước dễ chịu hơn. D. Đun sôi nước làm tách các chất rắn có trong nước Câu 5. Nước có thể tồn tại ở những thể nào? A. Thể lỏng B. Thể rắn C. Thể khí D. Thể lỏng, thể khí, thể rắn. Câu 6: Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành nước đá là hiện tượng gì? A. Đông đặc B. Bay hơi C. Ngưng tụ D. Nóng chảy Câu 7: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm? A. Cá. B. Thịt gà. C. Thịt bò. D. Rau xanh. Câu 8: Khí duy trì sự cháy là khí? A. Ni-tơ B. Ô-xi C. Khí quyển D. Khí các-bô-níc Câu 9. Nối thông tin cột A với thông tin cột B cho thích hợp: (1điểm)
  20. A B Thiếu chất đạm Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa. Thiếu vi-ta-min A Bị còi xương. Thiếu i-ốt Bị suy dinh dưỡng. Thiếu vi-ta-min D Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ. Câu 10: (1điểm) Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống cho thích hợp: mưa, ngưng tụ, đám mây, hạt nước. Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh thành những rất nhỏ, tạo nên các Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành . Câu 11: Nước có những tính chất gì? (2 điểm) Câu 12: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? (2 điểm)
  21. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 KHOA HỌC – KHỐI 4 I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) - Đúng mỗi ý được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A C D B D A D B 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 9: Nối thông tin cột A với thông tin cột B cho thích hợp: (1 điểm) A B Thiếu chất đạm Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa. Thiếu vi-ta-min A Bị còi xương. Thiếu i-ốt Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể phát triển chậm, kém Thiếu vi-ta-min D thông minh, bị bướu cổ. Câu 10: (1 điểm) Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây. Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa. Câu 11: Nước có những tính chất gì? (2 điểm) - Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất. Câu 12: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? (2 điểm) - Để bảo vệ nguồn nước, cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vò nguồn nước. Xây dựng nhà tiêu tự hoại,nhà tiêu phải làm xa nguồn nước. Cải tao hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
  22. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT - KHỐI 4 Kiến thức, kĩ Số câu số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 3 1 4 Đọc hiểu văn Câu số 1, 2, 3 7 1, 2, 3, 7 bản Điểm 1,5 1 2,5 Số câu 2 1 2 1 2 4 Kiến thức Câu số 4, 6 5 8, 9 10 4, 6 5, 8, 9, 10 tiếng việt Điểm 1 0,5 2 1 1 3,5 Số câu 3 2 1 1 2 1 6 4 Tổng Số điểm 1,5 1 0,5 1 2 1 3.5 3,5
  23. TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI HỌC KÌ I - KHỐI 4 Năm học: 2019 – 2020 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số câu và Mạch kiến thức, kĩ năng TN TN TN TN TN số điểm TL TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ KQ Số tự nhiên và phép tính cộng trừ Số câu 3 1 1 3 2 nhân chia với các số tự nhiên; dấu Số điểm 3,0 1,0 1,0 3,0 2,0 hiệu chia hết cho 2, 5. Câu số 1; 2; 3 9 10 1, 2, 3 9,10 Số câu 1 2 2 Số điểm 0,5 1,5 2,0 Câu số 4 5,6 4,5,6 Yếu tố hình học: góc nhọn, góc tù, Số câu 2 2 góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc, Số điểm 1,0 1,0 hai đường thẳng song song. Câu số 7; 8 7; 8 Giải bài toán về tìm hai số khi biết Số câu 1 1 tổng và hiệu của hai số đó. Số điểm 2,0 2,0 Câu số 11 11 Tổng Số câu 4 2 1 2 1 1 7 3 Số điểm 3,5 1,5 1,0 1,0 1,0 2,0 6,0 4,0 Câu số 1, 2, 3, 4 5, 6 9 7; 8 10 11 8 3
  24. TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: KHOA HỌC - KHỐI 4 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số câu, Mạch kiến thức, kĩ năng TN TN TN TN TN số điểm TL TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ KQ Số câu 2 2 1. Nêu được những yếu tố cần cho sự Số điểm 1,0 1,0 sống của con người, môt số cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất Câu số 1;2 1;2 Số câu 2 1 3 2. Nêu được một số biện pháp thực hiên Số điểm 1,0 0,5 1,5 an toàn thưc phẩm. Câu số 3; 4 7 3; 4; 7 Số câu 1 1 3. Một số cách bảo quản thức ăn và phòng một số bệnh do thiếu chất dinh Số điểm 1,0 1,0 dưỡng. Câu số 9 9 4. Tính chất của nước, không khí, thành Số câu 3 1 2 3 3 phần của không khí. Số điểm 1,5 1,0 4,0 1,5 5,0 - Không khí cần cho sự cháy. Câu số - Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước, 5; 6; 8 9;10 11; 12 5; 6; 8 9; 10; 11; 12 một số biện pháp bảo vệ nguồn nước. Số câu 4 4 2 2 8 4 Tổng Số điểm 2,0 2,0 2,0 4,0 4,0 6,0 Câu số 1; 2; 3; 4 5;6;7;8 9;10 11;12 1, 8 9, 12
  25. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: LICH SỬ - KHỐI 4 Số câu, số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Nội dung điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Số câu 1 1 1. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Số điểm 1,0 1,0 Quyền lãnh đạo. Câu số 7 7 Số câu 1 1 2. Nước Văn Lang Số điểm 0,5 0,5 Câu số 1 1 Số câu 3 1 3 1 3. Nhà Trần thành lập, Đinh Bộ Số điểm 1,5 1,0 1,5 1,5 Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Câu số 2; 3; 4 5 2; 3; 4 5 Số câu 1 1 4. Nhà Lý rời đô ra Thăng Long Số điểm 1,0 1,0 Câu số 6 6 Số câu 4 1 1 1 4 3 Tổng Số điểm 2,0 1,0 1,0 1,0 2,0 3,0 Câu số 1; 2; 3; 4 5 6 7 1; 2; 3; 4 5; 6; 7
  26. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC; 2018 – 2019 MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 4 Số câu, số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nội dung Số điểm 2,0 1,0 1,0 1,0 2,0 3,0 Câu số 1; 2; 3; 4 5 6 7 1; 2; 3; 4 5; 6; 7 Số câu 1 1 1.Trung du Bắc Bộ Số điểm 0,5 0,5 Câu số 1 1 Số câu 1 1 2. Thủ đô Hà Nội Số điểm 1,0 1,0 Câu số 5 5 Số câu 2 1 2 1 3. Một số dân tộc Tây Nguyên Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 Câu số 2;3 7 2;3 7 Số câu 1 1 1 1 4. Đồng bằng Bắc Bộ Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 Câu số 4 6 4 6 Số câu 3 1 1 2 4 3 Tổng Số điểm 1,5 1,0 1,0 2.0 2,5 3,0 Câu số 1; 2; 3 4 5 6;7 1; 2; 3; 4 5; 6; 7