Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 Địa lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 Địa lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_chuong_1_dia_li_lop_7_nam_hoc_2018_2019.docx
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 Địa lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019
- CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG Câu 1: Đới nóng nằm trong khoảng: A. giữa vòng cực đến cực B. giữa 2 chí tuyến C. từ chí tuyến đến vòng cực D. vĩ tuyến 50B đến 50N Câu 2: Loại gió nào hoạt động ở đới nóng? A. Tín Phong B. Tây ôn đới C. Đông cực D. Gió mùa Đông Bắc Câu 3: Môi trường xích đạo ẩm nằm trong khoảng: A. giữa vòng cực đến cực B. giữa 2 chí tuyến C. từ chí tuyến đến vòng cực D. vĩ tuyến 50B đến 50N Câu 4: Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu: A. nóng ẩm quanh năm B. hạ mát, đông ấm C. hạ nóng khô, đông ấm ẩm D. khô hạn quanh năm Câu 5: Lượng mưa trung bình năm ở môi trường xích đạo ẩm là: A. 1000 – 2000mm B. 1500 – 2500mm C. 1000 – 2500mm D. > 500mm Câu 6: Thảm thực vật điển hình ở môi trường xích đạo ẩm là: A.xa van B. rừng lá kim C. rừng lá rộng xanh quanh năm D. rừng hỗn giao Câu 7: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng: A. giữa vòng cực đến cực ở cả 2 bán cầu B. giữa 2 chí tuyến C. từ chí tuyến đến vòng cực D. vĩ tuyến 50B đến chí tuyến ở cả 2 bán cầu Câu 8: Khí hậu môi trường nhiệt đới có đặc điểm A. nóng, mưa phân mùa B. hạ nóng, đông lạnh khô C. hạ mát, đông ấm ẩm D. lạnh quanh năm Câu 9: Thực vật ở môi trường nhiệt đới thay đổi như thế nào từ chí tuyến về xích đạo? A. rừng thưa -> đồng cỏ, xa van -> nửa hoang mạc B. nửa hoang mạc -> đồng cỏ -> rừng thưa C. nửa hoang mạc -> đồng cỏ -> rừng hỗn giao D. rừng thưa -> rừng hỗn giao -> rừng rậm Câu 10: Đặc điểm sông ngòi ở môi trường hoang mạc là: A. nhiều nước quanh năm B. có 1 mùa lũ và 1 mùa khô C. khô hạn quanh năm D. mùa lũ về thu đông Câu 11: Vì sao đất ở môi trường nhiệt đới lại có màu đỏ vàng A. mùa mưa nước ngấm xuống các lớp đất đá phía dưới, mùa khô nước di chuyển lên mang theo oxit sắt, nhôm -> đất có màu đỏ vàng B. nước mưa mang oxit sắt, nhôm rơi xuống đất -> đất có màu đỏ vàng C. phong hóa đất đai + giàu khoáng sản -> đất có màu đỏ vàng D. bị xói mòn trơ ra đá ong + phong hóa đất -> đất có màu đỏ vàng Câu 12: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố ở đâu? A. Đông Nam Á và Nam Á B. giữa 2 chí tuyến C. Đông Á và Tây Phi D. vĩ tuyến 50B đến 50N Câu 13: Khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. nóng, mưa phân mùa B. hạ nóng, đông lạnh khô C. hạ mát, đông ấm ẩm D. nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió Câu 14: Vào mùa hạ, ở môi trường nhiệt đới gió mùa có loại gió nào thổi thường xuyên? A. Gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đến.
- B. Gió mùa Đông Bắc thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đến. C. Gió mùa Tây Nam thổi từ lục địa Á – Âu đến D. Gió Đông Cực thổi từ cực về. Câu 15: Vào mùa đông, khu vực Đông Nam Á, Nam Á chịu ảnh hưởng của loại gió nào là chủ yếu? A. Gió mùa Đông Bắc B. Gió mùa Tây Nam C. Gió Đông Cực D. Gió Tín Phong Câu 16: Việt Nam nằm trong môi trường khí hậu nào? A. Xích đạo ẩm B. Nhiệt đới C. Nhiệt đới gió mùa D. Cận nhiệt đới ẩm Câu 17: Vì sao cùng vĩ độ nhưng Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á lại không khô và nóng như các nước khu vực Bắc Phi? A. Do chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa B. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa và biển C. Nằm trong vành đai nhiệt bắc bán cầu D. Do không có chí tuyến đi ngang qua khu vực Câu 18: Thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, năm đến muộn xảy ra ở môi trường khí hậu nào? A. Nhiệt đới B. Nhiệt đới gió mùa C. Xích đạo ẩm D. Hoang mạc Câu 19: Cảnh sắc thiên nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa có đặc điểm: A. xanh tốt quanh năm B. khô héo quanh năm C. mùa mưa xanh tốt, mùa khô héo úa D. chủ yếu là rừng rậm thường xanh Câu 20: Môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, lượng mưa tập trung vào 1 mùa đã: A. tăng khả năng xói mòn đất, gây thiên tai B. hạn chế xói mòn đất C. hạn chế sâu bệnh và thiên tai D. làm đất phì nhiêu, tơi xốp hơn Câu 21: Khí hậu nóng ẩm của môi trường xích đạo ẩm đã tạo điều kiện cho: A. tăng khả năng xói mòn đất, gây thiên tai B. hạn chế xói mòn đất C. sâu bệnh, côn trùng phát triển D. làm đất phì nhiêu, tơi xốp hơn Câu 22: Cây lương thực quan trọng nhất được trồng ở vùng nhiệt đới gió mùa là: A. lúa B. ngô C. lúa mì D. cao lương Câu 23: Hình thức chăn nuôi chủ yếu và phổ biến ở đới nóng là gì? A. chăn thả B. nuôi theo hướng chuyên môn hóa C. chăn nuôi hộ gia đình D. mỗi trang trại nuôi nhiều loại vật nuôi Câu 24: Biện pháp hạn chế đất thoái hóa và xói mòn hiệu quan trọng là: A. làm thủy lợi và trồng cây che phủ đất B. xây dựng nhà ở C. phá rừng làm nương rẫy D.xử dụng phân bón hóa học Câu 25: Đới nóng tập trung bao nhiêu % dân số thế giới? A. 60% B. 50% C. 40% D. 30% Câu 26: Nguyên nhân dẫn tới di dân ở đới nóng là gì? A. thiên tai, kinh tế chậm phát triển, đói nghèo, thiếu việc làm. B. việc làm, kinh tế phát triển C. kinh tế, các chính sách xã hội an sinh xã hội tốt D. thiếu dân số ở các thành thị Câu 27: Thế nào là di dân có kế hoạch? A. là di dân để khai hoang, lập đồn điền, phát triển kinh tế, xây dựng B. di dân do thiên tai, đói nghèo, việc làm
- C. do chiến tranh, đói nghèo, xung đột sắc tộc D. di dân do chính sách an sinh xã hội, các dịch vụ công cộng Câu 28: Hậu quả của đô thị hóa quá nhanh là gì? A. Kinh tế phát triển nhanh. B. Thiếu việc làm, các vấn đề xã hội C. Tuổi thọ dân cư tăng D. Các tòa nhà cao tầng xây dựng nhiều Câu 29: Nguyên nhân gây thu hẹp đất trồng là gì? A. Trồng rừng, khai thác khoang sản B. Mở rộng khu công ngiệp, đô thị C. Khai thác rừng, khoáng sản D. Thiếu lương thực, việc làm Câu 30: Ở môi trường nhiệt đới, càng về chí tuyến: A. thời kì khô hạn càng kéo dài B. lượng mưa tăng C. thời kì khô hạn rút ngắn D. nhiệt độ giảm dần Câu 31: Ở môi trường nhiệt đới, càng về chí tuyến thảm thực vật thay đổi như thế nào? A. từ rừng thưa -> đồng cỏ cao -> nửa hoang mạc B. nửa hoang mạc-> đồng cỏ -> rừng thưa C. rừng rậm -> rừng thưa -> xa van D. rừng lá rộng -> rừng hỗn giao -> rừng thưa -> đồng cỏ Câu 32: Ở môi trường xích đạo ẩm, biên độ nhiệt giữa các tháng và chênh lệch ngày đêm: A. nhỏ - lớn B. lớn – nhỏ C. nhỏ - nhỏ D. lớn – lớn Câu 33: Vì sao khí hậu ở môi trường xích đạo ẩm luôn ẩm ướt, ngột ngạt? A. Nhiệt độ cao, mưa ít B. Nhiệt độ thấp, mưa ít C. Nhiệt độ cao, mưa lớn D. Nhiệt độ thấp, mưa nhiều Câu 34: Sông ngòi ở môi trường nhiệt đới có chế độ nước như thế nào? A. nhiều nước quanh năm B. ít nước quanh năm C. nhiều nước về thu đông D. mùa lũ trùng với mùa mưa Câu 35: Sông ngòi ở môi trường xích đạo ẩm có chế độ nước như thế nào? A. nhiều nước quanh năm B. ít nước quanh năm C. nhiều nước về thu đông D. mùa lũ trùng với mùa mưa Câu 35: Sông ngòi ở môi trường nhiệt đới gió mùa có chế độ nước như thế nào? A. nhiều nước quanh năm B. ít nước quanh năm C. nhiều nước về thu đông D. 1 mùa khô và 1 mùa lũ Câu 36: Vì sao vào mùa hạ ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á lại có mưa lớn? A. Mùa hạ có gió Đông Bắc thổi ra mang không khí khô và lạnh B. Mùa hạ có gió Tây Nam thổi từ biển vào mang hơi ẩm và mưa lớn A. Mùa hạ có gió Đông Bắc thổi ra mang không khí mát mẻ và hơi ẩm B. Mùa hạ có gió Tây Nam thổi từ biển vào mang không khí khô và lạnh Câu 37: Vì sao vào mùa đông ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á lại mưa ít? A. Mùa đông có gió Đông Bắc thổi ra mang không khí khô và lạnh B. Mùa đông có gió Tây Nam thổi từ biển vào mang hơi ẩm và mưa lớn A. Mùa đông có gió Đông Bắc thổi ra mang không khí mát mẻ và hơi ẩm B. Mùa đông có gió Tây Nam thổi từ biển vào mang không khí khô và lạnh Câu 38: Tại Hà Nội, nhiệt độ tháng 7 là 360C, tháng 1 là 180C, biên độ nhiệt của Hà Nội là: A. 180C B. 170C C. 160C D. 150C Câu 39: Mùa mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa tập trung bao nhiêu % lượng nước? A. 70 – 95% B. 60 – 80% C. 70 – 90% D. 75 - 95% Câu 40: Với nhiệt độ, độ ẩm cao, khí hậu môi trường xích đạo ẩm thuận lợi cho việc: A. trồng đa dạng các loại cây B. xen canh, gối vụ C. trồng được những loại cây đới lạnh D. trữ nước vào mùa mưa.