Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

doc 4 trang thuongdo99 1540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_truong_th.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2018 - 2019 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - HS ôn tập những kiến thức về văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong chương trình học kì II. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận diện, vận dụng kiến thức giải quyết các dạng bài tập. - Có kĩ năng trả lời các câu hỏi đọc – hiểu mạch lạc, hợp lí. - Viết được đoạn văn theo nhiều cách khác nhau dựa vào nội dung có sẵn, có yêu cầu Tiếng Việt kèm theo. 3. Thái độ: - Làm đề cương chi tiết. - Ôn tập nghiêm túc, có tinh thần học hỏi. 4. Năng lực: - Học sinh được phát triển năng lực đọc – hiểu, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy logic, cảm thụ II. PHẠM VI ÔN TẬP: 1. Phần văn bản: a. Kiến thức: - Thơ mới: Nhớ rừng, Quê hương. - Thơ Cách mạng: Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng. - Văn nghị luận trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học. - Văn nghị luận hiện đại: Thuế máu, Đi bộ ngao du. b. Yêu cầu cụ thể: - Đối với các tác phẩm thơ: học thuộc lòng, nắm được tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, mạch cảm xúc, chi tiết, hình ảnh đặc sắc) - Đối với các tác phẩm văn nghị luận: Nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, hình ảnh, chi tiết đặc sắc. 2. Phần Tiếng Việt: a. Kiến thức: - Câu chia theo mục đích nói: Câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu phủ định, câu trần thuật. - Hội thoại - Lựa chọn trật tự từ trong câu. b. Yêu cầu: - Lập bảng hệ thống kiến thức lí thuyết. - Hành động nói: Lượt lời của các nhân vật, ý nghĩa lượt lời. - Hội thoại: Vai xã hội, quan hệ xã hội.
  2. - Biết cách làm các dạng bài tập nhận diện, phân tích tác dụng, đặt câu, viết đoạn. 3. Tập làm văn: a. Kiến thức: văn thuyết minh, văn nghị luận có kết hợp với các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả. b. Yêu cầu: - Nắm vững các bước làm bài, hình thành bài văn hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. - Lồng ghép cảm xúc một cách khéo léo, chân thực. III. MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ: Bài 1: Trình bày ý nghĩa nhan đề “Khi con tu hú ”? Bài 2: Trình bày ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”? Bài 3: Cho câu thơ: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng a. Chép chính xác năm câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ b. Nêu tên tác giả, tác phẩm của đoạn thơ vừa chép. c. Trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ. d. Có ý kiến cho rằng: “Khổ thơ trên vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động của một làng quê miền biển trong một chuyến ra khơi đánh cá ”. Coi câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết tiếp 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Bài 4: Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những hình ảnh thơ sau: a. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. b. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió c. Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. d. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. e. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Bài 5: a. Chép chính xác bản phiên âm, dịch thơ bài “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh? b. Tìm biện pháp tu từ ở hai câu cuối và cho biết tác dụng. c. Có ý kiến cho rằng: Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc vượt ngục về tinh thần. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Vì sao? Bài 6: Cho đoạn văn sau: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai? b. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó?
  3. c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Bài 7: Cho câu: Như nước Đại Việt ta từ trước a. Chép chính xác 7 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn văn. b. Cho biết đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản? c. So sánh với quan niệm nhân nghĩa truyền thống của Nho gia, tư tưởng nhân nghĩa của tác giả có sự kế thừa và đổi mới như thế nào? d. Theo em, ý thức về chủ quyền độc lập của dân tộc ta được khẳng định trên những phương diện nào? So sánh với văn bản “Nam quốc sơn hà”? Bài 8: Nghệ thuật châm biếm, đả kích tài tình của tác giả được thể hiện qua những phương diện nào trong văn bản “Thuế máu”? Hãy chỉ rõ. Bài 9: Cho đoạn văn: (1) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (2) Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (3) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: - (4) Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (5) Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. (6) Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: - (7) Sao cô biết mợ con có con? (8) Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. (9) Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. (10) Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. (Trích “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng) a. Xác định kiểu câu, chỉ rõ đặc điểm hình thức và chức năng của các câu trong đoạn trích trên? b. Đoạn trích trên có mấy lượt lời? Phân tích vai xã hội của những người tham gia hội thoại. Bài 10: Đặt câu: - Câu nghi vấn dùng để: + Hỏi + Bộc lộ cảm xúc. - Câu trần thuật dùng để: + Thông báo + Nhận xét - Câu phủ định dùng để: + Phủ định bác bỏ + Phủ định miêu tả. Bài 11: Những câu in đậm sau được sắp xếp theo trật tự cú pháp nào? Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ trong những câu ấy? a. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà b. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. c. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con của tôi.
  4. d. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy định đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được e. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang g. Đẹp quá đi – mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. (Trích “Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng) h. Cưới nàng anh toan dẫn voi Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn Dẫn trâu sợ họ máu hàn Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân Miễn là có thú bốn chân Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng. (Ca dao) * Câu hỏi vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. Bài 1: Dựa vào văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), em hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp từ 10 – 12 câu nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần đoàn kết trong giai đoạn hiện nay. Bài 2: Dựa vào văn bản “Đi bộ ngao du” (Ru – xô), em hãy viết một đoạn văn 10 – 12 câu nêu suy nghĩ của bản thân về tác dụng của đi bộ đối với con người. * Tập làm văn. Lập dàn ý các đề văn sau: a. Văn thuyết minh: Đề 1: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử tại địa phương em. Đề 2: Thuyết minh về một trò chơi dân gian mà e biết. b. Văn nghị luận: Nghị luận văn học Đề 1: Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tự tại của Bác qua “Ngắm trăng” Đề 2: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua “Thuế máu” – Nguyễn Ái Quốc. Nghị luận xã hội: Đề 1: Văn hóa và trang phục. Đề 2: Mối quan hệ giữa học và hành. Long Biên, ngày 28 tháng 3 năm 2019 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập Hoàng Thị Tuyết Dương Thị Hồng Nhung Ngô Thị Thủy