Đề cương học kì II Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

doc 2 trang thuongdo99 1610
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_vat_li_lop_6_nam_hoc_2017_2018_truong_thc.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC : 2017- 2018 MÔN: VẬT LÍ LỚP 6 I.Mục đích yêu cầu. 1.Kiến thức. - Học sinh hiểu và nêu được ví dụ chứng tỏ thể tích của vật rắn tăng khi nóng lên,giảm khi lạnh đi. - Các chất rắn,lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của các chất 2.Kĩ năng. - Học sinh có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải các dạng bài tập - Học sinh có kĩ năng vẽ đường biểu diễn và rút ra được kết luận 3.Thái độ. - Học sinh có ý thức ôn tập các kiến thức đã học để kiểm tra và học sinh có ý thức làm bài cẩn thận. II. Phạm vi ôn tập A. Lí thuyết: 1.Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? 2.Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? 3.Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không?nhiệt độ này gọi là gì? 4.Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun? 5.Chất lỏng có bay hơi ở một nhiệt độ xác định không? 6. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? 7.Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng hoặc giảm? 8. Trong các chất rắn lỏng khí chất nào giãn nở vì nhiệt nhiều nhất? TRẮC NGHIỆM Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm. B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt đổi thay đổi D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi. Câu 2: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì: A. Không khí trong bóng nóng lên và nở ra. B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt C. Nước nóng tràn vào bóng D. Không khí tràn vào bóng. Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá cây. C. Hơi nước. B. Sương mù. D. Mây.
  2. Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không liên quan đên sự đông đặc? A. Ngọn nến vừa tắt. C. Cục nước đá để ngoài nắng. B. Ngọn nến đang cháy. D. Ngọn đèn dầu đang cháy. Câu 5: Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là A. 0 0C và 100 0C. C. 37 0C và 100 0C B. 0 0C và 37 0C. D. -100 0C và 100 0C. Câu 6: Những điều kiện nào ảnh hưởng đến sự bay hơi của nước ? A. Chỉ ảnh hưởng bởi mặt thoáng B. Chỉ ảnh hưởng bởi nhiệt độ C. Chỉ ảnh hưởng bởi gió. D. Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng B. Bài tập I.Bài tập ứng dụng thực tế. Bài 1: An và Bình cùng luộc khoai.Khi nồi khoai bắt đầu sôi,Bình bảo nên rút bớt củi ra, chỉ để ngọn lửa nhỏ, đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi.An lại nói,phải tiếp tục chất thêm củi nữa, để ngọn lửa cháy thật to, vì An cho rằng, càng đun cho lửa to, thì nước luộc khoai càng nóng, như vậy khoai càng mau chín? Ý kiến nào đúng? Tại sao? Bài 2: Cho hai bình đựng chất lỏng, một bình đựng rượu và một bình đựng nước có cùng thể tích là 1 lít ở 200C. Khi đun nóng hai bình đến nhiệt độ 500C, thì thể tích của nước trung bình là 1,016 lít, thể tích của rượu Nhiệt độ (0C) trung bình là 1,065 lít. Tính độ tăng thể tích của rượu và nước. Chất nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn? 15 Bài 3. Hình dưới đây vẽ đường biểu 12 diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian 9 của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy 6 quan sát và trả lời các câu hỏi dưới 3 đây: 0 2 4 6 8 10 12 14 16 a) Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy? -3 Thời gian b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao (phút) nhiêu lâu ? -6 c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào? d) Từ phút thứ 10 đến phút thứ 16 nước đá tồn tại ở thể nào? II. Bài tập giải thích hiện tượng. Bài 1 : Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại? Bài 2: Thả một thỏi chì và một thỏi thép vào đồng đang nóng chảy . Hỏi chúng có nóng chảy theo đồng không? Tại sao? Biết nhiệt độ nóng chảy của chì là 3270C, thép là 13000C, của đồng là 10830C. BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập đề cương Hoàng Thị Tuyết Nguyễn Hoàng Quân Phạm Thị Hiền