Đề cương ôn tập học kì I Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

docx 6 trang thuongdo99 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_dia_li_lop_6_nam_hoc_2019_2020_truo.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI TỔ HÓA – SINH – ĐỊA MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 6 I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức về Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất 2. Kỹ năng: - So sánh, nhận xét, giải thích 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tự giác trong học tập 4. Phát triển năng lực HS: - Năng lực chung: Trình bày, tư duy, tổng hợp, phân tích - Năng lực chuyên biệt: giải thích, nhận xét,bảng số liệu II. NỘI DUNG: A.Trắc nghiệm: Ôn từ bài 7 đến bài 12 B. Tự luận: Câu 1: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả? Câu 2: Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? Câu 3: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp? Câu 4: So sánh đặc điểm khác nhau giữa nội lực và ngoại lực? Câu 5: Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh núi lửa đã tắt vẫn có cư dân sinh sống? Câu 6:Cho bảng số liệu sau: Thời gian Mặt Trời mọc và lặn tại các địa điểm sau Hà Nội (210B) TP Hồ Chí Minh (110B) Đặc Thời gian Thời gian điểm Thời gian Thời gian Mặt Trời Mặt Trời Ngày Mặt Trời lặn Mặt Trời lặn mọc mọc 20/11/2019 6h08’ 17h14’ 5h51’ 17h27’ (mùa đông) 30/4/2019 5h27’ 18h21’ 5h29’ 18h12’ (mùa hạ) Hãy nhận xét về độ dài ngày, đêm trong năm tại hai địa điểm Hà Nội và TP HCM? Giải thích đặc điểm đó? Ngày 15/11/2019 BGH TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ CƯƠNG Phạm Thị Hải Vân Lương Thị Thu Hằng Hoàng Thị Tươi
  2. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Người ta chia bề mặt Trái Đất thành bao nhiêu khu vực giờ? A. 12 B. 20 C. 22 D. 24 Câu 2: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp? A. 3 B . 4 C. 5 D. 6 Câu 3: Trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng là đặc điểm của lớp A. Trái Đất B. trung gian C. lõi D. vỏ lục địa Câu 4: Lớp vỏ Trái Đất có độ dày bao nhiêu km? A. Từ 5km - 70km B. Từ 50km - 70km C. Trên 3000km D. Gần 3000km Câu 5: Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở Thủ đô Hà Nội là mấy giờ? A. 18 giờ B. 19 giờ C. 20 giờ D. 21 giờ Câu 6: Trên Trái Đất có hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau là do: A. sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời B. sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông C. sự vận động tự quay của Trái Đất từ Đông sang Tây D. Trái Đất hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa Câu 7: Các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương hình thành khi A. hai địa mảng xô vào nhau B. hai địa mảng được nâng lên cao C. hai địa mảng bị nén ép dưới đáy đại dương D. hai địa mảng tách xa nhau Câu 8: Nhiệt độ tối đa của lớp vỏ Trái Đất là A. 1.000 độ CB. 2.000 độ C C. 3.000 độ CD. 4.000 độ C Câu 9: Những nơi trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là: A. ở 2 cực B. trên xích đạo C. trên 2 vòng cực D. trên 2 chí tuyến Câu 10: Trên Trái Đất, lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam? A. Lục địa Nam Mỹ B. Lục địa Phi C. Lục địa Á – Âu D. Lục địa Ô-xtrây-li-a Câu 11: Vào ngày nào trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau? A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 C. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9
  3. D. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12 Câu 12: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc A. 56o27’ B. 23o27’ C. 66o33’ D. 32o27’ Câu 13: Trên thế giới châu lục có diện tích lớn nhất là: A. Châu Phi B. Châu Á C. Châu Âu D. Châu Mĩ Câu 14: Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 6 là ngày gì? A. Hạ chí B. Thu phân C. Đông chí D. Xuân phân Câu 15: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào? A. 23/9 thu phân B. 22/12 đông chí C. 22/6 hạ chí D. 12/3 xuân phân Câu 16: Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất trong các lục địa: A. Lục địa Phi B. Lục địa Nam Cực C. Lục địa Ô-xtrây-li-a D. Lục địa Bắc Mỹ Câu 17: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau? A. 24 giờ B. 21 giờ C. 23 giờ D. 22 giờ Câu 18: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến? A. 20 B. 30 C. 25 D. 15 Câu 19: Lõi Trái Đất có độ dày là bao nhiêu km? A. Trên 3000km B. 1000 km C. 1500 km D. 2000 km Câu 20: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do: A. Trái Đất quay từ Đông sang Tây B. Trái Đất quay từ Tây sang Đông C. Trục Trái Đất nghiêng D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời Câu 21: Trên Trái Đất có 4 đại dương, đại dương nào có diện tích lớn nhất? A. Bắc Băng Dương B. Thái Bình Dương C. Ấn Độ Dương D. Đại Tây Dương Câu 22: Trên Trái Đất có mấy châu lục? A. 4 châu lục B. 5 châu lục C. 6 châu lục D. 7 châu lục Câu 23: Quanh các vùng núi lửa đã tắt, dân cư thường tập trung đông vì : A. nhiều đất đai màu mỡ B. nhiều hồ cung cấp nước C. nhiều khoáng sản D. khí hậu ấm áp quanh năm Câu 24: Tác động của nội lực tạo ra hiện tượng gì? A. Động đất, núi lửa B. Sóng thần C. Lũ lụt D. Phong hóa Câu 25: Biện pháp nào sau đây không phải để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:
  4. A. Xây nhà chịu chấn động lớn. B. Lập trạm dự báo C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân. D. Chuyển đến vùng có nguy cơ động đất Câu 26: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất? A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy. B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống. C. Xâm thực, xói mòn các loại đá. D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa. Câu 27: Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là: A. Đối nghịch. B. Hỗ trợ. C. Xảy ra đồng thời. D. Không có liên hệ. Câu 38: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại lực? A. Xói mòn. B. Xâm thực. C. Nâng lên hạ xuống. D. Phong hoá. Câu 29: Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày đêm dài suốt: A. 3 tháng. B. 6 tháng. C. 9 tháng. D. 12 tháng. Câu 30: Theo thuyết kiến tạo mảng khi hai mảng tách xa nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành A. các dãy núi ngầm B. các dãy núi trẻ cao C. đồng bằng D. cao nguyên Câu 31:Vào ngày hạ chí (22/6), tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở A. chí tuyến bắc B. chí tuyến nam C. vòng cực bắc D. vòng cực nam B. Tự luận Câu 1: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả? Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và ngiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo. Trái Đất quay từ Tây sang Đông Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng đó gọi là giờ khu vực. Việt Nam nằm ở khu vực giờ số 7 và 8. Hệ quả
  5. a. Hiện tượng ngày đêm Do Trái Đất dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Do đó, nửa được chiếu sáng sẽ là ban ngày, nửa bị che khuất nằm trong bóng tối là ban đêm. Nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. b. Do sự vận đông tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Bán cầu Bắc: Lệch bên phải Bán cầu Nam: Lệch bên trái Câu 2: Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời? - Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elip gần tròn. - Khi chuyển động quanh Mặt trời, Trái đất cũng đồng thời tự quay quanh trục. - Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ. - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. - Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau. Câu 3: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp? Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ trái đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi. - Đặc điểm: + Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 đến 70 km; vật chất ở trạng thái rắn chắc; càng xuống sâu nhiệt độ càng cao; nhưng tối đa chỉ tới 1.000oC. + Lớp trung gian : độ dày gần 3.000 km; vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1.500oC đến 4.700oC. + Lõi Trái Đất: độ dày trên 3.000 km; vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong; nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000oC. Câu 4: so sánh sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực? *Nội lực: là lực sinh ra bên trong long Trái Đất; làm cho các lớp đất đá bị uốn nếp đứt gãy; làm cho địa hình ghồ ghề hơn và sinh ra động đất núi lửa. *Ngoại lực: là lực sinh ra bên ngoài Trái Đát gồm quá trình phong hóa và xâm thực (do gió, nước, sinh vật .) làm cho địa hình trở nên bằng phẳng hơn. Câu 5: Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh núi lửa đã tắt vẫn có cư dân sinh sống? Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. Đây là hiện tượng gây nhiều tác hại đến con người về tính mạng cũng như của cải vật chất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cư dân sinh sống xung quanh các núi lửa. Vì: Khi núi lửa phun trào sẽ phun ra các dung nham, sau khi bị phong hóa nó tạo thành đất đỏ bazan thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp như ca su, cafe,
  6. Câu 6:Cho bảng thông tin: Thời gian Mặt Trời mọc và lặn tại các địa điểm sau Hà Nội (210B) TP Hồ Chí Minh (110B) Đặc Thời gian Thời gian Thời gian điểm Thời gian Mặt Trời Mặt Trời Mặt Trời Ngày Mặt Trời lặn mọc mọc mọc 20/11/2016 6h08’ 17h14’ 5h51’ 17h27’ (mùa đông) 30/4/2016 5h27’ 18h21’ 5h29’ 18h12’ (mùa hạ) Hãy nhận xét về độ dài ngày, đêm trong năm tại hai địa điểm Hà Nội và TP HCM? Giải thích đặc điểm đó? *Độ dài ngày và đêm tại Hà Nội và Tp HCM trong năm có sự chênh lệch giữa các mùa: Mùa hạ: ngày dài, đêm ngắn. Mùa đông: ngày ngắn đêm dài. *Độ dài ngày và đêm chệnh lệch giữa Hà Nội với Tp HCM trong năm Theo vĩ độ: Mùa hạ: HN có thời gian ngày dài hơn. Mùa đông: HN có thời gian ban ngày ngắn hơn. *Nguyên nhân: Trong lúc chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66033’ không đổi nên đường phân chia sang tối không trùng với trục Trái Đất; đồng thời có lúc nửa cầu Bắc ngả gần về phía Mặt Trời có lúc xa Mặt Trời.