Đề cương ôn tập học kì I Địa lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Địa lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_dia_li_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truo.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Địa lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HÓA - SINH – ĐỊA MÔN : ĐỊA LÍ 7 Năm học 2019- 2020 Tuần 18. Tiết 35 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Ôn tập kiến thức các bài đã học : Các môi trường khí hậu trên Trái Đất; Thiên nhiên, dân cư, xã hội Châu Phi. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích, nhận xét biểu đồ lượng mưa. 3. Thái độ - Ôn luyện kiến thức nghiêm túc. - Tổng hợp kiến thức đầy đủ, yêu thích môn học. 4. Phát triển năng lực học sinh - Năng lực chung: trình bày, tư duy, tổng hợp, phân tích. - Năng lực chuyên biệt: kĩ năng bản đồ, biểu đồ, vẽ và phân tích, nhận xét bảng số liệu. II. Một số câu hỏi và bài tập A. Trắc nghiệm: - Chương II, III, IV, V - Thiên nhiên, dân cư, xã hội Châu Phi B. Tự Luận 1.Lí Thuyết Câu 1: Nêu các đặc điểm của ngành công nghiệp, nông nghiệp ở đới ôn hòa? Câu 2: Trình bày về vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa? Câu 3: Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu châu Phi? Câu 4: Trình bày sự thích nghi của sinh vật đối với môi trường đới lạnh? Câu 5: Địa phương nào ở Việt Nam có hiện tượng sa mạc hóa? Em hãy đưa ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng này? 2. Bài tập Bài tập 1: Cho bảng số liệu về lượng khí thải của các nước trên thế giới năm 2017. Nước Hoa kì Trung Quốc Ấn Độ Lượng khí thải 5414 10357 2274 (triệu tấn) Nhận xét và nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đới ôn hòa. Bài tập 2. Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa H13.2, H13.3 sgk Địa Lí 7 trang 44, phân tích và cho biết thuộc môi trường khí hậu nào.
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đường xích đạo cắt ngang khu vực nào của châu Phi? A. Chính giữa châu lục B. Cực bắc của châu lục C. Cực nam của châu lục D. Hoang mạc Sa-ha-ra Câu 2: Nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất châu Phi là: A. Hoang mạc Xa-ha-ra B. Cộng hòa Nam Phi C. Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a D. Bồn địa Công-gô Câu 3: Thực vật ở đới lạnh có đặc điểm: A. xanh tốt quanh năm B. nghèo nàn, chủ yếu là rêu và địa y C. chủ yếu là cây gỗ lớn D. phân thành nhiều tầng Câu 4: Châu Phi có đường bờ biển A. bị cắt xẻ mạnh, nhiều vịnh biển B. ít bị cắt xẻ, ít vịnh biển C. bị cắt xẻ mạnh, có ít vịnh biển D. có nhiều cửa sông lớn Câu 5: Có thể coi toàn bộ lãnh thổ châu Phi là một A. cao nguyên khổng lồ B. hoang mạc khổng lồ C. sơn nguyên khổng lồ D. đồng bằng rộng lớn Câu 6: Hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở: A. dọc hai đường chí tuyến, sâu trong lục địa, nơi có dòng biển lạnh chảy qua B. dọc hai bên đường xích đạo, sâu trong lục địa, nơi có dòng biển lạnh chảy qua C. dọc hai đường chí tuyến, sâu trong lục địa, nơi có dòng biển nóng chảy qua D. dọc hai vòng cực, ven bờ biển, nơi có các dòng biển chảy qua Câu 7: Châu Phi có khí hậu: A. khô nóng bậc nhất thế giới B. lạnh giá quanh năm C. ẩm về mùa hạ, mát mẻ mùa đông D. mùa hạ mát, mùa đông có tuyết rơi Câu 8: Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là: A. săn bắt thú có lông quý B. khai thác khoáng sản C. chăn nuôi du mục và trồng trọt trong ốc đảo D. du lịch Câu 9: Đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh là gì? A. Nóng quanh năm B. Không có mưa C. Lạnh giá quanh năm D. Mát mẻ, ôn hòa Câu 10: Đặc điểm khí hậu ở môi trường vùng núi là gì? A. Thay đổi theo vĩ độ B. Khô hạn, khắc nghiệt C. Thay đổi theo độ cao D. Thay đổi theo kinh tuyến Câu 11: Câu nào đúng với đặc điểm khí hậu ở môi trường hoang mạc? A. Khô, nóng quanh năm B. Lạnh quanh năm C. Mát mẻ, ôn hòa D. Thay đổi theo độ cao Câu 12: Để thích nghi với đặc điểm khí hậu ở hoang mạc, động vật thường: A. di cư, ngủ đông, có bộ lông dày B. dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể C. vùi mình trong cát D. di cư, sống thành đàn Câu 13: Đặc điểm thực vật ở môi trường vùng núi là: A. phân hóa theo độ cao B. xanh tốt quanh năm C. thay đổi theo kinh độ D. lá tiêu biến hoặc bọc sáp Câu 14: Hậu quả của việc phát triển quá nhanh các đô thị lớn lớn ở đới ôn hòa không phải là: A. ô nhiễm môi trường B. ùn tắc giao thông C. chênh lệch về giới tính D. sức ép lớn về chỗ ở, việc làm Câu 15: Đới ôn hòa là nơi A. tập trung ít đô thị nhất trên thế giới
- B. tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới C. tập trung đô thị ở mức trung bình trên thế giới D. duy nhất không có các đô thị lớn Câu 16: Nguyên nhân dẫn đến dân thành thị đông ở đới ôn hòa là: A. người dân thích sống ở đô thị B. đô thị hóa nông thôn C. công nghiệp và dịch vụ phát triển D. nông nghiệp rất phát triển Câu 17: Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là A. mát mẻ B. mưa nhiều C. vô cùng khắc nghiệt D. thay đổi theo mùa Câu 18: Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là: A. núi lửa B. bão cát C. bão tuyết D. động đất Câu 19: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp? A. Con người dùng tàu phá băng B. Trái Đất đang nóng lên C. Nước biển dâng cao D. Ô nhiễm môi trường nước Câu 20: Vì sao sông ngòi ở đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ? A. Thời tiết ấm hơn làm băng tan B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn Câu 21: Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là: A. Chăn nuôi tuần lộc, cừu và dê B. Đánh bắt cá và nuôi tuần lộc C. Săn thú có lông và chăn nuôi cừu, đánh bắt cá D. Trồng các cây ăn quả ôn đới Câu 22: Vấn đề lớn cần giải quyết ở đới lạnh là: A. Thiếu nhân lực, nguy cơ tuyệt chủng động vật quý B. Nguy cơ tuyệt chủng động vật quý và nguồn tài nguyên phong phú C. Ô nhiễm môi trường, nguy cơ tuyệt chủng động vật quý D. Thiếu nhân lực, môi trường bị ô nhiễm Câu 23: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất A. Pa-na-ma B. Xuy-ê C. Man-sơ D. Xô-ma-li Câu 24: Sông dài nhất châu Phi là sông A. Nin B. Ni-giê C. Dăm-be-di D. Công-gô Câu 25: Kim cương tập trung chủ yếu ở A. Bắc Phi B. Trung Phi
- C. Nam Phi D. Khắp châu Phi Câu 26: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là: A. bồn địa và sơn nguyên B. sơn nguyên và núi cao C. núi cao và đồng bằng D. đồng bằng và bồn địa Câu 27: Nguyên nhân các hoang mạc có ít người sinh sống do: A. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt B. chính sách phân bố dân cư của châu lục C. sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân D. có nhiều thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa, ) xảy ra Câu 28: Nguyên nhân khiến hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa là: A. sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân B. bùng nổ dân số và hạn hán C. đại dịch AIDS, dịch bệnh đe dọa D. xung đột sắc tộc Câu 29: Biên độ nhiệt ngày đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn là đặc điểm của môi trường A. nhiệt đới B. Địa Trung Hải C. hoang mạc D. xích đạo Câu 30: Môi trường xích đạo ở châu Phi có đặc điểm là: A. rừng thưa và cây bụi chiếm diện tích lớn B. có nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt C. thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm D. mùa đông mát mẻ, mùa hạ nóng và khô B. TỰ LUẬN: * LÍ THUYẾT: Câu 1: Đặc điểm nghành công nghiệp đới ôn hòa. - Nền công nghiệp hiện đại, có bề dày lịch sử, được trang bị máy móc tiên tiến. - Có 2 nhóm ngành công nghiệp chính: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến - Chiếm ¾ tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới - Các nước công nghiệp hàng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na- đa Đặc điểm nghành nông nghiệp đới ôn hòa: - 2 hình thức chính: hộ gia đình và trang trại - Ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào khắc phục những khó khăn của tự nhiên - Sản xuất quy mô lớn theo kiểu công nghiệp, chuyên môn hoá - Coi trọng biện pháp tuyển chọn cây trồng, vật nuôi Câu 2: - Ninh Thuận và Bình Thuận ở Việt Nam có hiện tượng sa mạc hóa - Biện pháp: Trồng rừng và bảo vệ rừng, xây hồ chứa nước Câu 3: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa: a. Ô nhiễm không khí - Nguyên nhân : + Do khí thải , khói bụi của hoạt động công nghiệp , phương tiện giao thông , chất đốt sinh hoạt + Bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử . -Hậu quả :
- + Mưa axít : Làm chết cây , ăn mòn công trình xây dựng , gây bệnh đường hô hấp cho con người , vật nuôi . + Hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên . +Thủng tầng ôzôn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người . b. Ô nhiễm nước - Nguyên nhân: + Ô nhiễm sông, hồ, nước ngầm do nước thải nhà máy, lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt đô thị + Ô nhiễm nước biển: tập trung chuỗi đô thị lớn trên bờ biển, váng dầu do chuyên chở, đắm tàu, rò rỉ từ giàn khoan dầu trên biển, thuốc trừ sâu, phân hóa học, chất thải từ đất liền theo sông ngòi đổ ra biển - Hậu quả: thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ Huỷ hoại cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Câu 4: Đặc điểm địa hình, khí hậu Châu Phi a. Địa hình - Lục địa Phi là khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m - Sơn nguyên xen kẽ bồn địa thấp - Phía Đông được nâng lên mạnh, tạo nhiều hồ hẹp và thung lũng sâu - Các đồng bằng thấp chủ yếu ở ven biển. - Ít núi cao b. Khí hậu - Là châu lục nóng, nhiệt độ trung bình năm >200C - Nguyên nhân: phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 đường chí tuyến - Khí hậu khô, hình thành những hoang mạc lớn Câu 5: Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường đới lạnh - Thực vật: cây cỏ bụi còi cọc, thưa thớt, thấp lùn, mọc xen lẫn với địa y - Đặc điểm thích nghi của động vật: lớp mỡ dày, lông dày, sống thành đàn, ngủ đông, di cư * BÀI TẬP: - Nhận xét: Lượng khí thải của Trung Quốc lớn nhất, tiếp theo đến Hoa Kì và cuối cùng là Ấn Độ (dẫn chứng số liệu) Nguyên nhân: + Do khí thải, khói bụi của hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông. + Do khói bụi từ cháy rừng, chất đốt sinh hoạt. + Bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử.