Đề cương ôn tập học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ HÓA – SINH – ĐỊA MÔN: HÓA HỌC 8 Năm học: 2018 - 2019 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Ôn tập củng cố kiến thức trong chương trình học kì I 2. Kĩ năng: - Lập PTHH và tính theo CTHH, tính toán theo định luật BTKL, vận dụng các CT chuyển đổi n, m V. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, chăm chỉ, cẩn thận. II. PHẠM VI ÔN TẬP - Chương I: Chất - Nguyên tử - phân tử - Chương II: Phản ứng hoá học - Chương III: Mol, các công thức chuyển đổi, tính theo CTHH III. NỘI DUNG ÔN TẬP A. Lí thuyết 1. Khái niệm: nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, hiện tượng vật lí với hiện tượng hoá học, phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí 2. Các bước lập PTHH, lập CTHH 3. Các công thức tính toán hoá học 4. Cách tiến hành thí nghiệm và hiện tượng trong bài thực hành số 1,2,3 B. Các dạng bài tập I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ Câu 1: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm? A. Màu sắc B. Tính tan trong nước C. Khối lượng riêng D. Nhiệt độ nóng chảy Câu 2: Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được chất lỏng là chất tinh khiết? A. Không màu, không mùi B. Không tan trong nước C. Lọc được qua giấy lọc D. Có nhiệt độ sôi nhất định Câu 3: Phương pháp hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là A. Lọc B. Chưng cất C. Bay hơi D. Để yên để muối lắng xuống rồi gạn nước để lấy muối Câu 4: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị A. gam B. kilôgam C. đvC D. cả 3 đơn vị trên Câu 5: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây? A. Ca B. Na C. K D. Fe Câu 6: Kim loại M tạo ra hiđroxit M(OH)3. Phân tử khối của hiđroxit là 78. Nguyên tử khối của M là: A. 24 B. 27 C. 56 D. 64
  2. Câu 7: Hãy chọn công thức hoá học đúng trong số các công thức hóa học sau đây: A. CaPO4 B. Ca2(PO4)2 C. Ca3(PO4)2 D. Ca3(PO4)3 Câu 8: Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là : A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 9: Nguyên tố X có hoá trị III, công thức của muối sunfat là: A. XSO4 B. X(SO4)3 C. X2(SO4)3 D. X3SO4 Câu 10: Biết N có hoá trị IV, hãy chọn công thức hoá học phù hợp với qui tắc hoá trị trong đó có công thức hóa học sau: A. NO B. N2O C. N2O3 D. NO2 CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Câu 1: Đốt cháy khí amoniac (NH3) trong khí oxi O2 thu được khí nitơ oxit (NO) và nước. Phương trình phản ứng nào sau đây viết đúng? t O t O A. NH3 + O2  NO + H2O B. 2NH3 + O2  2NO + 3H2O t O t O C. 4NH3 + O2  4NO + 6H2O D. 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O Câu 2: Khối lượng cácbon đã cháy là 4,5g và khối lượng O2 đã phản ứng là 12g. Khối lượng CO2 tạo ra là: A. 16,2g B. 16,3g C. 16,4g D.16,5g Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng FexOy + H2SO4 > Fex(SO4)y + H2O Với x ≠ y thì giá trị thích hợp của x và y lần lượt là A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 2 và 4 D. 3 và 4 CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC Câu 1: 1 mol nước chứa số phân tử là A. 6.1023 B. 12.1023 C. 18.1023 D. 24.1023 Câu 2: Số nguyên tử sắt có trong 280g sắt là A. 20.1023 B. 25.1023 C. 30.1023 D. 35.1023 Câu 3: Số mol của 2,8g khí Nitơ là: A. 0,5 mol B. 0,1 mol C. 1 mol D. 5mol Câu 4: Trong 24g MgO có bao nhiêu phân tử MgO? A. 6.1023 phân tử B. 3,6.1023 phân tử C. 3,0.1023 phân tử D. 4,2.1023 phân tử Câu 5: Số mol của 9 g H2O là A. 0,1mol B. 0,25 mol C. 0,5 mol D. 1,5 mol Câu 6: Thể tích (ở đktc) của 0,2 mol khí SO2 là: A. 44,8 lit B.11,2 lit C. 22,4 lit D. 4,48 lit Câu 7: Thể tích (ở đktc) của 6,4 khí O2 là A. 44,8 lit B.11,2 lit C. 22,4 lit D. 4,48 lit II. Tự luận Câu 1. Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau :
  3. 1. Fe + O2 > Fe3O4 6. H2SO4 + BaCl2 > BaSO4 + HCl 2. Fe3O4 + H2 > Fe + H2O 7. HCl + Al(OH)3 > AlCl3 + H2O 8. Ca(OH)2 + H2SO4 > CaSO4 + H2O 3. Fe(OH)3 > Fe2O3 + H2O 9. CxHy + O2 > CO2 + H2O 4. FeS2 + O2 > Fe2O3 + SO2 10. FexOy + CO > FeO + CO2 5. HCl + Na2O NaCl + H2O Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng trên Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 1,6g S trong không khí thu được 3,2g hợp chất lưu huỳnh đioxit (SO2) a. Viết phương trình hoá học. b. Tính khối lượng oxi cần dùng và thể tích khí oxi ở đktc. Câu 3 1. Một hợp chất khí A có 82,35% N và 17,65% H. Hãy cho biết công thức hoá học của hợp chất A biết hợp chất này có tỉ khối đối với khí hiđro là 8,5. 2. Một hợp chất khí được tạo bởi hai nguyên tố H và C trong đó C chiếm 75% về khối lượng, Biết 4,48 lít hợp chất (ở điều kiện tiêu chuẩn) có khối lượng là 3,2 gam. Xác định công thức hoá học của hợp chất khí trên. Câu 4 Câu hỏi liên hệ thực tế liên quan đến phản ứng hoá học và điều kiện xảy ra phản ứng hoá học Gia Thụy, ngày 19/ 11 / 2018 BGH duyệt Tổ duyệt Người ra đề cương: Phạm Thị Hải Vân Nguyễn Thị Phương Thảo Nguyễn Hồng Khanh