Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

docx 7 trang Đăng Bình 05/12/2023 2190
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HK2 MÔN: LỊCH SỬ 6 NĂM HỌC 2018-2019 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Khoanh tròn vào phương án đúng nhất: Câu 1: Thế kỉ VII,dưới ách thống trị của nhà Đường,Giao Châu bị đổi tên thành: A: Châu Giao. B: An Nam đô hộ phủ. C:Giao Chỉ. D: Cửu Châu. Hướng dẫn trả lời: Câu 1: Chọn B Câu 2: Công trình nghệ thuật đặc sắc của Cham-Pa là: A : Nhà sàn B: Phật nhà mồ. C: Tháp Chăm. D: Tượng phù điêu. Hướng dẫn trả lời: Câu 2: Chọn C Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi vào: A: Năm 917. B: Năm 930. C: Năm 931. D: Năm 938. Hướng dẫn trả lời: Câu 3: Chọn D Câu 4: Ngô Quyền quyết định chọn cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa đánh giặc,vì ở đây: A:Địa thế rừng rậm hiểm trở,thủy triều lên xuống mạnh. B: Cửa ngõ giao thông,thuận tiện cho việc đi lại. C: Lòng sông sâu hơn chục mét và rộng hàng nghìn mét. D: Gần rừng núi nên có nhiều gỗ. Hướng dẫn trả lời: Câu 4: Chọn A
  2. Câu 5: Thắng lợi của trận Bạch Đằng có ý nghĩa trọng đại nhất là: A : Giữ vững nền độc lập tự chủ,mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc. B : Đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của quân Nam Hán. C: Rửa được thù nhà. D: Ghi thêm một chiến thắng vĩ đại trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. Hướng dẫn trả lời: Câu 5: Chọn A Câu 6: Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây,cuộc khởi nghĩa nào tồn tại trong thời gian dài nhất? A: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng B: Khởi nghĩa Bà Triệu. C: Khởi nghĩa Lý Bí. D: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Hướng dẫn trả lời: Câu 6: Chọn C Câu 7: Khúc Thừa Dụ được nhà Đường công nhận làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ vào năm nào? A: Năm 905. B: Năm 906. C: Năm 907. D: Năm 908. Hướng dẫn trả lời: Câu 7: Chọn B Câu 8: Người lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm đấu tranh giành độc lập là: A: Mai Thúc Loan. B: Khu Liên C: Lý Bí. D: Phùng Hưng. Hướng dẫn trả lời: Câu 8: Chọn B Câu 9: Mai Thúc Loan chọn nơi nào để xây dựng căn cứ? A: Thái Bình. B: Đường Lâm.
  3. C: Sa Nam. D: Luy Lâu. Hướng dẫn trả lời: Câu 9: Chọn C Câu 10: Mục đích mà chính quyền đô hộ mở một số trường dạy chữ Hán ở nước ta là: A: Để giúp tất cả nhân dân ta biết chữ. B: Giúp con em người Hán ở nước ta biết chữ Hán. C: Đào tạo ra tầng lớp quan lại trung thành với người Hán. D: Phổ biến chữ viết của người Hán ra khắp nơi,ngoài đất nước Trung Quốc. Hướng dẫn trả lời: Câu 10: Chọn C Câu 11: Cách sắp đặt quan lại cai trị của nhà Hán đối với nước ta là để nhằm mục đích: A: Thâu tóm quyền lực vào tay người Hán và mua chuộc một số quan lại người Việt. B: Trực tiếp cai trị xuống tận làng,xã. C: Cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai. D: Chia sẻ quyền lực với quan lại người Việt. Hướng dẫn trả lời: Câu 11: Chọn A Câu 12: Sau khi đàn áp cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng,nhà Hán đã: A: Xóa bỏ tên Châu Giao,sáp nhập vào Quảng Châu. B: Đổi tên Châu Giao thành Giao Châu. C: Giữ nguyên Châu Giao. D: Giữ nguyên Châu Giao và đưa người Hán sang thay người Việt giữ chức Huyện lệnh. Hướng dẫn trả lời: Câu 12: Chọn C II.TỰ LUẬN Câu 1(3,0điểm): Em hãy nêu các thành tựu văn hóa của Cham-Pa? Thành tựu nào là quan trọng nhất?Vì sao? -Chữ viết: Từ thế kỷ IV người Chăm-Pa đã có chữ viết riêng,bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ). -Tôn giáo: Người Chăm-Pa theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. - Tín ngưỡng: Có tục hỏa táng người chết,ở nhà sàn và ăn trầu cau.
  4. -Kiến trúc: có nền kiến trúc đặc sắc,độc đáo như tháp Chăm,đền,tượng thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). * Thành tựu quan trọng nhất là kiến trúc vì nhân dân Chăm-Pa có nền kiến trúc, điêu khắc độc đáo như tháp Chăm,khu thánh địa Mỹ Sơn (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới),đền,tượng,các bức chạm nổi Câu 2(2,0điểm):Nêu tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường? Nhà Đường chú trọng sửa đường giao thông nhằm mục đích gì? - Năm 679,nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ,trụ sở phủ đô hộ đặt ở Tống Bình(Hà Nội). -Chú trọng sửa sang đường giao thông,xây thành,đắp lũy,tăng thêm quân -Đặt ra nhiều thứ thuế,bắt nhân dân ta cống nạp nặng nề. * Nhà Đường chú trọng sửa đường giao thông nhằm mục đích có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân ta,bảo vệ chính quyền đô hộ Câu 3(2,0điểm): Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa của việc làm trên? * Hoàn cảnh: - Cuối thế kỷ IX, nhà Đường suy yếu. - Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy chiếm Tống Bình và tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ. - Năm 906 vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam. * Ý nghĩa: - Chứng tỏ người Việt tự cai quản và quyết định tương lai của mình. - Chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Câu 4(3,0điểm): Trình bày diễn biến chính của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? * Diễn biến: -Cuối năm 938,quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ hai. -Thủy triều lên, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử địch vào trận địa mai phục.
  5. -Thủy triều rút,Ngô Quyền ra lệnh dốc toàn lực đánh quật lại. * Kết quả: Cuộc chiến giành thắng lợi. * Ý nghĩa: -Kết thúc hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta. -Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho Tổ quốc. Câu 5(1,0điểm): Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với dân tộc ? - Tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng. - Lãnh đạo nhân dân ta chống quân xâm lược Hán. - Kết thúc thời kỳ Bắc thuộc - Đặt nền móng cho nền độc lập,tự do Câu 6(3,0điểm): Lập sơ đồ so sánh về sự phân hóa xã hội nước ta (thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc và thời kỳ bị đô hộ)? Rút ra nhận xét? Thời Văn Lang-Âu Lạc Thời kì bị đô hộ Vua Quan lại đô hộ Quý tộc Hào trưởng Việt/ Địa chủ Hán Nông dân công xã Nông dân công xã/ Nông dân lệ thuộc Nô tì Nô tì *Nhận xét: Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI người Hán thâu tóm quyền lực về tay mình,trực tiếp nắm đến cấp huyện,xã hội phân hóa sâu sắc hơn thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc Xã hội Âu Lạc trước khi bị phong kiến đô hộ,bước đầu đã có sự phân hóa giàu-nghèo nhưng chưa sâu sắc. Câu 7(1,0điểm):Ở địa phương em đang sống có công trình kiến trúc,đường phố,trường học nào mang tên Hai Bà Trưng? - Đường Hai Bà Trưng ,Trưng Trắc ,Trưng Nhị - Trường tiểu học Trưng Vương. Câu 8(3,0điểm): Trình bày chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta? Hậu quả của chính sách đó? * Chính sách cai trị của nhà Hán: - Hành chính: Chia nước ta làm 3 quận:Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
  6. - Kinh tế: + Bóc lột dân ta bằng tô thuế,nhất là thuế muối và thuế sắt. + Chính sách cống nạp nặng nề -Văn hóa: + Cho người Hán ở lẫn với dân ta. + Bắt nhân dân ta học tiếng Hán,theo các phong tục tập quán của người Hán,đồng hóa dân tộc ta. *Hậu quả: Hao mòn tài nguyên thiên nhiên,đời sống nhân dân cực khổ Câu 9(2,0 điểm): Nêu những việc làm của họ Khúc để xây dựng đất nước tự chủ? Ý nghĩa của những việc làm đó? *Việc làm của họ Khúc: -Đặt lại các khu vực hành chính,cử người trông coi đến tận xã. -Xem xét và định lại mức thuế,bãi bỏ các thứ lao dịch. -Lập lại sổ hộ khẩu. *Ýnghĩa: -Chứng tỏ người Việt tự cai quản và quyết định tương lai của mình. -Chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Câu 10(2,0điểm): Em hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao ngọn cờ đấu tranh chống Bắc thuộc giành độc lập cho Tổ quốc? a) Trưng Trắc b) Trưng Nhị c) Bà Triệu d) Lý Bí e) Triệu Quang Phục f) Mai Thúc Loan g) Phùng Hưng h) Dương Đình Nghệ i) Khúc Thừa Dụ j) Ngô Quyền .