Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

docx 5 trang Đăng Bình 05/12/2023 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HK2 MÔN: LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2018-2019 I.TRẮC NGHIỆM: (3,0điểm): Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Bộ chỉ huy Lam Sơn gồm có bao nhiêu người tất cả A. 19 người C.17 người B. 18 người D. 16 người Trả lời :Câu A( 19 người) Câu 2:Trong các nhân vật sau đây, ai là người không tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn A. Lê Lợi C. Lê Lai B. Lê Thánh Tông D. Nguyễn Trãi Trả lời : Câu B( Lê Thánh Tông) Câu 3: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn vào năm nào A. Năm 1416 B. Năm 1417 C. Năm 1418 D. Năm 1419 Trả lời: Câu C( Năm 1418) Câu 4: Từ năm 1424- 1425 nghĩa quân Lam sơn đã giải phóng được khu vực nào A. Thanh Hóa, đèo Hải Vân C. Tân Bình , Thanh Hóa B. Diễn Châu ,Thanh Hóa Trả lời : Câu A (Thanh Hóa, đèo Hải Vân) Câu 5 : Lê Lợi và bộ chỉ huy Lam Sơn đã chia quân ra làm mấy đạo để tiến quân ra Bắc A. Hai đạo C. Bốn đạo B. Ba đạo D. Năm đạo Trả lời: Câu B ( Ba đạo ) Câu 6: Cho biết năm sinh và mất của Lê Thánh Tông A. Năm 1380 – 1442 C. Năm 1442 - 1498 B. Năm 1442 – 1497 D. Năm 1442 – 1496 Trả lời : Câu B (Năm 1442 – 1497)
  2. Câu 7: Tác phẩm nào là thành tựu của vãn học chữ Nôm thế kỉ XVI – XVII. A. Quốc âm thi tập C. Thiên Nam ngữ lục B. Hồng Đức Quốc âm thi tập D. Thập giới cô hồn quốc ngữ văn Trả lời: Câu C (Thiên Nam ngữ lục) Câu 8: Ở thế kỉ XVI- XVII nước ta có những tôn giáo nào? A. Nho, Phật, Đạo giáo và Thiên chúa giáo B. Nho, Phật, Đạo giáo và Thiên chúa giáo,Đạo tin lành C. Đạo giáo và Thiên chúa giáo,Đạo tin lành Trả lời: Câu A (Nho, Phật, Đạo giáo và Thiên chúa giáo) Câu 9: Câu thơ sau nói về nhân vật lịch sử nào? “ Mà nay áo vải cờ đào Giup dân dựng nước, xiết bao công trình” A. Quang Trung C. Công chúa Lê Ngọc Hân B. Nguyễn Ánh D. Quang Toản Trả lời: Câu A (Quang Trung) Câu 10: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào,đặt tên nước là gì? A. Năm 1428 – Đại Việt C. Năm 1428 – Đại Nam B. Năm 1427 – Đại Việt D. Năm 1427 – Nam Việt Trả lời: Câu A:(Năm 1428 – Đại Việt) Câu 11: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được tổ chức theo hệ thống nào? A. Đạo – Phủ - Huyện – Hương – Châu – Xã B. Đạo – Phủ – Châu – Xã C. Đạo – Huyện –Châu – Xã D. Phủ - Huyện – Châu – Xã Trả lời :Câu A(Đạo – Phủ - Huyện – Hương – Châu – Xã) Câu 12:Ai là người căn dặn các quan trong triều: “một thước núi, một thước song của ta lẽ nào lại vút bỏ” A. Lê Thái Tổ C. Lê Thánh Tông
  3. B. Lê Nhân Tông D. Lê Hiền Tông Trả lời: Câu C : (Lê Thánh Tông ) II.TỰ LUẬN Câu 1(3,0điểm) :Em hãy trình bày diễn biến, kết quả trận Chi Lăng - Xương Giang (10/1427)? - 10/1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo tiến vào nước ta do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. - 8 /10/1427 Liễu Thăng bị nghĩa quân phục kích giết ở ải Chi Lăng -Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang, bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt 3 vạn tên. -Mấy vạn tên còn lại tiến xuống Xương Giang co cụm giữa cánh đồng bị tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống. - Biết tin Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước. -Vương Thông xin hòa và mở hội thề Đông Quan (10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. - Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta Đất nước sạch bóng quân thù. Câu 2(3,0 điểm):Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423? - Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đẩu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu, nghĩa quân đã gặp nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa Ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chịu đựng gian khổ, hi sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, họ tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Câu 3(3.0 điểm):Nêu tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn. * Nông nghiệp: - Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân, lập ấp, đồn điền; đặt lại chế độ quân điền
  4. - 1 số huyện mới và hàng trăm đồn điền được thành lập ở Nam Kì nhưng không mang lại hiệu quả cho nông dân. * Công thương nghiệp: - Nhà nước lập nhiều xưởng thủ công. - Ngành khai mỏ được mở rộng nhưng cách khai thác còn lạc hậu và thất thường - Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề. - Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi do đất nước đã thống nhất. - Xuất hiện thêm nhiều thị trấn mới. Câu 4(1,0 điểm):Cho biết những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789. - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia. -Đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập - Đập tan tham vọng xâm lược nước ta của PK phương Bắc. Câu 5(3,0điểm) :Em hãy trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào tết kỉ dậu năm 1789. * Diễn biến: Đêm 30 tết (âm lịch) quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. - Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật bao vây đồn Hà Hồi ( Thường Tín – Hà Nội). -Mờ sang mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi ( Thanh Trì – HN),quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. - Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa tướng Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tử tự. * Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân TS đã tiêu diệt 5 vạn quân Thanh Câu 6(1,0 điểm):Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào? - Kết quả của công cuộc khai hoang: Sự thành lập các huyện ven biển như Kim Sơn , Tiền Hải
  5. - Tác dụng:Mở rộng diện tích khai hoang, khắc phục phần nào tình trạng sa sút của nông nghiệp sau nhiều năm chiến tranh. Câu 7(1,0 điểm):Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến? - Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút) làm trận địa quyết chiến : Quan sát lược đồ H.58 (SGK) để thấy được vị trí hiểm yếu của khúc sông này : Có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc Câu 8(4,0điểm) :Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi,phát triển kinh tế,ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc mình. * Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc - Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. - Ra "Chiếu khuyến nông" - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế - Ban bố "Chiếu lập học", dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. * Chính sách quốc phòng, ngoại giao - Phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. - Tổ chức quân đội về mọi nặt - Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Câu 9(2.0điểm):Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến,kế quả trận Tốt Động- Chúc Động (1426) *Diễn biến: 10 / 1426, 5 vạn viện binh giặc kéo vào thành Đông Quan, - 7/11/1426 Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà Nội) - Biết trước được âm mưu của giặc, quân ta đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động * Kết quả: 5 vạn tên giặc bị thương tháo chạy về Đông Quan, 1 vạn tên bị bắt sống, nhiều tướng giặc bị giết.Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện.