Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2018_2019.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII VẬT LÍ 6 – NĂM HỌC 2018 - 2019 A/ NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN I/ Phần cơ học: Máy cơ đơn giản - Nhận biết đòn bẩy có tác dụng làm giảm lực kéo, đẩy vật và thay đổi hướng của lực tác dụng lên vật. - Nhận biết các loại máy ròng rọc. - Tác dụng của các ròng rọc: + Ròng rọc cố định có tác dụng đổi hướng của lực kéo so với kéo trực tiếp. + Ròng rọc động có tác dụng giảm cường độ của lực kéo so với kéo trực tiếp - Ứng dụng của đòn bẩy, ròng rọc trong cuộc sống. II/ Phần nhiệt học: 1/ Chủ đề: sự dãn nở vì nhiệt của các chất: - Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí: + Chất rắn, lỏng, khí đều nở ra (thể tích tăng) khi nóng lên, co lại (thể tích giảm) khi lạnh đi. + Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. + Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ít hơn chất khí. - Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt: + Hoạt động của Băng kép + Hoạt động của đèn trời, khinh khí cầu - Nhiệt kế: + Là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. + Có các loại nhiệt kế thường dùng: Nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm - Nhiệt giai: + Nhiệt giai Xen-xi-ut (0C): Nhiệt độ nước đá đang tan là 0 0C, nhiệt độ của nước đang sôi là 1000C + Nhiệt giai Farenhai (0F): Nhiệt độ nước đá đang tan là 32 0F, nhiệt độ của nước đang sôi là 2120F - Đo nhiệt độ: + Tìm hiểu về nhiệt kế y tế, nhiệt kế dầu: thang đo, độ chia nhỏ nhất. + Cách sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt đợ cơ thể: các bước đo. 2/ Chủ đề: Sự chuyển thể của các chất - Sự nóng chảy, sự đông đặc: + Mô tả sự chuyển thể trong quá trình nóng chảy và đông đặc Sự nóng chảy Thể rắn Thể lỏng Sự đông đặc
- + Đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc: Mỗi chất đều nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy; Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ không thay đổi. - Sự bay hơi, sự ngưng tụ: + Mô tả sự chuyển thể trong quá trình bay hơi và ngưng tụ Sự bay hơi Thể lỏng Thể hơi Sự ngưng tụ + Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng. + Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ngưng tụ: Khi nhiệt độ giảm hơi nước trong không khí ngưng tụ lại. B/ BÀI TẬP ÁP DỤNG: I/ Bài tập trắc nghiệm tham khảo 1/ Chọn đáp án đúng. 1. Trong các câu sau đây câu nào không đúng? A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực. B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực. C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực. D. Palang có thể vừa làm thay đổi độ lớn vừa làm thay đổi hướng của lực. 2. Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh của cột cờ có thể A. tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên. B. giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên. C. giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. D. thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. 3. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn (lỏng, khí)? A. Khối lượng của vật tăng. B. Trọng lượng của vật tăng. C. Thể tích của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật tăng. 4. Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với thể tích của chất lỏng trong bình thủy tinh khi đun nóng bình? A. Thể tích tăng. B. Thể tích giảm C. Thoạt đầu giảm sau đó tăng. D. Thoạt đầu tăng sau đó giảm. 5. Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì A. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật giảm. B. Khối lượng của vật giảm, thể tích của vật tăng. C. Khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm. D. Khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật tăng. 6. Dùng xà beng để bẩy vật nặng lên như hình vẽ. Phải đặt điểm tựa ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất? A. Ở X. B. Ở Y. C. Ở Z. D. Ở giữa Y và Z 7. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ băng phiến đang nóng chảy? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế y tế.
- C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Nhiệt kế kim loại. 8. Khi làm nóng, chất khí nhẹ hơn và bay lên là vì A. khối lượng của nó giảm. C. thể tích của nó giảm B. khối lượng riêng của nó giảm. D. Trọng lượng của nó giảm. 9. Vật nào sau đây hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt A. quả bóng bàn. B. khinh khí cầu. C. băng kép. D. nhiệt kế kim loại. 10. Vật nào sau đây hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt A. quả bóng bàn. B. khinh khí cầu. C. nồi cơm điện. D. máy hút bụi. 11. Trên thân nhiệt kế Y tế, tại vạch 37 0C thường được hiển thị bằng màu đỏ có ý nghĩa gì? A. Làm đẹp thân nhiệt kế B. Mốc thân nhiệt cơ thể người bị nóng sốt C. Mốc thân nhiệt cơ thể người bị cảm lạnh D. Mốc thân nhiệt cơ thể người bình thường 12. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít đến nhiều nào dưới đây đúng? A. Rượu, đồng, không khí. C. Đồng, không khí, rượu B. Đồng, rượu, không khí. D. Không khí, rượu, đồng. 13. Câu nào sau đây không đúng? A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. B. Nhiệt kế dầu được dùng trong phòng thí nghiệm C. Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí.D. Nhiệt y tế dùng để đo nhiệt độ không khí. 14. Nhiệt độ nóng chảy của nước là A. 1000C. B. 370C. C. 320F. D. 00C. 15. Nhiệt độ đông đặc của băng phiến là A. 1000C. B. 800F. C. 800C. D. 00C. 16. Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy? A. Bỏ nước đá vào cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một tượng đồng. 17. Câu nào sau đây đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. D. Nhiệt độ nóng chảy của mỗi chất không ổn định. 18. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến sự đông đặc. A. Sương đọng trên lá cây. B. Áo quần ướt sẽ khô. C. Làm nước đá. D. Cho bơ vào chảo nóng. 19. Trong thời gian đồng đông đặc, A. nhiệt độ không ngừng tăng. B. nhiệt độ không ngừng giảm C. mới đầu tăng, sau đó giảm. D. không thay đổi. 20. Khi đun nóng băng phiến, nhiệt độ của băng phiến tăng dần đến 80 0C thì dừng lại. Khi đó trạng thái băng phiến ở thể nào? A. Thể rắn. B. Thể lỏng. C. Thể khí. D. Thể rắn và lỏng. 21. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
- A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. 22. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nhiều. B. Nước trong cốc càng ít. C. Nước trong cốc càng nóng. D. Nước trong cốc càng lạnh. 23. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù C. Sự tạo thành hơi nước. D. Sự tạo thành mây. 24. Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A. Mưa. B. Gió C. Băng tan. D. nước đóng băng. 25. Qúa trình chuyển thể nào được sử dụng khi đúc tượng đồng. A. Nóng chảy và bay hơi. B. Nóng chảy và đông đặc. C. Bay hơi và ngưng tụ. D. Nóng chảy và ngưng tụ. 26. Để làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, cần dùng: A. Hai cái đĩa giống nhau chứa cùng lượng nước để ở hai nhiệt độ khác nhau. B. Dùng hai đĩa khác nhau chưa cùng lượng nước để cùng một nhiệt độ. C. Dùng hai đĩa giống nhau chứa hai lượng nước khác nhau để ở cùng nhiệt độ. D. Dùng hai đĩa giống nhau chứa hai chất lỏng khác nhau để ở hai nhiệt độ khác nhau. 27. Hiện tượng nào sau đây là sự bay hơi? A. Sự tạo thành mây. B. Sự tạo thành gió. C. Sự tạo thành hơi nước nước. D. Sự tạo thành tuyết. 28. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự bay hơi? A. Phơi thóc. B. Làm muối. C. Làm nước đá. D. Nước ao hồ cạn dần vào mùa hè. Rượu nóng chảy ở nhiệt độ -1170C, hãy trả lời các câu hỏi sau: 29. Nhiệt độ đông đặc của rượu là: A. 00C. B. 1000C. C. 800C. D. -1170C 30. Ở -1170C, rượu tồn tại ở thể nào? A. Thể lỏng. B. Thể khí. C. Thể rắn. D. Thể rắn, lỏng. 31.Nhiệt kế được chế tạo dựa tên hiện tượng nào ? A. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. B. Sự đông đặc C. Sự nóng chảy. D. Sự bay hơi. 32.Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi ? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế dầu. C. Nhiệt kế y tế. D. Cả 3loại nhiệt kế trên. 33. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Sương mù vào sáng sớm. C. Hơi nước bay lên khi nước sôi. D. Sự tạo thành mưa. 34. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi là : A. Nhiệt độ. B. Gió. C. Diện tích mặt thoáng. D. Cả 3 yếu tố trên. 35. Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự đông đặc
- A. Đun nước lâu sẽ cạn. C. Đổ vàng vào khuôn để đúc nhẫn. B. Nước đá tan. D. Băng kép cong. 36. Đòn bẩy như hình vẽ, câu nào sau đây đúng? A. F1=F2. B. F1>F2. C. F1<F2. D. F1=<F2 II/ Bài tập: DẠNG 1. Bài tập về máy cơ đơn giản và nhiệt kế 1/ Hãy cho biết tên của các máy cơ đơn giản cho ở hình dưới đây a/ b/ c/ d/ 2/Cho hệ thống như hình bên. Em hãy cho biết A B trong hai quả cầu A và B, quả nào rỗng, quả nào đặc? Vì sao? 3/ Hãy kể tên và nêu công dụng của 3 loại nhiệt kế mà em biết DẠNG 2. Dạng bài tập giải thích 1/ Ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất. a. Giải thích tại sao khinh khí cầu có thể bay lên khi đốt lửa ở bên dưới quả cầu? b. Tại sao các nha sĩ khuyên bệnh nhân không nên ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh? 2/ Sự chuyển thể của các chất a. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan? b. Tại sao vào mùa lạnh, ta hà hơi vào gương thì gương bị mờ, một lúc sau gương lại snags trở lại? c. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá? d. Tại sao muốn nước, thứ ăn nhanh nguội ta hay cho ra bát lớn và thổi? e. Tại sao nông dân phơi nông sản phải trãi nông sản ra sân rộng? f. Trong việc đúc đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? g. Tại sao người ta không dùng nước mà lại dùng rượu để chế tạo nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường? h. Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ DẠNG 3. Bài tập vẽ và đọc đồ thị biểu diễn sự nóng chảy và đông đặc theo thời gian: Làm lại bài tập 24-25.4, 24.25.6/ 73 sách bài tập. 1/ Cho đường biểu diễn như hình bên. Hỏi: a. Đây là quá trình nào? b. Mô tả nhiệt độ, thể và dạng đường biểu diễn ứng với các đoạn AB, BC, CD
- oC c. Chất rắn này là gì? Chất rắn này nóng chảy ở 90 D nhiệt độ nào? B C 80 d. Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? 70 60 50 40 30 A 20 10 1 2 3 4 5 2/ Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn đang được đun nóng. Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 Nhiệt độ (0C) 50 65 80 80 85 95 a/ Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b/ Đây là chất rắn gì? Tính thời gian nóng chảy ? 3/ Quan sát quá trình làm nước đá và theo dõi nhiệt độ của nước, người ta lập được bảng sau: Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 Nhiệt độ (0C) 6 3 0 0 0 -3 -6 a/ Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b/ Ở thời gian nào ta chỉ thấy nước đá? HS LƯU Ý LÀM BÀI TẬP TRƯỚC KHI VÀO TIẾT ÔN TẬP. CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT.