Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 2550
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI MÔN : NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 A. YÊU CẦU 1. Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Biết vận dụng kiến thức đã học vào việc cảm thụ và tạo lập văn bản. 3. Có kĩ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, hợp lí. 4. Có kĩ năng viết văn nghị luận. B. NỘI DUNG I. Phần văn bản: 1. Thơ mới: Ông đồ; Nhớ rừng; Quê hương; 2. Thơ cách mạng: Khi con tu hú; Ngắm trăng; Tức cảnh Pác Bó 3. Văn học trung đại: Chiếu dời đô; Hịch tướng sĩ; Nước Đại Việt ta; Bàn luận về phép học * Yêu cầu chung: - Học thuộc văn bản thơ - Nắm được nội dung và ý nghĩa của các văn bản trên - Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể thơ của các văn bản trên. II. Phần Tiếng Việt: 1. Câu chia theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật 2. Câu phủ định 3. Hành động nói 4. Lựa chọn trật tự từ trong câu * Yêu cầu chung: - Nắm được khái niệm, đặc điểm, phân loại. - Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ. III. Phần Tập làm văn: 1. Nghị luận văn học 2. Nghị luận xã hội * Yêu cầu chung: - Nắm được dạng bài và có kĩ năng làm bài. - Vận dụng các kĩ năng đó để viết đoạn văn. C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO DẠNG 1: Đọc hiểu Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 1. Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
  2. 2. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 3. Chép lại chính xá khổ 1 của bài thơ đó. 3. Câu thơ“Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? Bài 2. Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi ”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”. Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. 1. Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó? 2. Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? 3. a. Xác định kiểu câu theo mục đích nói của hai câu văn: (1)“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (2) Các khanh nghĩ thế nào?”. b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào? Bài 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương. Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của hốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 1. Đoạn trích trên viết bằng thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại đó? 2. Đoạn văn được trích dẫn từ văn bản nào? Tác giả là ai? 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 4. Xét về mục đích nói, câu cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Bài 4. 1. Chép chính xác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. 2. Bài thơ thuộc thể loại gì? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 3. Xét về mục đích nói, câu thơ cuối bài thơ thuộc kiểu câu gì? Dùng để làm gì? Bài 5. 1. Chép chính xác phần dịch thơ của bài thơ “Ngắm trăng” và trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Bài thơ được viết theo thể loại gì? Trình bày ngắn gọn về đặc điểm của thể thơ đó.
  3. 3. Xét về mục đích nói, câu thơ đầu của bài thơ thuộc kiểu câu gì? Câu thơ đó thực hiện hành động nói nào? Thực hiện bằng cách nào? Bài 6: Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật từ từ trong những câu in đậm dưới đây: 1. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua 2. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà 3. Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Dạng 2: Viết đoạn văn nghị luận nêu cảm nhận về - Sáu câu thơ đầu bài thơ ‘Khi con tu hú” (có sử dụng câu phủ định) - Bài thơ “Ngắm trăng” (có sử dụng câu phủ định) - Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (có sử dụng câu phủ định) Dạng 3: Nghị luận xã hội - Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay với đất nước - Tình yêu quê hương đất nước BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT NHÓM CM Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Phùng Thị Ánh Tuyết