Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt + Toán Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Đông Bình 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt + Toán Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Đông Bình 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_toan_lop_4_nam_hoc.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt + Toán Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Đông Bình 1 (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG BÌNH 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 NĂM HỌC 2018 – 2019 Kiến Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, câu kĩ số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL năng điểm Số 3 1 4 Đọc câu hiểu Câu văn 1,2,3 7 1,2,3,7 số bản Điểm 1,5 1 2,5 Số 2 1 2 1 2 4 Kiến câu thức Câu tiếng 4,6 5 8,9 10 4,6 5,8,9,10 số việt Điểm 1 0,5 2 1 1 3,5 Số 3 2 1 1 2 1 6 4 câu Tổng Số 1,5 1 0,5 1 2 1 3 4 điểm
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2018- 2019 Môn: Tiếng Việt (Đọc thành tiếng) Thời gian: 1 phút/HS I. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) Học sinh đọc thành tiếng các đoạn trong bài văn sau và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu (phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc): BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 – KHỐI 4 Năm học: 2018 – 2019 Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc thành tiếng) Học sinh đạt các yêu cầu sau (3 điểm) - Đọc đúng rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 80 đến 90 tiếng/phút, giọng đọc có biểu cảm: (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ không sai quá 5 tiếng: (1 điểm ) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung của đoạn đọc: (1 điểm) Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì ? Từ nhỏ Trương Bạch đã có niề yêu thích, say mê thiên nhiên. Câu 2: Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự ? Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự kiên nhẫn Câu 3: Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì ? Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo .
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - KHỐI 4 NĂM HỌC: 2018- 2019 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần Đọc hiểu) Lớp: Thời gian: 40 phút (không kể phát đề) A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm): A. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng việt (7 điểm). B. Em hãy đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. 1/ Bài đọc: RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ? Gió bắt đầu nổi rào rào với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái ĐOÀN GIỎI 2/ Phần bài tập, trả lời câu hỏi: Câu 1: (0,5 điểm) Chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của Rừng Phương Nam là ? A. Tiếng chim hót từ xa vọng lại. B. Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình. C. Gió đã bắt đầu nổi lên. D. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên. Câu 2: (0,5 điểm) Mùi hương của hoa tràm như thế nào ? A. Nhè nhẹ tỏa lên. B. Tan dần theo hơi ấm của mặt trời. C. Thơm ngất ngây, phảng phất khắp rừng. D. Thơm đậm lan xa khắp rừng.
- Câu 3: (0,5 điểm) Gió thổi như thế nào ? A. Ào ào. B. Rào rào. C. Rì rào. D. Xào xạc. Câu 4: (0,5 điểm) Câu: “ Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?” là câu hỏi dùng để: A. Tự hỏi mình. B. Hỏi người khác. C. Nêu yêu cầu. D. Nêu đề nghị. Câu 5: (0,5 điểm) Tìm tính từ trong câu sau “ Đàn bướm lượn lờ đờ quanh hoa cải vàng ? Tính từ là: Câu 6: (0,5 điểm) Câu nào sau đây thuộc kiểu câu “ Ai làm gì ?” A. Chim hót líu lo. B. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. C. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. D. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Câu 7: (1 điểm) Trong đoạn 3 của chuyện (Chim hót líu lo biến ra màu xanh lá ngái ) có những từ nào là từ láy ? A. Líu lo, ngây ngất. B. Líu lo, ngây ngất, phản phất. C. Líu lo, ngây ngất, phản phất, rón rén. D. Líu lo, ngây ngất, phản phất, rón rén, từ tán. Câu 8: (1 điểm) Đặt một câu kể theo kiểu câu “ Ai làm gì?” nói về chủ đề “ ý chí – Nghị lực” Câu 9: (1 điểm) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: Chiếc áo tôi mới mua rất đẹp. Câu 10: (1 điểm) Đặt một câu có sử dụng động từ ?
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2018- 2019 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần Chính tả) Lớp: Thời gian: 40 phút (không kể phát đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . II. Kiểm tra viết: 1. Chính tả: (nghe - viết) (2 điểm) Bài viết: Cây gạo
- .TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 – KHỐI 4 Môn: TIẾNG VIỆT (Phần Chính tả - Nghe-Viết) NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian: 35 phút (không kể phát đề) (Giáo viên đọc cho học sinh viết trực tiếp vào giấy thi) Bài: CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! ( Theo Vũ Tú Nam ) HẾT . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA MÔN: CHÍNH TẢ - KHỐI 4 NĂM HỌC 2018-2019 Điểm toàn bài 2 điểm (Học sinh đạt các yêu cầu sau): - Tốc độ viết đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: (1 điểm) - Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi: (1 điểm) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định: (trừ 0,1 điểm) Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, (trừ toàn bài 0,1 điểm)
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - Khối 4 NĂM HỌC: 2018- 2019 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần Tập làm văn) Lớp: Thời gian: 40 phút (không kể phát đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . Đề bài: Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.(8 điểm) Bài Làm
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI HỌC KÌ I – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu) A. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt, kĩ năng đọc và đọc hiểu 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 6 Câu 7 B C B A A C 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: Tính từ đó là: Lờ đờ, vàng (1 điểm ) Câu 8: Đặt câu đúng ngữ pháp, đúng mẫu câu, đúng chủ đề ( 1 điểm ) VD: Bạn Hùng cố gắng học tập để trở thành một học sinh giỏi. Lưu ý: Nếu học sinh có thể đặt câu khác đúng với yêu cầu giáo viên nên cho điểm phù hợp. Câu 9: (1 điểm) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: Chiếc áo tôi mới mua rất đẹp. Câu 10: (1 điểm) Đặt một câu có sử dụng động từ ? - Em viết bài toán vào vở. - Hôm nay, em đi học muộn.
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần tập làm văn) – Khối 4 Đề bài: Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất. Toàn bài (8 điểm) Bài làm học sinh đạt các yêu cầu sau: 1. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được đồ vât định tả, tên đồ vật đó, em thấy hoặc có đồ vật đó trong hoàn cảnh nào? 2. Thân bài: (6 điểm) - Tả bao quát hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của đồ vât đó. - Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật, nêu được chi tiết tiêu biểu để tả. - Hình dáng của đồ vật đó ra sao, màu sắc có đăc điểm gì nổi bậc. - Đồ vật đó có công dụng gì? - Vì sao em lại thích? 3. Kết bài: (1 điểm) Nêu cảm nghĩ của em về đồ vật được tả.
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI HỌC KÌ I - KHỐI 4 Năm học: 2018 - 2019 Mức 3 Mức 4 Mức 1 Mức 2 Vận dụng cơ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu bản nâng cao Số câu và Mạch kiến thức, kĩ năng số điểm T TN TN TN N TN TL TL TL TL TL KQ KQ KQ K KQ Q Số tự nhiên và phép Số câu 3 1 1 3 2 tính cộng trừ nhân chia với các số tự nhiên; dấu Số điểm 3,0 1,0 1,0 3,0 2,0 hiệu chia hết cho 2, 5. Câu số 1; 2; 1, 2 9,10 9 10 3 3 Đại lượng và đo đại Số câu 1 2 2 lượng: các đơn vị đo khối lượng; đơn vị đo Số điểm 0,5 1,5 2,0 diện tích. Tìm trung Câu số bình cộng. 4 5,6 4,5,6 Yếu tố hình học: góc Số câu 2 2 nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng vuông Số điểm 1,0 1,0 góc, hai đường thẳng song song. Câu số 7; 7; 8 8 Giải bài toán về tìm hai Số câu 1 1 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Số điểm 2,0 2,0 Câu số 11 11 Tổng Số câu 4 2 1 2 1 1 7 3 Số điểm 3,5 1,5 1,0 1,0 1,0 2,0 6,0 4,0 Câu số 7; 1,2,3,4 5,6 9 10 11 8 3 8
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2018- 2019 Họ và tên: . MÔN: TOÁN Lớp: Thời gian: 40 phút (không kể phát đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau. Câu 1: (1điểm) Số « Một trăm triệu hai trăm nghìn ba trăm « có A. 3 chữ số 0 B. 4 chữ số 0 C. 5 chữ số 0 D. 6 chữ số 0 Câu 2: (1điểm) Chữ số 7 trong số 587964 thuộc hàng nào? A. Hàng trăm B. Hàng nghìn C. Hàng chục D. Hàng đơn vị Câu 3: (1điểm) Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: A. 30 000 B. 3000 C. 300 D. 300 000 Câu 4: (0.5điểm) 357 tạ + 482 tạ = ? A. 839 B. 739 tạ C. 839 tạ D. 938 tạ 2 2 2 Câu 5: (0.5điểm) 10 dcm 2cm = cm A. 1002 cm2 B. 102 cm2 C. 120 cm2 D. 1200 cm2 Câu 6: (1điểm) Trung bình cộng của các số: 200; 500; và 65 là A. 225 B. 765 C. 972 D. 1145 Câu 7: (0.5điểm) Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: A. 16m B. 16m2 C. 32 m D. 23 m Câu 8: (0.5điểm) Hình vẽ bên có? A. Hai đường thẳng song song. Hai góc vuông. B. Hai đường thẳng song song. Ba góc vuông. C. Ba đường thẳng song song. Hai góc vuông. D. Ba đường thẳng song song. Ba góc vuông.
- B/ PHẦN KIỂM TRA TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 9: (1 điểm) Đặt tính rồi tính: a/ 186 954 + 247 436 b/ 839 084 – 246 937 . . . . . c/ 428 × 39 d/ 4935 : 44 . . . . . Câu 10: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất a). 2 x 134 x 5 b). 43 x 95 + 5 x 43 Câu 11: (2 điểm) Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 94m, chiều dài hơn chiều rộng 16m. Tính diện tích của mảnh vườn đó. Bài làm
- TRƯỜNG TH ĐÔNG BÌNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 - KHỐI 4 MÔN: TOÁN NĂM HỌC: 2018 – 2019 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 D B B C A A B B 1 1 1 0,5 0,5 1 0,5 0,5 B. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 9: (1 điểm) Đặt tính rồi tính: (M2) Hoc sinh đặt đúng mỗi phép tính (0,25 điểm) 186 954 + 247 436 839 084 – 246 937 428 × 39 4935 : 44 652 834 729 684 428 4935 34 + - × 196 247 384 928 39 53 112 849 081 344 756 3852 95 1284 7 16692 Câu 10: (1điểm). Tính bằng cách thuận tiện nhất: Làm đúng mỗi phần cho 0,5đ a. 2 x 134 x 5 = (2 x 5) x 134 b. 43 x 95 + 5 x 43 = 10 x 134 = 43 x (95 + 5) = 1340 = 43 x 100 = 4300 Câu 11: (2 điểm) Bài giải: Chiều dài của mảnh vườn là: (0.25 đ) ( 94 + 16 ) : 2 = 55 (m) (0.5 đ) Chiều rộng của mảnh vườn là: (0.25 đ) 55 - 16 = 39 (m) (0.25đ) Diện tích của mảnh vườn là: (0.25 đ) 55 x 39 = 2145 (m 2) (0.25đ) Đáp số: 2145 m2 (0.25 đ)