Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

doc 4 trang Đăng Bình 05/12/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Mức độ Vận dụng Cấp Nhận biết Thông hiểu Cộng Chủ đề độ Cấp độ cao thấp Văn bản Nêu nội dung chính Tinh thần yêu của đoạn nước của văn. Xác nhân đân ta. định câu văn thể hiện rõ nội dung chính. Số câu Số câu: 1,0 Số câu: 1,0 Số điểm Số điểm 2,0 Số điểm2,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% Tiếng Việt Tìm câu bị động. Câu bị động Số câu Số câu:1,0 Số câu: 1,0 Số điểm Số điểm:1,0 Số điểm:1,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:10% Làm văn Vận dụng kiến Văn nghị luận thức, kĩ năng, chứng minh năng lực để viết bài văn nghị luận chứng minh. Số câu Số câu: 1,0 Số câu: 1,0 Số điểm Số điểm: 7,0 Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 70% 7,0 Tỉ lệ: 70% Tổng số câu Số câu: 1,0 Số câu: 1,0 Số câu: 1,0 Số câu: 3,0 Tổng số điểm Số điểm:2,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 7,0 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 70% Tỉ lệ: 100%
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HUYỆN THỚI LAI Năm học 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập 2, trang 24, NXBGD 2008 ) Câu 1 (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn. Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào? Câu 2 (1,0 điểm) Tìm câu bị động trong đoạn văn. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Em hãy viết bài văn chứng minh câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
  3. PHÒNG GD VÀ ĐT THỚI LAI HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC II NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 A. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài, sự nỗ lực và cố gắng của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm đối với bài kiểm tra định kỳ. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) - Mức tối đa (2,0 điểm): Học sinh trả lời được ý cơ bản sau: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta. Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. - Mức chưa tối đa (0,25 ->1,75): Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để xem xét, đánh giá đúng theo mức điểm chưa tối đa. - Mức không đạt (0,0 điểm): Học sinh không làm được bài hoặc không đạt các mức trên. Câu 2 (1,0 điểm) - Mức tối đa (1,0 điểm): Học sinh xác định đúng câu bị động trong đoạn văn: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. - Mức không đạt (0,0 điểm): Học sinh không làm được bài hoặc không đạt các mức trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và năng lực đã học viết được bài văn chứng minh. - Bài viết có bố cục chặt chẽ, cân đối, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận rõ ràng. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra nhiều cách làm khác nhau, song cần có những ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” b. Thân bài : * Giải thích nghĩa câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân” - Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình.
  4. - Người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. - “Thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy, nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực thì ta cũng chia sẻ cảm thông với họ. Đó là truyền thống, là lời khuyên của ông cha ta. * Bàn luận - Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: + Cuộc sống không phải lúc nào cũng bình lặng, suôn sẻ mà có khi gặp khó khăn, bất trắc, biết yêu thương, giúp đỡ người hoạn nạn thì đến lúc ta gặp điều không may sẽ có người khác cưu mang, giúp đỡ. + Con người yêu thương nhau sẽ tạo ra sức mạnh to lớn giúp vượt qua gian khó. + Lòng nhân ái là truyền thống đạo lí tốt đẹp của toàn dân tộc. (Học sinh sử dụng dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho câu tục ngữ) - Bàn bạc mở rộng vấn đề: + Tình nhân ái không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, làng xóm mà cần mở rộng ra phạm vi đất nước, nhân loại. + Tình nhân ái phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực. + Phê phán những người sống vô cảm, không xúc động trước nỗi đau của người khác. * Hành động để phát huy tình nhân ái: + Luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người. + Rèn luyện lòng nhân ái, phải biết sống vì người khác c. Kết bài Đánh giá lại vấn đề cần nghị luận. 3. Biểu điểm - Điểm 6 - 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể. - Điểm 4 - 5,5: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 2 - 3,5: Hiểu đề, đáp ứng được một nữa yêu cầu trên, trình bày chưa sâu sắc, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0,5 - 1,5: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không trình bày được ý nào theo yêu cầu. - Hết -