Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

doc 3 trang thuongdo99 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_dia_li_lop_6_nam_hoc_2017_2018_truong_t.doc
  • docĐề cương hki địa lí 6_293201811.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 6 TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2017 – 2018 TIẾT (PPCT): 18 Đề số 1 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: 05/ 12/ 2017 I/ TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) A. Em hãy ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước những câu trả lời đúng.(1đ) 1. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? A. Do Trái Đất có dạng hình cầu B. Do Trái Đất tự quay quanh trục C. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời D. Cả A, B, C đều sai 2. Khoảng cách giữa 2 tòa nhà chung cư trong thực tế là 10 000 cm. Trên một bản đồ khoảng cách giữa hai tòa chung cư đó đo được 1cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là : A. 1 :100 B. 1 : 100 000 C. 1 :10 000 D. 1 : 1000 B. Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B để thành câu đúng và ghi ra giấy kiểm tra số và chữ cái đứng trước mỗi ý. (2đ) A B 1. Bắc Băng Dương. a. Là lực được sinh ra bên trong Trái Đất, có tác dụng nén ép các lớp đá, gây ra động đất, núi lửa. 2. Tỉ lệ bản đồ. b. Là đại dương có diện tích lớn nhất. 3.Nội lực c. Chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. 4. Thái Bình Dương. d. Là đại dương có diện tích nhỏ nhất. e. Là lực được sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, có tác dụng mài mòn các lớp đất đá. II/ TỰ LUẬN :(4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Vì sao có hiện tượng các mùa trong năm? Câu 2: (2 điểm) a.Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất ? b. Nêu ý nghĩa của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống con người ? III/THỰC HÀNH: (3 điểm) Câu 1: Dựa vào hình vẽ bên cho biết: Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến bao nhiêu độ? Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến bao nhiêu độ? (1đ) Câu 2: a. Biết Hà Nội thuộc múi giờ số 7, hỏi khi khu vực giờ gốc là 12h thì tại Hà Nội là mấy giờ? (1đ) b. Biết Tô ki ô (Nhật Bản) thuộc múi giờ số 9, hỏi khi Hà Nội là 3h thì tại Tô ki ô là mấy giờ? (1đ) Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra Chúc các em làm bài tốt!
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT – ĐỀ 1 Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm Học sinh ghi ra giấy chữ cái đứng trước những câu 1đ trả lời đúng và đủ: A 1. A, B 0,5đ 0,5đ 2. C Trắc nghiệm Ghép các ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải để 2đ (3 điểm) thành câu đúng và ghi ra giấy kiểm tra số và chữ cái đứng trước mỗi ý: B 1.d 0,5đ 2.c 0,5đ 3. a 0,5đ 4. b 0,5đ Giải thích hiện tượng các mùa 2đ - Khi chuyển động trên quĩ đạo, trục của Trái Đất bao 1đ giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một 1 phía. 1đ - Hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau chúc và ngả về phía Mặt Trời, sinh ra các mùa. Đặc điểm và ý nghĩa, của lớp vỏ TĐ: 2đ Tự luận *Đặc điểm: (4 điểm) + Nằm ở ngoài cùng, dày từ 5km đến 70 km. 0,25đ +Trạng thái vật chất rắn chắc 0,25đ +Nhiệt độ càng xuống sâu càng tăng tối đa là 10000C. 0,25đ 2 +Thể tích khoảng 15%, trọng lượng khoảng 1% 0,25đ *Ý nghĩa: Lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì: 0,5đ - Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đât như : nước, đât đá, không khí, thực vật, động vật 0,5đ - Là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. + Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 0o 0,5đ 1 Thực hành + Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 0o 0,5đ (3 điểm) a. Giờ Hà Nội là: 12+7=19h (tức 7h tối) 1đ 2 b. Giờ Tô ki ô là: 3 + (9 -7) = 5h 1đ BGH duyệt Đại diện nhóm GV ra đề Hoàng Thị Tuyết Trần Kiều Trang Phạm Thị Hương
  3. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU - MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I TỔ TỰ NHIÊN MÔN ĐỊA LÝ 6 NĂM HỌC 2017 – 2018 TIẾT (PPCT): 18 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh về các nội dung đã học trong chương trình học kì I, gồm: Kinh tuyến, vĩ tuyến; tỉ lệ bản đồ; sự vận động tự quay quanh trục và sự chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất, hiện tượng các mùa; cấu tạo bên trong của Trái Đất; nội lực, ngoại lực; các đại dương. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phát hiện ,vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm, vẽ mô hình Trái Đất. 3.Thái độ: Yêu thích môn học, nghiêm túc trong thi và kiểm tra II. MA TRẬN ĐỀ TT Nội dung CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng Điểm thấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Kinh tuyến, III.1 1 vĩ tuyến (1đ) 1đ 2 Tỉ lệ bản đồ I.A.2 2 B.2 1đ (1đ) 3 Sự chuyển II.1 1 động của trái (2đ) đất quanh Mặt Trời 2đ 4 Cấu tạo bên II.2a II.2b 2 trong của Trái (1đ) (1đ) Đất 2đ 5 Các đại IB.1.4 2 dương. (1đ) 1đ 6 Nội lực, I.B.3 1 ngoại lực (0,5đ) 0,5đ 7 Vận động tự IA.1 III.2a III.2b 3 quay quanh (0,5đ) (1đ) (1đ) trục của Trái Đất 2,5đ Tổng 4đ 3đ 2đ 1đ 10 đ