Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

doc 12 trang thuongdo99 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I GDCD LỚP 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018-2019 Thời gian : 45 phút Ngày kiểm tra :06/12/2018 Mã đề : 01 I. Trắc nghiệm (5 điểm): Em hãy tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời câu hỏi phần trắc nghiệm. Câu 1: Thế nào là hòa bình? A. Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; B. Là tình trạng không có chiến tranh nhưng có thể có xung đột vũ trang; C. Là khát vọng riêng của một vài dân tộc; D. Là mối quan hệ của một vài quốc gia trên thế giới; Câu 2: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Là những giá trị vật chất có từ lâu đời; B. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài; C. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong mỗi vùng miền; D. Là những giá trị vật chất riêng của mỗi vùng miền trong một quốc gia; Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A.Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa; B. Mai thường chê bai các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc; C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa; D. Tích cực tham gia hoạt động ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung; Câu 4: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện rõ tính dân chủ? A. Học sinh được thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng nội qui lớp học; B. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra nội qui lớp học và bắt học sinh làm theo; C. Trong trận đấu bóng, cầu thủ xô xát với nhau và không tuân theo quyết định của trọng tài; D. Ông Hùng tổ trưởng tổ dân phố tự ý đưa ra quyết định yêu cầu mọi người phải đóng tiền quỹ tổ bất chấp sự phản đối của người dân; Câu 5: Em tán thành với quan điểm nào trong các qua điểm sau về năng động, sáng tạo? A. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người; B. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể có sự sáng tạo; C. Người càng năng động sáng tạo thì càng vất vả. D. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần năng động sáng tạo; Câu 6: Việc làm nào sau đây thể hiện chấp hành tốt kỉ luật trong nhà trường? A. Trong giờ học, Nam không tập trung nghe giảng và thương xuyên ngủ gật; B. Mai thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập đầy đủ; C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch; D. Một nhóm học sinh ăn sáng xong thường vứt rác ngay tại sân trường; Câu 7: Câu nói “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” là của ai? A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp; C. Chủ tịch Hồ Chí Minh; B. Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi; D. Tổng bí thư Đỗ Mười; Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả? A. Trong giờ học toán An thường tranh thủ làm bài tập môn khác; B. Trong giờ kiểm tra chưa đọc kĩ đề bài Nam đã vội làm ngay; C. Để làm ra được nhiều thành phẩm, công ty A thường bỏ qua khâu kiểm tra chất lượng cho tiết kiệm thời gian; D. Anh Tuấn bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt được kết quả xuất sắc; Câu 9: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện đức tính năng động sáng tạo? A. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo; B. Gặp việc khó không giải quyết được thì thôi không cần suy nghĩ nhiều; C. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình; D. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau; Câu 10: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình? A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn; B. Giải quyết xung đột vũ trang bằng thương lượng; C. Sống khép mình mới tránh được xung đột; D. Chỉ cần thân thiện với những người thân thiện với mình; Câu 11: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật ? A. Hùng thường rủ rê các bạn trong trốn học; B. Nam đi học muộn vì mải xem phim; C. Tú thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ học; D. Huy thường xuyên thực hiện tốt các kế hoạch của trường, lớp;
  2. Câu 12. Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện sự hơp tác cùng phát triển A. Cùng nhau nghiên cứu để tìm ra thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo; B. Hợp tác với nhau để tìm cách chống lại một số người; C. Hợp tác với người khác chỉ nhằm để đạt được mục đích của mình; D. Liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại kiểm lâm; Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài; B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn; C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai; D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước; Câu 14: Hành vi, thái độ nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài; B. Niềm nở khi tiếp xúc với khách nước ngoài; C. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài; D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác; Câu 15: Ý kiến dưới đây là đúng về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giàu và nước nghèo; B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh; C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau; D. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị. Câu 16: Cô giáo giao bài tập về nhà và yêu cầu cả lớp nộp vào sáng hôm sau, M muốn đi chơi nhưng sợ không làm kịp bài nên đã rủ một số bạn cùng “Hợp tác” làm bài với mục đích chép cho nhanh? Nếu là bạn của M em sẽ làm gì? A. Đồng ý với cách làm của M; B. Rủ một số bạn học giỏi trong lớp làm cùng để đỡ phải suy nghĩ nhiều; C. Không đồng tình với suy nghĩ của M và phân tích cho M hiểu về suy nghĩ không đúng đó; D. Mặc kệ M muốn làm gì thì làm miễn là làm xong bài tập; Câu 17: Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, để thực hiện lòng yêu hòa bình em sẽ làm gì? A. Không để ý vì đó không phải là việc của mình; B. Không nên có bất kỳ động thái gì vì Trung Quốc là một nước lớn không nên đụng vào; C. Có những hành động ủng hộ việc làm của Trung Quốc để tránh xung đột vũ trang; D. Cần lên án và có những hành động cương quyết để bảo vệ chủ quyền dân tộc; Câu 18: Do mải xem đá bóng An không kịp làm đề cương môn Sử, sáng hôm sau An tranh thủ trong giờ toán lấy đề cương Sử ra làm để kịp nộp vào tiết sau. Theo em, nhận xét nào dưới đây là đúng nhất về việc làm của An? A. An làm như vậy là không đúng, không chấp hành nội qui và kỷ luật của trường, lớp; B. An làm như vậy là đúng vì nếu không làm xong đề cương thì sẽ bị cô nhắc nhở và khiển trách; C. Việc làm của An là có thể chấp nhận được, không có gì to tát cả; D. An là người biết suy nghĩ và hành động một cách đúng đắn; Câu 19: Trong một chương trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực, để thể hiện lòng tự hào tự tôn dân tộc các bạn trong lớp đã thống nhất mặc áo dài. Tuy nhiên gần đế giờ giao lưu, Lan xuất hiện với bộ trang phục rất phản cảm có hơi hướng giống phong cách nước ngoài. Nếu là bạn của Lan trong tình huống này em sẽ làm gì ? A. Mặc kệ không quan tâm vì đó là sự lựa chọn của Lan; B. Khuyên bảo nhắc nhở và phân tích cho Lan hiểu hành động của Lan là không đúng; C. Ủng hộ việc làm của Lan vì cảm thấy bộ trang phục đó rất hợp thời trang; D. Im lặng coi như không biết gì về hành động của Lan; Câu 20: Để có thể tăng năng suất lao động cho ra được nhiều sản phẩm bán ra thị trường, ông A Tổng giám đốc đã chỉ đạo nhân viên bỏ qua khâu kiểm tra cuối cùng để tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời tăng năng suất và hiệu quả công việc?Nếu là người thân của ông A em sẽ làm gì? A. Không có ý kiến gì vì dù sao ông A cũng là người thân của mình; B. Im lặng coi như không biết gì; C. Phân tích cho ông A hiểu về việc làm của ông là không đúng và cố gắng tìm biện pháp ngăn chặn; D. Đồng tình với việc làm của ông A vì việc đó giúp tăng năng suất công việc; II. Tự luận: ( 5 điểm ) Câu 1: (3 điểm ) a/ Thế nào là dân chủ và kỉ luật? b/ Hãy kể bốn việc làm cụ thể của em thể hiện tôn trọng kỉ luật? Câu 2: (2 điểm) An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?” a/ Em có đồng ý với An không ? Vì sao ? b/ Nếu là bạn của An em sẽ nói gì với An ?
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Mã đề : 01 Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B D A A C C D D B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A C C B C D A B C Phần II: Tự luận ( 5 điểm ) Câu 1( 3 điểm): a/ Học sinh trả lời đúng khái niệm về dân chủ, kỉ luật: 2 điểm + Dân chủ: Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội , mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước (1 điểm) + Kỉ luật: Là những qui định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất để đạt được chất lượng, hiệu quả công việc. (1 điểm) b/ 4 hành vi tuân thủ kỉ luật (Mỗi hành vi đúng được 0,25 điểm) : 1 điểm - Ví dụ: - Đi học đúng giờ, ghi chép bài đầy đủ - Chấp hàng tốt các qui định về trang phục, đầu tóc. - Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp. - Không nói chuyện riêng trong giờ học. Câu 3( 2 điểm): a/ Ý kiến của em: (0,5điểm) Không đồng ý với ý kiến của An. - Giải thích (1 điểm) : Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong bài “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” để giải thích, cần đảm bảo các ý sau : + Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An) 0,5 điểm + Chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống đoàn kết, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung 0,5 điểm b/ Đưa ý kiến với An: (0,5điểm) Những truyền thống đó thật đáng tự hào, vì thế chúng ta phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. ( Căn cứ vào bài làm của HS, GV cho điểm cụ thể ) BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề Nguyễn Thị Lan Anh
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I GDCD LỚP 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018-2019 Thời gian : 45 phút Ngày kiểm tra :06/12/2018 Mã đề : 02 I. Trắc nghiệm (5 điểm): Em hãy tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời câu hỏi phần trắc nghiệm. Câu 1: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Là những giá trị vật chất có từ lâu đời; B. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong mỗi vùng miền; C. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài; D. Là những giá trị vật chất riêng của mỗi vùng miền trong một quốc gia; Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A.Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa; B. Mai thường chê bai các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc; C. Tích cực tham gia hoạt động ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung; D. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa; Câu 3: Em tán thành với quan điểm nào trong các qua điểm sau về năng động, sáng tạo? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể có sự sáng tạo; B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người; C. Người càng năng động sáng tạo thì càng vất vả; D. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần năng động sáng tạo; Câu 4: Thế nào là hòa bình? A. Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; B. Là tình trạng không có chiến tranh nhưng có thể có xung đột vũ trang; C. Là khát vọng riêng của một vài dân tộc; D. Là mối quan hệ của một vài quốc gia trên thế giới; Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện chấp hành tốt kỉ luật trong nhà trường? A. Trong giờ học, Nam không tập trung nghe giảng và thương xuyên ngủ gật; B. Mai thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập đầy đủ; C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch; D. Một nhóm học sinh ăn sáng xong thường vứt rác ngay tại sân trường; Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả? A. Trong giờ học toán An thường tranh thủ làm bài tập môn khác; B. Trong giờ kiểm tra chưa đọc kĩ đề bài Nam đã vội làm ngay; C. Để làm ra được nhiều thành phẩm, công ty A thường bỏ qua khâu kiểm tra chất lượng cho tiết kiệm thời gian; D. Anh Tuấn bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt được kết quả xuất sắc; Câu 7: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện rõ tính dân chủ? A. Học sinh được thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng nội qui lớp học. B. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra nội qui lớp học và bắt học sinh làm theo. C. Trong trận đấu bóng, cầu thủ xô xát với nhau và không tuân theo quyết định của trọng tài. D. Ông Hùng tổ trưởng tổ dân phố tự ý đưa ra quyết định yêu cầu mọi người phải đóng tiền quỹ tổ bất chấp sự phản đối của người dân. Câu 8: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện đức tính năng động sáng tạo? A. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo; B. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau; C. Gặp việc khó không giải quyết được thì thôi không cần suy nghĩ nhiều; D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình; Câu 9: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình? A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn; B. Giải quyết xung đột vũ trang bằng thương lượng; C. Sống khép mình mới tránh được xung đột; D. Chỉ cần thân thiện với những người thân thiện với mình; Câu 10: Câu nói “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” là của ai? A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp; C. Tổng bí thư Đỗ Mười; B. Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi; D. Chủ tịch Hồ Chí Minh; Câu 11: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật ? A. Hùng thường rủ rê các bạn trong trốn học; C. Huy thường xuyên thực hiện tốt các kế hoạch của trường, lớp; B. Nam đi học muộn vì mải xem phim; D. Tú thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ học; Câu 12. Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện sự hơp tác cùng phát triển A. Hợp tác với nhau để tìm cách chống lại một số người; B. Cùng nhau nghiên cứu để tìm ra thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo; C. Hợp tác với người khác chỉ nhằm để đạt được mục đích của mình; D. Liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại kiểm lâm;
  5. Câu 13: Hành vi, thái độ nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài; B. Niềm nở khi tiếp xúc với khách nước ngoài; C. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác; D. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài; Câu 14: Ý kiến dưới đây là đúng về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giàu và nước nghèo; B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh; C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau; D. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị; Câu 15: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài; B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn; C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai; D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước; Câu 16: Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, để thực hiện lòng yêu hòa bình em sẽ làm gì? A. Không để ý vì đó không phải là việc của mình; B. Không nên có bất kỳ động thái gì vì Trung Quốc là một nước lớn không nên đụng vào; C. Có những hành động ủng hộ việc làm của Trung Quốc để tránh xung đột vũ trang; D. Cần lên án và có những hành động cương quyết để bảo vệ chủ quyền dân tộc; Câu 17: Cô giáo giao bài tập về nhà và yêu cầu cả lớp nộp vào sáng hôm sau, M muốn đi chơi nhưng sợ không làm kịp bài nên đã rủ một số bạn cùng “Hợp tác” làm bài với mục đích chép cho nhanh? Nếu là bạn của M em sẽ làm gì? A. Đồng ý với cách làm của M; B. Rủ một số bạn học giỏi trong lớp làm cùng để đỡ phải suy nghĩ nhiều; C. Không đồng tình với suy nghĩ của M và phân tích cho M hiểu về suy nghĩ không đúng đó; D. Mặc kệ M muốn làm gì thì làm miễn là làm xong bài tập; Câu 18: Trong một chương trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực, để thể hiện lòng tự hào tự tôn dân tộc các bạn trong lớp đã thống nhất mặc áo dài. Tuy nhiên gần đế giờ giao lưu, Lan xuất hiện với bộ trang phục rất phản cảm có hơi hướng giống phong cách nước ngoài. Nếu là bạn của Lan trong tình huống này em sẽ làm gì ? A. Mặc kệ không quan tâm vì đó là sự lựa chọn của Lan; B. Khuyên bảo nhắc nhở và phân tích cho Lan hiểu hành động của Lan là không đúng; C. Ủng hộ việc làm của Lan vì cảm thấy bộ trang phục đó rất hợp thời trang; D. Im lặng coi như không biết gì về hành động của Lan; Câu 19: Để có thể tăng năng suất lao động cho ra được nhiều sản phẩm bán ra thị trường, ông A Tổng giám đốc đã chỉ đạo nhân viên bỏ qua khâu kiểm tra cuối cùng để tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời tăng năng suất và hiệu quả công việc?Nếu là người thân của ông A em sẽ làm gì? A. Không có ý kiến gì vì dù sao ông A cũng là người thân của mình; B. Im lặng coi như không biết gì; C. Phân tích cho ông A hiểu về việc làm của ông là không đúng và cố gắng tìm biện pháp ngăn chặn; D. Đồng tình với việc làm của ông A vì việc đó giúp tăng năng suất công việc; Câu 20: Do mải xem đá bóng An không kịp làm đề cương môn Sử, sáng hôm sau An tranh thủ trong giờ toán lấy đề cương Sử ra làm để kịp nộp vào tiết sau. Theo em, nhận xét nào dưới đây là đúng nhất về việc làm của An? A. An làm như vậy là không đúng, không chấp hành nội qui và kỷ luật của trường, lớp; B. An làm như vậy là đúng vì nếu không làm xong đề cương thì sẽ bị cô nhắc nhở và khiển trách; C. Việc làm của An là có thể chấp nhận được, không có gì to tát cả; D. An là người biết suy nghĩ và hành động một cách đúng đắn; II. Tự luận: ( 5 điểm ) Câu 1: (3 điểm ) a/ Thế nào là dân chủ và kỉ luật? b/ Hãy kể bốn việc làm cụ thể của em thể hiện tôn trọng kỉ luật? Câu 2: (2 điểm) An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?” a/ Em có đồng ý với An không ? Vì sao ? b/ Nếu là bạn của An em sẽ nói gì với An ?
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Mã đề : 02 Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C B A C D A B B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B D B C D C B C A Phần II: Tự luận ( 5 điểm ) Câu 1( 3 điểm): a/ Học sinh trả lời đúng khái niệm về dân chủ, kỉ luật: 2 điểm + Dân chủ: Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội , mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước (1 điểm) + Kỉ luật: Là những qui định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất để đạt được chất lượng, hiệu quả công việc. (1 điểm) b/ Bốn hành vi tuân thủ kỉ luật (Mỗi hành vi đúng được 0,25 điểm) : 1 điểm - Ví dụ: - Đi học đúng giờ, ghi chép bài đầy đủ - Chấp hàng tốt các qui định về trang phục, đầu tóc. - Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp. - Không nói chuyện riêng trong giờ học. Câu 3( 2 điểm): a/ Ý kiến của em: (0,5điểm) Không đồng ý với ý kiến của An. - Giải thích (1 điểm) : Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong bài “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” để giải thích, cần đảm bảo các ý sau : + Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An) 0,5 điểm + Chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống đoàn kết, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung 0,5 điểm b/ Đưa ý kiến với An: (0,5điểm) Những truyền thống đó thật đáng tự hào, vì thế chúng ta phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. ( Căn cứ vào bài làm của HS, GV cho điểm cụ thể ) BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề Nguyễn Thị Lan Anh
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I GDCD LỚP 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018-2019 Thời gian : 45 phút Ngày kiểm tra :06/12/2018 Mã đề : 03 I. Trắc nghiệm (5 điểm): Em hãy tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời câu hỏi phần trắc nghiệm. Câu 1: Thế nào là hòa bình? A. Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; B. Là tình trạng không có chiến tranh nhưng có thể có xung đột vũ trang; C. Là khát vọng riêng của một vài dân tộc; D. Là mối quan hệ của một vài quốc gia trên thế giới; Câu 2: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Là những giá trị vật chất có từ lâu đời; B. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong mỗi vùng miền; C. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài; D. Là những giá trị vật chất riêng của mỗi vùng miền trong một quốc gia; Câu 3: Em tán thành với quan điểm nào trong các qua điểm sau về năng động, sáng tạo? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể có sự sáng tạo; B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người; C. Người càng năng động sáng tạo thì càng vất vả; D. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần năng động sáng tạo; Câu 4: Em tán thành với quan điểm nào trong các qua điểm sau về năng động, sáng tạo? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể có sự sáng tạo; B. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần năng động sáng tạo; C. Người càng năng động sáng tạo thì càng vất vả; D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người; Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện chấp hành tốt kỉ luật trong nhà trường? A. Trong giờ học, Nam không tập trung nghe giảng và thương xuyên ngủ gật; B. Mai thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập đầy đủ; C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch; D. Một nhóm học sinh ăn sáng xong thường vứt rác ngay tại sân trường; Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A.Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa; B. Mai thường chê bai các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc; C. Tích cực tham gia hoạt động ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung; D. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa; Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả? A. Trong giờ học toán An thường tranh thủ làm bài tập môn khác; B. Trong giờ kiểm tra chưa đọc kĩ đề bài Nam đã vội làm ngay; C. Để làm ra được nhiều thành phẩm, công ty A thường bỏ qua khâu kiểm tra chất lượng cho tiết kiệm thời gian; D. Anh Tuấn bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt được kết quả xuất sắc; Câu 8: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện rõ tính dân chủ? A. Học sinh được thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng nội qui lớp học; B. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra nội qui lớp học và bắt học sinh làm theo; C. Trong trận đấu bóng, cầu thủ xô xát với nhau và không tuân theo quyết định của trọng tài; D. Ông Hùng tổ trưởng tổ dân phố tự ý đưa ra quyết định yêu cầu mọi người phải đóng tiền quỹ tổ bất chấp sự phản đối của người dân; Câu 9: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện đức tính năng động sáng tạo? A. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo; B. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau; C. Gặp việc khó không giải quyết được thì thôi không cần suy nghĩ nhiều; D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình; Câu 10: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật ? A. Hùng thường rủ rê các bạn trong trốn học; B. Nam đi học muộn vì mải xem phim; C. Huy thường xuyên thực hiện tốt các kế hoạch của trường, lớp; D. Tú thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ học; Câu 11. Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện sự hơp tác cùng phát triển A. Cùng nhau nghiên cứu để tìm ra thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo; B. Hợp tác với nhau để tìm cách chống lại một số người; C. Hợp tác với người khác chỉ nhằm để đạt được mục đích của mình; D. Liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại kiểm lâm;
  8. Câu 12: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình? A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn; B. Giải quyết xung đột vũ trang bằng thương lượng; C. Sống khép mình mới tránh được xung đột; D. Chỉ cần thân thiện với những người thân thiện với mình; Câu 13: Câu nói “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” là của ai? A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp; C. Tổng bí thư Đỗ Mười; B. Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi; D. Chủ tịch Hồ Chí Minh; Câu 14: Ý kiến dưới đây là đúng về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giầu và nước nghèo; B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh; C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau; D. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị. Câu 15: Hành vi, thái độ nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài; B. Niềm nở khi tiếp xúc với khách nước ngoài; C. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài; D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác; Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài; B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn; C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai; D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước; Câu 17: Cô giáo giao bài tập về nhà và yêu cầu cả lớp nộp vào sáng hôm sau, M muốn đi chơi nhưng sợ không làm kịp bài nên đã rủ một số bạn cùng “Hợp tác” làm bài với mục đích chép cho nhanh? Nếu là bạn của M em sẽ làm gì? A. Đồng ý với cách làm của M; B. Rủ một số bạn học giỏi trong lớp làm cùng để đỡ phải suy nghĩ nhiều; C. Không đồng tình với suy nghĩ của M và phân tích cho M hiểu về suy nghĩ không đúng đó; D. Mặc kệ M muốn làm gì thì làm miễn là làm xong bài tập; Câu 18: Do mải xem đá bóng An không kịp làm đề cương môn Sử, sáng hôm sau An tranh thủ trong giờ toán lấy đề cương Sử ra làm để kịp nộp vào tiết sau. Theo em, nhận xét nào dưới đây là đúng nhất về việc làm của An? A. An làm như vậy là không đúng, không chấp hành nội qui và kỷ luật của trường, lớp; B. An làm như vậy là đúng vì nếu không làm xong đề cương thì sẽ bị cô nhắc nhở và khiển trách; C. Việc làm của An là có thể chấp nhận được, không có gì to tát cả; D. An là người biết suy nghĩ và hành động một cách đúng đắn; Câu 19: Trong một chương trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực, để thể hiện lòng tự hào tự tôn dân tộc các bạn trong lớp đã thống nhất mặc áo dài. Tuy nhiên gần đế giờ giao lưu, Lan xuất hiện với bộ trang phục rất phản cảm có hơi hướng giống phong cách nước ngoài. Nếu là bạn của Lan trong tình huống này em sẽ làm gì ? A. Mặc kệ không quan tâm vì đó là sự lựa chọn của Lan; B. Khuyên bảo nhắc nhở và phân tích cho Lan hiểu hành động của Lan là không đúng; C. Ủng hộ việc làm của Lan vì cảm thấy bộ trang phục đó rất hợp thời trang; D. Im lặng coi như không biết gì về hành động của Lan; Câu 20: Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, để thực hiện lòng yêu hòa bình em sẽ làm gì? A. Không để ý vì đó không phải là việc của mình; B. Không nên có bất kỳ động thái gì vì Trung Quốc là một nước lớn không nên đụng vào; C. Có những hành động ủng hộ việc làm của Trung Quốc để tránh xung đột vũ trang; D. Cần lên án và có những hành động cương quyết để bảo vệ chủ quyền dân tộc; II. Tự luận: ( 5 điểm ) Câu 1: (3 điểm ) a/ Thế nào là dân chủ và kỉ luật? b/ Hãy kể bốn việc làm cụ thể của em thể hiện tôn trọng kỉ luật? Câu 2: (2 điểm) An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?” a/ Em có đồng ý với An không ? Vì sao ? b/ Nếu là bạn của An em sẽ nói gì với An ?
  9. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Mã đề : 03 Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C B D C C D A B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B D B C C C A B B Phần II: Tự luận ( 5 điểm ) Câu 1( 3 điểm): a/ Học sinh trả lời đúng khái niệm về dân chủ, kỉ luật: 2 điểm + Dân chủ: Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội , mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước (1 điểm) + Kỉ luật: Là những qui định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất để đạt được chất lượng, hiệu quả công việc. (1 điểm) b/ Bốn hành vi tuân thủ kỉ luật (Mỗi hành vi đúng được 0,25 điểm) : 1 điểm - Ví dụ: - Đi học đúng giờ, ghi chép bài đầy đủ - Chấp hàng tốt các qui định về trang phục, đầu tóc. - Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp. - Không nói chuyện riêng trong giờ học. Câu 3( 2 điểm): a/ Ý kiến của em: (0,5điểm) Không đồng ý với ý kiến của An. - Giải thích (1 điểm) : Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong bài “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” để giải thích, cần đảm bảo các ý sau : + Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An) 0,5 điểm + Chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống đoàn kết, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung 0,5 điểm b/ Đưa ý kiến với An: (0,5điểm) + Những truyền thống đó thật đáng tự hào vì thế chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. ( Căn cứ vào bài làm của HS, GV cho điểm cụ thể ) BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề Nguyễn Thị Lan Anh
  10. UBND QUẬN LONG BIÊN TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I GDCD LỚP 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018-2019 Thời gian : 45 phút Ngày kiểm tra :06/12/2018 Mã đề : 04 I. Trắc nghiệm (5 điểm): Em hãy tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời câu hỏi phần trắc nghiệm. Câu 1: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Là những giá trị vật chất có từ lâu đời; B. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài; C. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong mỗi vùng miền; D. Là những giá trị vật chất riêng của mỗi vùng miền trong một quốc gia; Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A.Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa; B. Mai thường chê bai các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc; C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa; D. Tích cực tham gia hoạt động ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung; Câu 3: Việc làm nào sau đây thể hiện chấp hành tốt kỉ luật trong nhà trường? A. Trong giờ học, Nam không tập trung nghe giảng và thương xuyên ngủ gật; B. Mai thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập đầy đủ; C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch; D. Một nhóm học sinh ăn sáng xong thường vứt rác ngay tại sân trường; Câu 4: Em tán thành với quan điểm nào trong các qua điểm sau về năng động, sáng tạo? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể có sự sáng tạo; B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người; C. Người càng năng động sáng tạo thì càng vất vả; D. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần năng động sáng tạo; Câu 5: Thế nào là hòa bình? A. Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; B. Là tình trạng không có chiến tranh nhưng có thể có xung đột vũ trang; C. Là khát vọng riêng của một vài dân tộc; D. Là mối quan hệ của một vài quốc gia trên thế giới; Câu 6: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện rõ tính dân chủ? A. Học sinh được thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng nội qui lớp học. B. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra nội qui lớp học và bắt học sinh làm theo. C. Trong trận đấu bóng, cầu thủ xô xát với nhau và không tuân theo quyết định của trọng tài. D. Ông Hùng tổ trưởng tổ dân phố tự ý đưa ra quyết định yêu cầu mọi người phải đóng tiền quỹ tổ bất chấp sự phản đối của người dân. Câu 7: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện đức tính năng động sáng tạo? A. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo; B. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau; C. Gặp việc khó không giải quyết được thì thôi không cần suy nghĩ nhiều; D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình; Câu 8: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật ? A. Hùng thường rủ rê các bạn trong trốn học; B. Nam đi học muộn vì mải xem phim; C. Huy thường xuyên thực hiện tốt các kế hoạch của trường, lớp; D. Tú thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ học; Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả? A. Trong giờ học toán An thường tranh thủ làm bài tập môn khác; B. Trong giờ kiểm tra chưa đọc kĩ đề bài Nam đã vội làm ngay; C. Để làm ra được nhiều thành phẩm, công ty A thường bỏ qua khâu kiểm tra chất lượng cho tiết kiệm thời gian; D. Anh Tuấn bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt được kết quả xuất sắc; Câu 10. Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện sự hơp tác cùng phát triển A. Cùng nhau nghiên cứu để tìm ra thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo; B. Hợp tác với nhau để tìm cách chống lại một số người; C. Hợp tác với người khác chỉ nhằm để đạt được mục đích của mình; D. Liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại kiểm lâm; Câu 11: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình? A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn; B. Giải quyết xung đột vũ trang bằng thương lượng; C. Sống khép mình mới tránh được xung đột; D. Chỉ cần thân thiện với những người thân thiện với mình;
  11. Câu 12: Câu nói “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” là của ai? A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp; C. Tổng bí thư Đỗ Mười; B. Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi; D. Chủ tịch Hồ Chí Minh; Câu 13: Hành vi, thái độ nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài; B. Niềm nở khi tiếp xúc với khách nước ngoài; C. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài; D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác; Câu 14: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài; B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn; C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai; D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước; Câu 15: Ý kiến dưới đây là đúng về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giầu và nước nghèo; B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh; C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau; D. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị. Câu 16: Trong một chương trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực, để thể hiện lòng tự hào tự tôn dân tộc các bạn trong lớp đã thống nhất mặc áo dài. Tuy nhiên gần đế giờ giao lưu, Lan xuất hiện với bộ trang phục rất phản cảm có hơi hướng giống phong cách nước ngoài. Nếu là bạn của Lan trong tình huống này em sẽ làm gì ? A. Mặc kệ không quan tâm vì đó là sự lựa chọn của Lan; B. Khuyên bảo nhắc nhở và phân tích cho Lan hiểu hành động của Lan là không đúng; C. Ủng hộ việc làm của Lan vì cảm thấy bộ trang phục đó rất hợp thời trang; D. Im lặng coi như không biết gì về hành động của Lan; Câu 17: Cô giáo giao bài tập về nhà và yêu cầu cả lớp nộp vào sáng hôm sau, M muốn đi chơi nhưng sợ không làm kịp bài nên đã rủ một số bạn cùng “Hợp tác” làm bài với mục đích chép cho nhanh? Nếu là bạn của M em sẽ làm gì? A. Không đồng tình với suy nghĩ của M và phân tích cho M hiểu về suy nghĩ không đúng đó; B. Đồng ý với cách làm của M; C. Rủ một số bạn học giỏi trong lớp làm cùng để đỡ phải suy nghĩ nhiều; D. Mặc kệ M muốn làm gì thì làm miễn là làm xong bài tập; Câu 18: Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, để thực hiện lòng yêu hòa bình em sẽ làm gì? A. Không để ý vì đó không phải là việc của mình; B. Không nên có bất kỳ động thái gì vì Trung Quốc là một nước lớn không nên đụng vào; C. Có những hành động ủng hộ việc làm của Trung Quốc để tránh xung đột vũ trang; D. Cần lên án và có những hành động cương quyết để bảo vệ chủ quyền dân tộc; Câu 19: Để có thể tăng năng suất lao động cho ra được nhiều sản phẩm bán ra thị trường, ông A Tổng giám đốc đã chỉ đạo nhân viên bỏ qua khâu kiểm tra cuối cùng để tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời tăng năng suất và hiệu quả công việc?Nếu là người thân của ông A em sẽ làm gì? A. Không có ý kiến gì vì dù sao ông A cũng là người thân của mình; B. Im lặng coi như không biết gì; C. Phân tích cho ông A hiểu về việc làm của ông là không đúng và cố gắng tìm biện pháp ngăn chặn; D. Đồng tình với việc làm của ông A vì việc đó giúp tăng năng suất công việc; Câu 20: Do mải xem đá bóng An không kịp làm đề cương môn Sử, sáng hôm sau An tranh thủ trong giờ toán lấy đề cương Sử ra làm để kịp nộp vào tiết sau. Theo em, nhận xét nào dưới đây là đúng nhất về việc làm của An? A. An làm như vậy là không đúng, không chấp hành nội qui và kỷ luật của trường, lớp; B. An làm như vậy là đúng vì nếu không làm xong đề cương thì sẽ bị cô nhắc nhở và khiển trách; C. Việc làm của An là có thể chấp nhận được, không có gì to tát cả; D. An là người biết suy nghĩ và hành động một cách đúng đắn; II. Tự luận: ( 5 điểm ) Câu 1: (3 điểm ) a/ Thế nào là dân chủ và kỉ luật? b/ Hãy kể bốn việc làm cụ thể của em thể hiện tôn trọng kỉ luật? Câu 2: (2 điểm) An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?” a/ Em có đồng ý với An không ? Vì sao ? b/ Nếu là bạn của An em sẽ nói gì với An ?
  12. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Mã đề : 04 Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D D B A A B C D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D C C B B A D C A Phần II: Tự luận ( 5 điểm ) Câu 1( 3 điểm): a/ Học sinh trả lời đúng khái niệm về dân chủ, kỉ luật: 2điểm + Dân chủ: Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội , mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước (1 điểm) + Kỉ luật: Là những qui định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất để đạt được chất lượng, hiệu quả công việc. (1 điểm) b/ Bốn hành vi tuân thủ kỉ luật (Mỗi hành vi đúng được 0,25 điểm) : 1 điểm - Ví dụ: - Đi học đúng giờ, ghi chép bài đầy đủ - Chấp hàng tốt các qui định về trang phục, đầu tóc. - Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp. - Không nói chuyện riêng trong giờ học. Câu 3( 2 điểm): a/ Ý kiến của em: (0,5điểm) Không đồng ý với ý kiến của An. - Giải thích (1 điểm) : Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong bài “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” để giải thích, cần đảm bảo các ý sau : + Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An) 0,5 điểm + Chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống đoàn kết, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung 0,5 điểm b/ Đưa ý kiến với An: (0,5điểm) Những truyền thống đó thật đáng tự hào vì thế chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. ( Căn cứ vào bài làm của HS, GV cho điểm cụ thể ) BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề Nguyễn Thị Lan Anh