Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

doc 4 trang thuongdo99 3490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_lich_su_lop_7_de_1_nam_hoc_2016_2017_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU-MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2016 – 2017 MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút. Ngày kiểm tra: 07/12/2016 I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức đã học của học sinh về phần lịch sử Việt Nam thời Lý - Trần. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng nhận xét, giải thích, trình bày vấn đề lịch sử. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ đánh giá Nội dung/ Chủ đề Vận Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu dụng cao TN TL TN TL TL TL 1. Nước Đại Việt 1 1 2 thời Lý 0.5 3 3.5 3 1a 1b 4 2. Nước Đại Việt 6.5 1.5 2 3 thời Trần Tổng số câu 4 2 1 6 Tổng số điểm 2 5 3 10 Tỷ lệ % 20% 50% 30% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: LỊCH SỬ 7 Năm học 2016 - 2017 Thời gian: 45 phút. Ngày kiểm tra: 07/12/2016 Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1(1 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng. 1. Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt vào năm nào? A. 1054 C. 1056 B. 1055 D. 1057 2. Quân đội của nhà Trần được chia thành: A. Cấm quân C. Quân địa phương B. Quân ở các lộ D. Quân ở triều đình 3. Ai là tác giả của bài “Hịch tướng sĩ”? A. Trần Quang Khải C. Trần Quốc Tuấn B. Trần Quốc Toản D. Trần Nguyên Hãn 4. Bộ “Quốc triều hình luật” ra đời trong triều đại nào? A. Nhà Đinh C. Nhà Lý B. Tiền Lê D. Nhà Trần Phần II. Tự luận: 8 điểm Câu 1. (3 điểm) Xã hội nước ta thời nhà Lý có những giai cấp nào? So với xã hội thời Đinh – Tiền Lê, xã hội thời nhà Lý có gì thay đổi? Câu 2. (5 điểm) a. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)? b. Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, quân dân nhà Trần đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ nền độc lập cho chúng ta ngày hôm nay, là học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường em cần làm gì để bảo vệ nền độc lập đó? Chúc các em làm bài tốt!
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: LỊCH SỬ 7 Năm học 2016 - 2017 Thời gian: 45 phút. Ngày kiểm tra: 07/12/2016 Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm). Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 đ (Những câu có 2 đáp án nếu HS chọn 1đáp án thì không cho điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án A AB C D Phần II. Tự luận: 8 điểm. Câu 1 2.5đ * Xã hội nước ta thời Lý có các giai cấp: - Địa chủ: Hoàng tử, công chúa, quan lại được cấp ruộng đất trở thành 0.5đ địa chủ - Nông dân: chiếm đa số trong dân cư và là lực lượng sản xuất chính 0.5đ trong xã hội. + Nông dân tự do: có ruộng 0.25đ + Nông dân lĩnh canh: không có ruộng, phải cày cấy và nộp thuế cho 0.25đ địa chủ. - Thương nhân, thợ thủ công: những người làm nghề thủ công, buôn 0.5đ bán - Nô tì: tù binh, người có nợ phải bán thân phục vụ trong cung điện, nhà 0.5đ quan lại. * So với xã hội nước ta thời Đinh - Tiền Lê, xã hội nước ta thời Lý có 0.5đ sự phân hóa giai cấp sâu sắc hơn. Câu 2. * Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến 2đ chống quân xâm lược Mông – Nguyên. a. Nguyên nhân thắng lợi - Sự đồng tình, ủng hộ hết mình của nhân dân. 0.25đ - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho kháng chiến và tinh thần chiến 0.25đ
  4. đấu quả cảm của quân đội nhà Trần - Khối đoàn kết trong triều đình nói riêng và trong toàn dân tộc nói 0.25đ chung đã được phát huy cao độ. - Sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Vua, quan nhà Trần, đặc biệt là tướng 0.25đ Trần Quốc Tuấn. b. Ý nghĩa lịch sử - Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Mông- Nguyên, bảo vệ vững chắc 0.25đ nền độc lập dân tộc - Nâng cao lòng tự hào dân tộc, góp phần xây đắp nên truyền thống quân 0.25đ sự Việt Nam “Bách chiến bách thắng”. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm qúi báu: Đoàn kết dân tộc, Chiến 0.25đ tranh nhân dân . - Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông- Nguyên 0.25đ đối với Nhật Bản và các nước Phương Nam. b. Qua quá trình học tập, tìm hiểu học sinh tự rút ra bài học cho bản thân: - Hiểu được ý chí quyết tâm, lòng yêu nước của cha ông để có thể chiến 3đ thắng giặc ngoại xâm, đồng thời học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi được sống trong một đất nước hòa bình từ đó rút ra những bài học cho bản thân: cần biết ơn, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta thời trước . BGH TTCM NTCM GV ra đề Nguyễn T Minh Thúy Nguyễn T Thanh Thủy Nguyễn Thị Điệp Đỗ Thị Thuy