Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2013_2014_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Học sinh làm bài trên giấy thi) Câu 1 ( 3 điểm): Tóm tắt sự phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta theo mẫu sau đây: a. Giai đoạn người tối cổ: Thời gian xuất hiện, địa điểm tìm thấy, công cụ tìm thấy. b. Người tinh khôn giai đoạn phát triển: Thời gian xuất hiện, địa điểm tìm thấy, công cụ tìm thấy. Câu 2 ( 2 điểm): Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa gì? Câu 3 (3 điểm): Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét? Câu 4 ( 2 điểm): Nêu tên những nền văn hóa phát triển cao ở nước ta từ thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN?
- Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ Trường THCS Trần Quý Cáp HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 ĐỀ CHÍNH THỨC: Câu hỏi Đáp án Biểu điểm Câu 1(3 đ) a. Giai đoạn người tối cổ: - Thời gian xuất hiện: 40- 30 vạn năm 0,5 điểm - Địa điểm tìm thấy: Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai 0,5 điểm (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai). - Công cụ đá ghè đẽo thô sơ 0,5 điểm b. Giai đoạn người tinh khôn phát triển: - Thời gian xuất hiện: 12000 đến 4000 năm 0,5 điểm - Địa điểm tìm thấy:Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), 0,5 điểm Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình). - Công cụ đá được mài ở lưỡi cho sắc như: rìu ngắn, rìu 0,5 điểm có vai, công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm, lưỡi cuốc đá. Câu 2( 2 đ) * Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa: 1 điểm - Từ đây con người đã tìm ra một thứ nguyên liệu mới để chế tạo ra công cụ theo ý muốn của mình. - Làm tăng năng suất lao động, công cụ dồi dào. * Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa: - Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng 1 điểm ven các con sông lớn, cuộc sống ổn định hơn. Câu 3(3 đ) - Học sinh vẽ được sơ đồ của nhà nước Văn Lang( Sơ 2 điểm đồ ở bài 12, sử 6) - Học sinh giải thích được : Nhà nước chưa có quân đội 1 điểm và luật pháp nên đây là nhà nước đơn giản. Câu 4(2 đ) Tên những nền văn hóa phát triển cao ở nước ta từ thế 2 điểm kỷ VIII đến thế kỷ I TCN: Đúng cả tên 3 nền văn hóa cho 2 điểm, (nếu thiếu một nền văn hóa trừ 0,75 điểm) - Óc Eo ( An Giang) - Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) - Đông Sơn (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)
- Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ Trường THCS Trần Quý Cáp KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian 45 phút (không kể chép đề) ĐỀ DỰ BỊ Câu 1 ( 3 điểm): Tóm tắt sự phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta theo mẫu sau đây: a. Giai đoạn người tối cổ: Thời gian xuất hiện, địa điểm tìm thấy, công cụ tìm thấy. b. Người tinh khôn giai đoạn đầu: Thời gian xuất hiện, địa điểm tìm thấy, công cụ tìm thấy. Câu 2 ( 2 điểm): Việc chôn công cụ lao động và đồ trang sức theo người chết có ý nghĩa gì? Câu 3 (3 điểm): Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét? Câu 4 ( 2 điểm): Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
- Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ Trường THCS Trần Quý Cáp HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 ĐỀ DỰ BỊ Câu hỏi Đáp án Biểu điểm Câu 1(3 đ) a. Giai đoạn người tối cổ: - Thời gian xuất hiện: 40- 30 vạn năm 0,5 điểm - Địa điểm tìm thấy: Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai 0,5 điểm (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai). 0,5 điểm - Công cụ đá ghè đẽo thô sơ b. Giai đoạn người tinh khôn giai đoạn đầu: 0,5 điểm - Thời gian xuất hiện: 3- 2 vạn năm 0,5 điểm - Địa điểm tìm thấy: Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An. - Công cụ đá : Những chiếc rìu bằng hòn cuội, ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng. 0,5 điểm Câu 2( 2 đ) * Việc chôn công cụ và đồ trang sức theo người chết có 2 điểm ý nghĩa: theo người : Người bấy giờ quan niệm người chết vẫn lao động nên chôn theo để họ lao động và phán ánh xã hội có sự phân chia giàu, nghèo. Câu 3(3 đ) - Học sinh vẽ được sơ đồ của nhà nước Văn Lang( Sơ 2 điểm đồ ở bài 12, sử 6) - Học sinh giải thích được : Nhà nước chưa có quân đội 1 điểm và luật pháp nên đây là nhà nước đơn giản. Câu 4(2 đ) Những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn 2 điểm Lang: - Ở nhà sàn (làm băng tre, gỗ, nứa ), ở thành làng chạ. 0,5 điểm - Ăn: cơm rau, cá, dùng bát, mâm, muôi. Dùng mắm, 0,5 điểm muối, gừng. - Mặc: 0,5 điểm + Nam đóng khố, mình trần, chân đất. + Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực, tóc để nhiều kiểu , dùng đồ trang sức trong ngày lễ. - Đi lại: chủ yếu bằng thuyền. 0,5 điểm