Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2018_2019_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2018-2019) MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút ( không kể giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới trung đại và lịch sử Việt Nam ở các thế kỉ X- đến giữa thế kỉ XIX so với yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng. Từ kết quả kiểm tra, giúp học sinh tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. - Đánh giá được phương pháp, hình thức dạy học của giáo viên để có sự điều chỉnh hợp lý. 1/ Về kiến thức: Học sinh nắm được - Tình hình Ấn độ thời phong kiến - Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới - Cơ sở kinh tế- xã hội của xã hội phong kiến - Tình hình văn hóa giáo dục thời Lý - Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần và thời Lý - Ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên của Đại Việt. - Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly. Ý nghĩa và tác dụng các cải cách đó 2/ Về kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, nhận xét, lựa chọn kiến thức, trình bày một vấn đề, kĩ năng vận dụng để phân tích, đánh giá sự kiện. 3/ Về thái độ:Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử 4/ Năng lực hình thành - Năng lực chung: tư duy, sử dụng ngôn ngữ, tự học và giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: phân tích, giải thích , đánh giá sự kiện, nhận xét II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 50% - kết hợp với tự luận 50% III- THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao đề TN TL TN TL 1. Khái quát - Biết - Hiểu được được cơ lịch sử thế giới tình sở KT – Trung Đại hình Ấn XH của độ thời XHPK phong kiến Số câu: 4 3 1 Số điểm: 1đ 0,75 đ 0,25 đ Tỉ lệ %: 10% 7,5% 2,5% - Hiểu - Khái quát
- được tình thành tựu 2. Nước Đại hình VH- kiến trúc, Việt thời Lý GD thời điêu khắc (Thế kỉ XI-XII) Lý nổi bật thời Lý. Số câu :9 7 2 Số điểm: 2,25đ 1,75đ 0,5đ Tỉ lệ %: 22,5% 17,5% 5% - Biết - Trình - Hiểu - Khái quát - Chứng - Nhận bày minh xét cách được tác được được các được ý được tác đánh 3. Nước Đại giả bài nghĩa những thành tựu dụng và giặc độc Việt thời Trần Hịch lịch sử biện pháp nổi bật về 3 lần hạn chế đáo của ( TK XIII- Tướng chống cải cách văn hóa- các cải Trần XIV) Sĩ Mông- của Hồ giáo dục cách Hồ Quốc Nguyê Quý Ly thời Trần Quý Ly Tuấn n Số câu :10 1 1 4 2 1 1 Số điểm: 6,75đ 0,25đ 2đ 1đ 0,5đ 2đ 1 đ Tỉ lệ %: 67,5% 2,5% 20% 10% 5% 20% 10% TSC: 23 5 câu 12 câu 6 câu TSĐ: 10đ 3 điểm 3 điểm 4 điểm Tỉ lệ %:100% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ : 30 % Tỉ lệ: 40 %
- Trường THCS Trần Ngọc Quế ĐỀ THI HKI Điểm Nhận xét Họ và tên: Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 7A Môn: Lịch sử 7 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm ) * Chọn phương án đúng điền vào ô trống (mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp Án Câu 1. Tôn giáo chính của vương triều Đê-Li là A. Ấn Độ giáo. C. Phật giáo. B. Hồi giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 2. Chữ viết chính của Ấn Độ là A. Chữ Phạn. C. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. D. Chữ La-tinh. Câu 3. Vua A-cơ-ba trị vì vương triều A. Mô-giô-pa-hít. C. Mô-gôn. B. Gúp-ta. D. Đê-li. Câu 4. Ý nào sau đây là hạn chế trong giáo dục thời Lý? A. Mở Quốc Tử Giám. C. Thi cử được quan tâm. B. Thi cử chưa nề nếp, quy củ. D. Mở khoa thi đầu tiên. Câu 5. Điêu khắc thời Lý được mô tả như thế nào? A. Mềm mại . C. Thô sơ. B. Thanh thoát, tinh vi. D. Trau chuốt, tỉ mỉ. Câu 6. Năm 1070, công trình nào được xây dựng dưới thời nhà Lý? A. Quốc Tử Giám. C. Ngự Sử đài. B. Văn miếu. D. Thành Thăng Long. Câu7. Thời Lý, trường đại học đầu tiên của nước ta là A. Văn miếu. C. Quốc Sử viện. B. Thái Y viện. D. Quốc tử giám. Câu 8. Nhà Lý chia nước ra bao nhiêu lộ, phủ? A. 24 lộ, phủ. C. 40 lộ, phủ. B. 22 lộ, phủ. D. 42 lộ, phủ. Câu 9. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật gì? A. Hình thư. C. Quốc triều hình luật. B. Gia Long. D. Hồng Đức. Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới thời A. Tiền Lê. C. Thời Đinh. B. Thời Lý. D. Thời Trần. Câu 11. Khoa Thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào? A. Ngô. C. Đinh. B. Tiền Lê. D. Lý. Câu 12. Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân, nông nô chủ yếu bằng A. đánh thuế. C. địa tô. B. tô, tức. D. thuế thân. Câu 13. Tín ngưỡng phổ biến nhất trong xã hội thời Trần là A. tín ngưỡng cổ truyền. C. Nho giáo B. Phật giáo. D. đạo thiên chúa. Câu 14. Nhà Trần chia cả nước thành
- A. 10 đạo. C. 12 lộ. B. 12 đạo. D. 24 lộ. Câu 15. Quốc hiệu nước ta thời Trần là A. Đại Việt. C. Văn Lang. B. Đại Cồ Việt. D. Đại Ngu. Câu 16. Bài Hịch tướng sĩ là của tác giả nào? A. Trần Thủ Độ . C. Trần Nhân Tông. B Trần Quốc Tuấn. D. Trần Khánh Dư. Câu 17. Ai là người phế truất vua Trần lập ra nhà Hồ? A. Lý Công Uẩn. C. Lê Hoàn. B. Hồ Quý Ly. D. Ngô Quyền. Câu 18. Năm 1396, nhà Hồ cho ban hành chính sách kinh tế gì? A. Ban hành tiền giấy. C. Ban hành chính sách hạn điền. B. Ban hành chính sách quân điền. D. Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. Câu 19. Năm 1397, Hồ Quý Ly ban hành chính sách gì? A. Hạn nô. C. Quân điền. B. Hạn điền. D. Quy định các loại thuế. Câu 20. Để củng cố chính trị, Hồ Quý Ly đã làm gì? A. Thay đổi chế độ thi cử. C. Cứu đói cho nhân dân. B. Xây thành trì kiên cố. D. Cải tổ hàng ngũ quan lại. B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm)Trình bày ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên thời Trần? Câu 2. (1 điểm) Nhận xét cách đánh giặc độc đáo của Trần Quốc Tuấn? Câu 3. (2 điểm) Giải thích tác dụng và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly BÀI LÀM
- V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): * Chọn phương án đúng điền vào ô trống (mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp Án B A C B B B D A A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp Án D C A C A B B A B D B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm): Câu Nội dung Điểm 1 Trình bày ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên thời Trần? - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập quốc gia. - Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc. - Xây đắp thêm truyền thống quân sự Việt Nam - Củng cố khối đoàn kết toàn dân. - Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác ở châu Á. 2 đ 2 Phân tích cách đánh giặc độc đáo của Trần Quốc Tuấn? - Kế thừa truyền thống đánh giặc thời Ngô Quyền, ông cho người lên rừng đốn 1đ cây, đầu vót nhọn có bịt sắt dưới lòng sông Bạch Đằng. Khi nước triều lên ông cho người chèo thuyền nhỏ ra sông đánh nhữ giặc, khi thuyền giặc va vào bãi cọc thì quân mai phục đồng loạt tấn công và chiến thắng. * Tránh lúc giặc mạnh, đánh lúc giặc yếu, từ bị động chuyển thành chủ động 3 Giải thích tác dụng và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly? * Tác dụng: - Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất - Làm suy yếu thế lực của nhà Trần - Tăng cường thu nhập cho đất nước thoát khỏi khủng hoảng. 2 đ * Hạn chế: chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân