Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)

doc 6 trang Đăng Bình 09/12/2023 830
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2013_2014_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Học sinh làm bài trên giấy thi) I. Phần Văn - Tiếng Việt (5 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Trình bày diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào ? Câu 2: (1 điểm) Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong ví dụ sau: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất) Câu 3: (1,5 điểm) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy. a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. ( Nguyễn Đình Thi) II. Phần Tập làm văn (5 điểm) Đề: Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích. Hết
  2. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẨM L ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP Năm học: 2013 – 2014 - Môn: Ngữ văn - Lớp 8 ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC I. Phần Văn- Tiếng Việt (5 điểm): Câu 1: (2,5 điểm) a) Trình bày đúng diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó: (2 điểm) - Nêu đúng: Tình cảnh túng quẫn ngày càng đe dọa: (0,5 điểm) Sau trận ốm nặng kéo dài, lão yếu người đi ghê lắm, đồng tiền bấy lâu nay dành dụm cạn kiệt. Lão Hạc không có việc. Rồi bão lại phá sạch sành sanh hoa màu trong vườn. Giá gạo thì cứ cao mãi lên . - Nêu đúng: Trước khi bán “cậu vàng”: (0,5 điểm) Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán “cậu Vàng” với ông giáo, có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi “cậu Vàng” là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu. - Nêu đúng: Sau khi bán “cậu vàng”: (1 điểm) Sau khi bán “cậu Vàng”, lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã nỡ lừa ai ! Lão Hạc lúc kể lại với ông giáo chuyện bán “cậu Vàng” được miêu tả bộ dạng, cử chỉ cụ thể: Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc Các chi tiết về ngoại hình này thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận. b) Nêu đúng lão Hạc: (0,5 điểm) Qua đó, em thấy lão Hạc là một con người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực, có lòng thương con sâu sắc. Câu 2: (1 điểm) - Tìm đúng biện pháp nói quá: Sỏi đá cũng thành cơm (0,5 điểm) - Giải thích đúng ý nghĩa: Thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn (nghĩa bóng: Niềm tin vào bàn tay lao động). (0,5 điểm) Câu 3: (1,5 điểm) Câu a: (1 điểm) - Nêu đúng quan hệ giữa vế (1) với vế (2) là quan hệ nguyên nhân - kết quả, vế chứa “vì” chỉ nguyên nhân. (0,5 điểm) - Nêu đúng quan hệ giữa vế (2) với vế (3) là quan hệ giải thích, vế (3) giải thích rõ cho vế (2). (0,5 điểm) Câu b: (0,5 điểm) - Nêu đúng các vế câu có quan hệ tương phản; vế chứa “tuy” chỉ ý tương phản. (0,5 điểm) Lưu ý: Tùy theo cách trình bày của học sinh, giáo viên ghi điểm cho hợp lý. II. Phần Tập làm văn: (5 điểm) 1. Yêu cầu: a. Nội dung: Mở bài: Có thể giới thiệu tên loài hoa mà mình yêu thích. Thân bài: Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của hoa. - Hoa có những đặc điểm gì nổi bật: nguồn gốc, thân, lá, nụ, hoa,
  3. - Vai trò và tác dụng của hoa: hoa cảnh, hoa trang trí cho đẹp hay còn có tác dụng khác nữa. Khi giới thiệu, nếu có những số liệu càng cụ thể, chính xác thì càng tốt. Kết bài: Có thể nêu cảm nghĩ của người viết đối với loài hoa mà mình yêu thích hoặc rút bài học về niềm vui sống giữa thiên nhiên, hoa cỏ, b. Hình thức: - Đúng thể loại văn thuyết minh. - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Ít mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết hay, diễn đạt mạch lạc, văn giàu cảm xúc, mắc không quá 2 lỗi chính tả. - Điểm 4: Bài viết tương đối trôi chảy, diễn đạt tương đối tốt, đúng thể loại, mắc không quá 5 lỗi chính tả. - Điểm 3: Xác định đúng trọng tâm, song diễn đạt chưa mạch lạc, viết còn sơ sài; mắc khoảng 6-8 lỗi chính tả. - Điểm 2: Bài làm sơ sài, nội dung lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 1: Có làm bài nhưng bài viết quá kém; sai lệch yêu cầu đề; sai nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không phù hợp với đề bài. (Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh, giáo viên chấm có thể cho điểm lẻ) Hết
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP NĂM HỌC 2013-2014 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 THỜI GIAN: 90phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ DỰ BỊ I. VĂN HỌC: ( 3 điểm) Tại sao tác giả O Hen- ry bỏ qua không kể sự việc cụ Bơ- men đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác? II. TIẾNG VIỆT: ( 2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Tìm trợ từ trong câu thơ sau và giải thích nghĩa của trợ từ đó Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười ( Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội) Câu 2: ( 1 điểm) Với mỗi cặp từ quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép a) Vì nên b) Tuy nhưng III. TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm) Đề bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam
  5. PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP HỌC KÌ I (năm học 2013 – 2014) ĐỀ DỰ BỊ I. VĂN HỌC: ( 3 điểm) - Tác giả không trực tiếp kể cảnh cụ Bơ – men vẽ tranh trong gió tuyết vì: +Chỉ ra được ý: Cụ vẽ chiếc lá trong gió tuyết nhằm mục đích duy nhất là cứu Giôn – xi, trả lại niềm tin yêu cho cô họa sĩ trẻ ( 0,5 điểm) + Khi vẽ, cụ không nghĩ đó là một bức kiệt tác, không báo trước cho Giôn – xi và Xiu (0,5 điểm) - Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác: ( 2 điểm) + Có giá trị nghệ thuật cao: chiếc lá rất đẹp, giống thật đến nỗi cả hai cô họa sĩ trẻ không phân biệt được giả hay thật ( 1 điểm) + Có giá trị nhân sinh cao: nó cứu sống được một con người( 0,5 điểm) và chiếc lá được vẽ từ tính mạng của người sinh ra nó – đó là tình yêu thương và đức hi sinh của cụ Bơ – men ( 0,5 điểm) II. TIẾNG VIỆT Câu 1: - Chỉ ra được trợ từ cứ ( 0,5 điểm ) - Giải thích ý: nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán (0,5 điểm) Câu 2: - Đặt câu với mỗi cặp từ đúng ( 0,5 điểm) III. TẬP LÀM VĂN 1. Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau: a. Nội dung - Mở bài: Chiếc áo dài là biểu tượng của người Việt Nam - Thân bài: + Lịch sử chiếc áo dài: Chiếc áo dài lần đầu tiên ra đời vào thời Nguyễn Phúc Khoát ( 1739 – 1765) ,chiếc áo dài đầu tiên là áo giao lãnh, là loại áo giống áo tứ thân. Trải qua bao nhiêu năm tháng, chiếc áo dài đã thay đổi và hoàn thiện phù hợp với cuộc sống hiện đại và năng động ngày nay. + Cấu tạo: Các bộ phận: cổ áo cao 4 – 5cm, hình chữ V, trái tim, cổ tròn; tay áo được may sát cánh tay; hai tà : tà trước và tà sau dài qua gối; quần dài chấm gót chân Chất liệu và màu sắc: đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi, tầng lớp + Công dụng: là trang phục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành trang phục công sở cho các ngành nghề: giáo viên, tiếp viên hàng không, nữ ngân hàng + Bảo quản: Phải bảo quản cẩn thận, không phơi dưới ánh nắng mặt trời - Kết bài: Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang nhưng không có trang phục nào thay thế chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người Việt Nam b. Hình thức -Bài văn có 3 phần đầy đủ, kết hợp các phương pháp liệt kê, dùng số liệu, phân tích, phân loại, so sánh để làm nổi bật đối tượng thuyết minh. 2. Biểu điểm + Điểm 5: Bảo đảm các yêu cầu trên, có nhiều đoạn văn hay
  6. + Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có vài đoạn văn hay, diễn đạt mạch lạc, mắc dưới 5 lỗi: chính tả, diễn đạt, bố cục rõ + Điểm 3: Bài làm còn mờ nhạt lan man, không làm rõ đối tượng thuyết minh + Điểm 2: Bài làm còn sơ lược, lời văn còn vụng về, lúng túng. Diễn đạt còn vụng về, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả + Điểm 1: Bài làm sơ sài, thiếu nội dung. Vận dụng phương pháp kém, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt + Điểm 0: Bài làm sơ sài hoặc lạc đề, bỏ giấy trắng