Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 2570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2018_2019_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN SINH HỌC 6 MÃ ĐỀ 01 Ngày 6/12/2018 (Đề thi gồm 02 trang) Năm học 2018 - 2019 Thời gian 45 phút HỌ VÀ TÊN: LỚP: I. Trắc nghiệm (5 điểm): Ghi ra bài làm chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng mà em chọn: Câu 1: Cây xương rồng có cấu tạo cơ thể thích nghi với môi trường sống khô hạn vì A. có rễ củ B. có bản lá to rộng C. có lá biến thành gai D. có thân củ Câu 2: Khả năng hút nước và muối khoáng của rễ cây phụ thuộc vào A. các loại rễ cây B. cấu tạo lông hút của rễ C. đặc điểm sinh học của cây, loại đất, thời tiết và khí hậu D. thời gian sinh trưởng và phát triển của cây Câu 3: Trong thực tế, cây nào thường được trồng bằng cách chiết cành? A. Cây bưởi B. Cây khoai lang C. Cây đậu D. Cây mướp Câu 4: Ở nhiều loại lá, mặt trên lá có màu sẫm hơn mặt dưới lá là do A. các tế bào thịt lá có nhiều lục lạp hơn B. phiến lá chứa nhiều lỗ khí hơn C. các tế bào thịt lá ở phía dưới có nhiều lục lạp hơn D. các tế bào thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn Câu 5: Cây nào sau đây có lá ngọn dạng tua cuốn? A. Cây bèo đất B. Cây xương rồng C. Cây đậu Hà Lan D. Cây chanh Câu 6: Khi mưa nhiều, đất bị ngập úng, rễ cây không còn khả năng hấp thụ nước và muối khoáng vì A. nước ngập úng làm rễ cây bị thối do rễ không còn khả năng quang hợp B. nước chiếm khoảng không gian của khí oxi trong đất nên rễ không có oxi để hô hấp C. nước chiếm khoảng không gian của khí cacbonic trong đất nên rễ không có khí cacbonic để quang hợp D. nước chiếm khoảng không gian trong đất nên không còn các vi khuẩn có lợi, làm rễ mất khả năng hấp thụ được nước và muối khoáng Câu 7: Cho các biện pháp sau: 1. Trồng cây với mật độ thưa 2. Ủ ấm cho gốc cây khi trời rét 3. Tưới thật nhiều nước cho cây 4. Trồng cây theo đúng mùa vụ Biện pháp nào giúp cây quang hợp hiệu quả hơn? A. 3,4 B. 1,4 C. 2,4 D. 2,3 Câu 8: Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây? A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất B. Gồm nhiều rễ cái lớn C. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất D. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm Câu 9: Đặc điểm nào sau đây có ở lá đơn? A. Mỗi cuống mang nhiều phiến lá B. Cuống chính phân thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một lá chét C. Cuống chính phân thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang nhiều lá chét D. Mỗi cuống mang một phiến lá Trang 1/2 - Mã đề thi 01
  2. Câu 10: Chồi lá sẽ phát triển thành A. lá và hoa B. lá và cành mang lá C. hoa và cành mang hoa D. hoa và cành mang lá Câu 11: Bên trong thân cây, vòng gỗ hàng năm được tạo ra là do A. sự phân chia tế bào không đều ở tầng sinh trụ theo các mùa trong năm B. sự phân chia tế bào không đều ở tầng sinh vỏ theo các mùa trong năm C. sự phân chia tế bào không đều của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ theo các mùa trong năm D. sự tạo thành các lớp mạch gỗ và mạch rây Câu 12: Cấu tạo trong của thân non gồm A. vỏ và bó mạch B. vỏ và trụ giữa C. biểu bì và trụ giữa D. thịt vỏ và ruột Câu 13: Thân cây dài ra do đâu? A. Sự phân chia các tế bào của chồi nách B. Sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn C. Sự phân chia các tế bào của chồi lá D. Sự phân chia các tế bào của chồi hoa Câu 14: Nhóm cây nào đều là cây có rễ chùm? A. Cây hành, cây bưởi, cây lúa B. Cây cam, cây chanh, cây hồng xiêm C. Cây lúa, cây quýt, cây rau cải D. Cây hành, cây lúa, cây ngô Câu 15: Đặc điểm nào sau đây để phân biệt miền trưởng thành so với các miền khác của rễ? A. Có các tế bào phân chia B. Có nhiều mạch dẫn C. Có nhiều tế bào lông hút D. Có các tế bào trong suốt Câu 16: Trong nông nghiệp, vì sao phải thường xuyên cày xới đất cho tơi xốp? A. Giúp rễ luồn lách vào đất, dễ dàng hấp thụ nước và muối khoáng, tạo khoảng không gian chứa khí oxi cho rễ cây hô hấp B. Giúp tăng số lượng rễ, tạo khoảng không gian chứa khí cacbonic cho rễ cây hô hấp C. Giúp rễ luồn lách vào đất, dễ dàng hấp thụ nước và muối khoáng, tạo khoảng không gian chứa khí cacbonic cho rễ cây hô hấp D. Giúp tăng số lượng rễ, tạo khoảng không gian chứa khí cacbonic cho rễ cây quang hợp Câu 17: Khi ta bóc vỏ cây thân gỗ thì những bộ phận nào sẽ bị loại bỏ khỏi cây? A. Biểu bì, thịt vỏ và mạch rây B. Biểu bì, thịt vỏ và mạch gỗ C. Mạch rây và mạch gỗ D. Biểu bì và thịt vỏ Câu 18: Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì A. có mạch gỗ và mạch rây có khả năng vận chuyển các chất B. chứa các chất dự trữ cho cây C. được cấu tạo bởi vỏ và trụ giữa D. có các lông hút thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng cho cây Câu 19: Trong thân cây, bộ phận nào đảm nhiệm chức năng vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây? A. Mạch rây B. Mạch gỗ C. Vỏ D. Ruột Câu 20: Nhóm cây nào sau đây đều có rễ biến dạng là rễ củ? A. Cây đước, cây mắm, cây khoai lang B. Cây tơ hồng, cây bụt mọc, cây tầm gửi C. Cây bần, cây hồ tiêu, cây trầu không D. Cây củ cải, cây cà rốt, cây sắn II. Tự luận (5 điểm) Câu 21 (1,5 điểm): Trình bày khái niệm quang hợp? Viết sơ đồ minh họa. Quang hợp diễn ra trong khoảng thời gian nào trong ngày? Câu 22 (1,5 điểm): Kể tên các kiểu gân lá chính? Mỗi kiểu gân lá lấy 1 ví dụ. Câu 23 (1 điểm): Vì sao nói quang hợp và hô hấp là hai quá trình trái ngược nhau? Câu 24 (1 điểm): Nhà An nuôi cá cảnh trong bể kính có thả thêm các cành rong. Bằng những kiến thức đã học em hãy giải thích việc làm này. Hết (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề) Trang 2/2 - Mã đề thi 01