Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 2790
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2018_2019_truong_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN VẬT LÝ 8 TỔ TOÁN - LÝ Năm học: 2018 – 2019 Ngày thi: 7/12/2018 Mã đề: 01 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 2 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Một ô tô đỗ trong bến xe, so với vật mốc nào sau đây ô tô là vật chuyển động? A. Hành khách ngồi trên ô tô. B. Bến xe. B. Cây bên đường. D. Một ô tô khác đang rời bến. Câu 2: Một bạn học sinh đi bộ từ nhà đến trường với vận tốc 2 km/h. Khoảng cách từ nhà bạn đến trường là bao nhiêu biết bạn đi hết 10 phút? A. 0,44 km. B. 0,33 km. C. 0,22 km. D. 0,11km. Câu 3: Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì vật mốc là: A. Trái Đất. B. Mặt Trời. C. Mặt Trăng. D. Một vật trên Trái Đất. Câu 4: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Vận động viên trượt tuyết từ trên núi xuống. B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay từ Hà Nôi vào Thành phố Hồ Chí Minh. D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Câu 5: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, tác dụng lên quyển sách có lực nào sau đây? A. Hai lực cân bằng. C. Hai lực cân bằng là: trọng lực và lực nâng của mặt bàn. B. Lực nâng của mặt bàn. D. Trọng lực và lực nâng của bàn. Câu 6: Kết quả xảy ra khi có hai lực cân bằng tác dụng lên vật là: A. vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. B. vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh hơn. C. vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm hơn. D. vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng. Câu 7: Xe ô tô đang chuyển động trên đường thẳng thì rẽ trái đột ngột, hành khách trên xe sẽ: A. Nghiêng người sang trái. C. Bị nghiêng người sang phải. B. Sẽ bị ngã ra phía sau. D. Bị ngả người ra phía trước. Câu 8: Trường hợp nào sau đây cần tăng lực ma sát? A. Bảng trơn và nhẵn quá. C. Khi quẹt diêm. B. Khi phanh gấp xe cần dừng lại. D. Cả 3 trường hợp trên đều cần tăng lực ma sát. Câu 9: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều thì chịu tác dụng của lực kéo có giá trị là 800N. Độ lớn lực ma sát tác dụng lên ô tô khi đó có giá trị là: A. 1000N. B. 900N. C. 800N. D. 700N. Câu 10: Câu nói nào sau đây về lực ma sát là đúng? A. Lực ma sát cùng chiều với chiều chuyển động của vật. B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia. Câu 11: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên sàn nhà là lớn nhất? A. Người đứng cả hai chân. C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống. B. Người đứng co một chân. D. Người đứng một chân và tay cầm quả tạ.
  2. Câu 12: Câu nhận xét nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. Trang 1/2 B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. Câu 13: Càng lên cao áp suất khí quyển sẽ càng: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. có thể tăng cũng có thể giảm. Câu 14: Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích mặt bị ép có độ lớn là: A. 20cm2. B. 200cm2. C. 2000cm2. D. 20000cm2. Câu 15: Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không đổ ra khỏi ống thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình sẽ: A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. bằng không. Câu 16: Lực đẩy Acsimet có thể tác dụng lên vật nào dưới đây? A. Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng. C. Vật lơ lửng trong chất lỏng. B. Vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng. D. Cả 3 vật trên. Câu 17: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật sẽ có cường độ bằng: A. trọng lượng của vật. C. trọng lượng phần vật chìm trong chất lỏng B. trọng lượng riêng của chất lỏng. D. trọng lượng của phần vật chìm trong nước. Câu 18: Thả hòn đá vào bình tràn thì thấy lượng nước tràn ra có thể tích là 50cm 3. 3 Biết d nước = 10000N/m thì độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật có giá trị là: A. 0.5N. B. 5N. C. 50N. D. 500N. 3 3 3 Câu 19: Biết d thép = 78000N/m , d Hg = 136000N/m , d nước = 10000N/m , nếu thả viên bi thép vào nước thì viên bi sẽ bị chìm xuống vì: A. FA > P. B. FA = P. C. d nước < d thép. D. d thép < d Hg. Câu 20: Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. Trọng lượng riêng của vật và chiều sâu nhúng vật. D. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và thể tích của vật. II.TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1 (1 điểm): Giải thích tại sao khi lặn xuống nước luôn có cảm giác tức ngực và càng lặn xuống sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng? Bài 2 (2 điểm): Dùng máy thủy lực để nâng thùng hàng nặng 2 tấn lên cao. Xác định lực cần tác dụng vào pittong nhỏ biết diện tích pittong lớn là 100dm2 và diện tích pittong nhỏ là 50cm2. Bài 3 (2 điểm): Treo một cái chai đựng đầy nước vào lực kế, nếu để chai ngoài không khí thì chỉ số lực kế là 15N, nếu nhúng chìm chai trong nước thì chỉ số lực kế là 5N cho d nước là 10000N/m3. a. Tính độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai? b. Tính thể tích của chai nước? c. Phải đổ một lượng nước là bao nhiêu từ trong chai ra để cái chai có thể nổi ½ thể tích trên mặt nước? Chúc các con làm bài tốt! Trang 2/2