Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

doc 7 trang thuongdo99 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_lich_su_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MA TRẬNĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN : LỊCH SỬ 7 – TIẾT 70 Thời gian làm bài : 45 phút Ngày KT: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS khái quát được quá trình nghĩa quân Tây Sơn lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn và Lê - Trịnh, đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh. - HS nắm được nét chính về tình hình kinh tế, thành tựu văn học – nghệ thuật nước ta dưới triều Nguyễn . 2. Kỹ năng - Hs biết phân tích, so sánh, nhận định đánh giá các sự kiện lịch sử. - Hs biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. 3. Thái độ HS nghiêm túc khi làm bài, trung thực trong giờ kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ Các mức độ đánh giá Tổng Vận dụng Vận dụng Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu số câu/ cao số TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Phong trào Tây Sơn C1/I C1a/II C3/I C1b/II và Quang Trung xây dựng đất nước 0,5đ 3đ 0,5đ 1đ 3/5,5đ Tình hình nước ta ở C4/I C2/I C2/II C1c/II cuối TK 18- nửa đầu TK 19 0,5đ 0,5đ 3đ 1đ 4/4,5đ Tổng điểm 4đ 4đ 1đ 1đ 7/10đ
  2. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI MÔN : LỊCH SỬ 7- TIẾT 70 NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 45 phút. Ngày kiểm tra: I. TRĂC NGHIỆM: 2 điểm Đọc kĩ các câu hỏi sau, rồi trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước các đáp án đúng ra giấy kiểm tra. Câu 1. Vua Quang Trung làm gì để khuyến khích phát triển văn hóa dân tộc? A. Dùng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước. B. Ban hành “chiếu khuyến nông” C. Ban bố “chiếu lập học” D. Nhà nước khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã. Câu 2. Vào đầu thế kỉ XIX, nền văn học nước nhà có một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm đó là: A. Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan C. Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương B. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn D. Truyện Kiều của Nguyễn Du 3. Dưới thời Quang Trung, loại chữ được dùng làm chữ viết chính thức là A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ Quốc ngữ. D. Cả 3 loại chữ trên. 4. Các năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm: A. 29 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. B. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. C. 31 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. D. 32 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. II. TỰ LUẬN: 8 điểm Câu 1.( 5 điểm) a. Hãy nêu những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789? b. Tại sao nhân dân lại hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu? c. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước? Câu 2. ( 3 điểm) Em hãy trình bày những nét cơ bản về kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn?
  3. Đáp án- biểu điểm ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: 2 điểm Mỗi ý đúng 0,5 điểm CÂU 1 2 3 4 ĐÁP ÁN A,C,D D B B II. TỰ LUẬN: 8 điểm Câu 1. (5 điểm) a.Những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn đối với dân tộc giai đoạn 1771 đến 1789 (3đ) - Đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước: + Năm 1777: lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. ( 1đ) + Năm 1786- 1788: lật đổ các tập đoàn phong kiến vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. ( 1đ) - Bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc: đánh đuổi quân xâm lược Xiêm( 1785) , Thanh( 1789). ( 1đ) b.Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì: - Đường lối, chủ trương rõ ràng với khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”. Đáp ứng được mong muốn của các tầng lớp nhân dân là lật đổ ách thống trị phong kiến (0,5đ) -Xóa nợ và bãi bỏ nhiều thứ thuế cho dân. (0,5đ) c. Là một học sinh, để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước em thấy mình cần: - Chăm ngoan, học giỏi để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (0,5đ) - Không ngừng học tập tăng vốn hiểu biết cho bản thân, rèn luyện tu dưỡng đạo đức.Tăng cường tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường và nơi mình đang ở. (0,5đ) Câu 2. (3điểm) Những nét cơ bản về kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn: a. Nông nghiệp - Đẩy mạnh khai hoang thi hành các biện pháp di dân lập ấp, lập đồn điền. Một số huyện mới được thành lập. ( 0,25đ) - Đặt lại chế độ quân điền nhưng không có hiệu lực. ( 0,25đ) - Công tác đắp đê làm thủ lợi không được chú trọng. ( 0,25đ)
  4. =>Nông nghiệp ngày càng sa sút không phát triển lên được( 0,25đ) b. Thủ công nghiệp - Lập nhiều xưởng đúc tiền, súng, đóng tàu. ( 0,25đ) - Thợ giỏi tập trung trong các xưởng nhà nước. ( 0,25đ) - Ngành khai thác mỏ mở rộng( vàng, than, đồng.) ( 0,25đ) - Thủ công ở nông thôn và thành thị không ngừng phát triển. ( 0,25đ) c. Thương nghiệp - Nội thương: Buôn bán thuận tiện, xuất hiện nhiều thị tứ mới ( 0,5đ) - Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với các nước phương Tây. Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực và Trung Quốc. ( 0,5đ) BGH duyệt đề Tổ/Nhóm trưởng CM Người ra đề Vũ Thị Hồng Nhung Hoàng Thị Tuyết
  5. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI MÔN : LỊCH SỬ 7- TIẾT 70 NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 45 phút. Ngày kiểm tra: I. TRẮC NGHIỆM: 2 điểm Đọc kĩ rồi ghi lại ra giấy kiểm tra, ghép mốc thời gian ở cột A sao cho đúng với sự kiện ở cột B A B ( Thời gian) ( Sự kiện) 1. 1771 a. Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh. b. Nguyễn Huệ tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm –Xoài 2. 1777 Mút. 3.1785 c. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. 4.1789 d. Quân Tây Sơn giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. e. Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. II. TỰ LUẬN: 8 điểm Câu 1.( 5 điểm) a. Hãy nêu những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789? b. Tại sao nhân dân lại hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu? c. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước? Câu 2. (3 điểm) Em hãy nêu những thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX?
  6. ĐỀ 2 Đáp án- biểu điểm I. TRẮC NGHIỆM: 2 điểm Mỗi ý đúng 0,5 điểm. 1 - c, 2 - e, 3 - b, 4 -a. II. TỰ LUẬN: 8 điểm Câu 1. (5 điểm) a.Những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn đối với dân tộc giai đoạn 1771 đến 1789 - Đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước: + Năm 1777: lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. ( 1 đ) + Năm 1786- 1788: lật đổ các tập đoàn phong kiến vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. ( 1 đ) - Bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc: đánh đuổi quân xâm lược Xiêm( 1785) , Thanh( 1789). ( 1 đ) b.Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì: - Đường lối, chủ trương rõ ràng với khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”. Đáp ứng được mong muốn của các tầng lớp nhân dân là lật đổ ách thống trị phong kiến (0,5đ) -Xóa nợ và bãi bỏ nhiều thứ thuế cho dân. (0,5đ) c. Là một học sinh, để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước em thấy mình cần: - Chăm ngoan, học giỏi để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (0,5đ) - Không ngừng học tập tăng vốn hiểu biết cho bản thân, rèn luyện tu dưỡng đạo đức.Tăng cường tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường và nơi mình đang ở. (0,5đ) Câu 2 ( 3 điểm) Em hãy nêu những thành tựu trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX? - Văn học: + Văn học dân gian: Tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. ( 0,75đ) + Văn học chữ Nôm: Các tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng như Truyện Kiều ( Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc( Hồ Xuân Hương); các truyện Nôm khuyết danh ( 0,75đ) - Nghệ thuật: + Nghệ thuật sân khấu: Hát quan họ, hát dặm, hát xoan, ca trù, trống quân đặc biệt là chèo, tuồng, cải lương. ( 0,5đ) + Tranh dân gian: Tranh Đông Hồ, tranh “ Đánh vật”, “ chăn trâu thổi sáo”, “ Bà Triệu” ( 0,5đ) + Công trình kiến trúc: Chùa Tây Phương ( Hà Tây), Đình làng, Đình Bảng ( Bắc Ninh); các cung điện, lăng tẩm triều Nguyễn ( Huế), Khuê Văn Các ở Văn Miếu ( Hà Nội); nghệ thuật tạc tượng (chùa Tây Phương, cung điện Huế). ( 0,5đ) BGH duyệt đề Tổ/Nhóm trưởng CM Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Vũ Thị Hồng Nhung