Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 6, 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

doc 6 trang thuongdo99 6320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 6, 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_6_7_nam_hoc_2017_2018_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 6, 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017- 2018 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 2/ 5/ 2018 I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra bài làm những chữ cái đầu đáp án đúng. 1. Trong các văn bản sau, văn bản nào thuộc thể loại thơ? A. Đêm nay Bác không ngủ C. Cây tre Việt Nam B. Cô Tô D. Lượm 2. Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” em thấy nhân vật Dế Mèn có nét tính cách nào? A. Tự tin, dũng cảm C. Hung hăng, xốc nổi B. Tự phụ, kiêu căng D. Khệnh khạng, xem thường mọi người. 3. Nếu viết: “Cứ mỗi lần nhìn xuống sân trường.” thì câu văn mắc lỗi gì? A. Thiếu Chủ ngữ - Vị ngữ C. Thiếu Chủ ngữ B. Thiếu Vị ngữ D. Sai về ngữ nghĩa giữa các thành phần câu 4. Trong các câu văn sau, câu nào thuộc kiểu câu trần thuật đơn? A. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. B. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. C. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. D. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) a) Chép tiếp câu thơ sau 3 câu thơ nữa để hoàn thiện khổ thơ trong bài “Lượm” của Tố Hữu: Cháu nằm trên lúa b) Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Lượm qua đoạn thơ vừa chép. Câu 2: (1 điểm) Em hãy đặt một câu trần thuật đơn có từ là và một câu trần thuật đơn không có từ là với mục đích thông báo về sự xuất hiện, tồn tại của sự vật. Câu 3: (5 điểm) Buổi sáng đẹp trời, em đến trường sớm để làm trực nhật, em hãy tả lại trường em vào khoảng thời gian đó. Chúc các con làm bài tốt
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án A, D B, C, D A B, C (Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm; với câu có hai đáp án trở lên trả lời đúng, đủ mới cho điểm) II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) a) HS chép đúng đủ 3 câu thơ tiếp theo câu thơ đã cho 0.5điểm b) HS nêu cảm nhận về đoạn thơ vừa chép đảm bảo các ý: - Đây là đoạn thơ xúc động nhất trong bài thơ Lượm. (0,25 điểm) - Đoạn thơ tái hiện hình ảnh Lượm hi sinh như một thiên thần. Giữa cánh đồng lúa quê hương thơm mùi sữa mới. Lượm nằm đó, tay nắm chặt bông, bình yên trong giấc ngủ ngàn thu. Quê hương đang dang rộng vòng tay ôm em vào lòng, hương lúa thơm như ru em vào giấc ngủ. Và linh hồn em hóa thân vào quê hương, đất nước. (1 điểm) - Khổ thơ thể hiện tấm lòng yêu mến thiết tha mà tác giả dành cho Lượm. Và trong những vần thơ tưởng như nhẹ nhàng đó vẫn rưng rưng một niềm nuối tiếc, xót xa trước sự hi sinh của Lượm. (0,25 điểm) Câu 2: (1 điểm) Học sinh đặt câu có ý nghĩa, đúng cấu tạo ngữ pháp của câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là – câu tồn tại. (0,5 điểm / câu) Câu 3: (5 điểm) a. Mở bài (0,5 điểm): - Giới thiệu trường em; lí do em đến trường lúc sáng sớm. - Ấn tượng chung của em về ngôi trường trong một buổi sáng đẹp trời. b. Thân bài (4 điểm) : Tả theo trình tự quan sát, nhưng cần đảm bảo: * Tả bao quát : - Quang cảnh sân trường lúc sáng sớm. - Khí trời, cảnh vật. * Tả chi tiết: - Trên sân trường: + Lá cờ đỏ sao vàng + Công trình măng non + Hàng cây phượng + Sự xuất hiện của một số học sinh đến sớm làm trực nhật - Trong lớp học: + Bàn ghế, bảng + Ảnh Bác Hồ c. Kết bài (0,5 điểm) : Cảm nghĩ của em về ngôi trường và lời hứa học tập tốt.
  3. 3. Biểu điểm: - Điểm 5: đạt đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức. Cảnh vật hiện lên sinh động. - Điểm 4: đạt các yêu cầu nêu ở trên ở mức độ khá, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả, đối tượng miêu tả chưa thật sinh động, rõ nét. - Điểm 3: cơ bản đảm bảo yêu cầu; nội dung miêu tả còn ít, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 2: miêu tả đúng đối tượng yêu cầu nhưng cơ bản liệt kê, chưa sinh động, còn lỗi diễn đạt, dùng từ - Điểm 1: viết đúng đối tượng nhưng diễn đạt còn lủng củng, lan man, thậm chí sa vào kể. - Điểm 0 : Lạc đề hoặc không làm bài. * Căn cứ bài làm cụ thể của học sinh, GV cho điểm phù hợp điểm lẻ đến 0.25 BGH duyệt TT, NTCM duyệt Người ra đề
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II -NĂM HỌC 2017- 2018 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 02 tháng 5 năm 2018 I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra bài làm những chữ cái đầu đáp án đúng. Câu 1: Trong các văn bản sau, văn bản nào thuộc kiểu văn bản nghị luận? A. Đức tính giản dị của Bác Hồ C. Sống chết mặc bay B. Ý nghĩa văn chương D. Ca Huế trên sông Hương Câu 2: Trong các câu sau, câu nào dùng phép liệt kê? A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. B. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi.Quang Trung C. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Câu 3: Phép liệt kê trong câu văn: “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn thảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán ” thuộc kiểu liệt kê nào xét về mặt cấu tạo? A. Liệt kê theo cặp C. Liệt kê tăng tiến B. Liệt kê không theo cặp D. Liệt kê không tăng tiến Câu 4: Trong câu: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” có mấy cụm chủ - vị mở rộng? A. Một C. Ba B. Hai D. Bốn II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn? Câu 2: (2 điểm) a. Chuyển các câu dưới đây thành câu chủ động hoặc bị động tương ứng. 1. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, Phạm Văn Đồng đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên rất nhiều phương diện. 2. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2003. b. Đặt một câu có cụm chủ - vị mở rộng thành phần chủ ngữ; một câu có cụm chủ - vị mở rộng phụ ngữ cho động từ. Câu 3: (5 điểm) Giải thích câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” === Hết ===
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, câu có hai đáp án trở lên chọn đúng, đủ mới cho điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A và B B và C A B II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Giải thích đúng ý nghĩa nhan đề “Sống chết mặc bay” - Nhan đề bắt nguồn từ câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. (0,25điểm) - Nhan đề thể hiện rõ chủ đề, giá trị tư tưởng của văn bản “Sống chết mặc bay”: (0,75 điểm) + Phản ánh thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, tàn nhẫn của tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú” trước tình cảnh thảm sầu của nhân dân. + Thể hiện sự bất bình, căm ghét của tác giả đối với tên quan phụ mẫu và bọn quan lại đương thời. Câu 2: (2 điểm) a. Chuyển đổi đúng câu chủ động sang câu bị động và ngược lại: (1 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) 1. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, đức tính giản dị của Bác được Phạm Văn Đồng chứng minh trên rất nhiều phương diện. 2. UNESCO đã công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2003. b. Đặt đúng 2 câu dùng cụm chủ - vị mở rộng thành phần theo yêu cầu: (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Câu 3: (5 điểm) 1. Yêu cầu chung: Bài làm của học sinh cần đạt được các yêu cầu sau: - Đúng thể loại: Nghị luận giải thích. - Đúng vấn đề nghị luận: Tương thân tương ái - Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi thông thường. 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: a. Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tương thân tương ái. - Trích dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” b.Thân bài: (4.0 điểm) Giải thích cần đảm bảo những ý cơ bản sau: * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao: (1,5 điểm) - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Lý do phải sống đoàn kết, thương yêu nhau: (1 điểm)
  6. - Để cùng chống giặc ngoại xâm - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư * Liên hệ: (1,5 điểm) - Với những câu ca dao khác có cùng ý nghĩa. - Với mọi người: + Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm + Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện - Với bản thân học sinh: Yêu thương, đoàn kết bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp c. Kết bài: (0.5 điểm) - Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. - Điểm 5: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, có thể có đôi chỗ diễn đạt còn vụng hoặc sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội dung. - Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là nội dung; có thể có một vài sai sót nhỏ nhưng không đáng kể; diễn đạt lưu loát, rõ ràng hoặc đạt 2/3 yêu cầu về nội dung nhưng văn viết có cảm xúc, sai ít lỗi chính tả hoặc dùng từ. - Điểm 3: Bài đạt ½ yêu cầu trên, về nội dung có thể sơ sài nhưng phải đủ các ý chính, diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường. - Điểm 1: Bài văn cơ bản đạt yêu cầu; nội dung quá sơ sài; diễn đạt quá kém, không thể hiện được nội dung hoặc chỉ thực hiện được 1/3 số ý; mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ và đặt câu. - Điểm 0: Để giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề. Ban giám hiệu TT/ NTCM Người ra đề