Đề kiểm tra Tiết 9 môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)

doc 6 trang Thu Nguyệt 27/07/2023 2120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiết 9 môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tiet_9_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2019_2020_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Tiết 9 môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( TIẾT 9) Môn: Vật lí - Lớp 6 Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian làm bài: 45 phút) Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (thấp) Vận dụng kiến thức (cao) Tổng Điểm (%) TN TL TN TL TN TL TN TL Câu 1,,6, 1. Đo độ dài; đo Câu 2, Câu 12 Câu 3 thể tích; khối 11, 3,5 (0,5) (0,5) (1) lượng (1,5) Câu 3,4,7 Câu 5,9, Câu1 Câu 2a, Câu 2b 2. Lực, trọng lực 6,5 ,8,10 (1,0) (1) (1) (1) (2,5) 10,0 Tổng điểm(%) 3,0 2,5 1,0 0,5 2,0 1,0 (100%) UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT ( TIẾT 9) TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA
  2. Môn :Vật lí - Lớp 6 Họ và tên: Lớp 6A Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian làm bài: 45 phút) Điểm Lời phê của giáo viên Đề 1 I- Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (6 điểm) Câu1 : Giới hạn đo của một thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. độ dài tuỳ ta chọn. Câu 2: Trên một hộp sữa có ghi 500g. Số đó chỉ A. sức nặng của hộp sữa. B. thể tích của hộp sữa. C. khối lượng sữa chứa trong hộp. D. sức nặng và khối lượng của hộp sữa. Câu 3 : Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình nước, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3 . Thể tích hòn đá là bao nhiêu ? A. 141cm3. B. 86cm3. C. 55cm3. D. 31cm3. Câu 4: Lực nào sau đây không thể là trọng lực ? A. Lực tác dụng lên một vật nặng đang rơi. B. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn. C. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần. D. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo. Câu 5: Quả bóng cao su đang bay đập vào tường, lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng gây ra kết quả gì? A. Bóng bật lại B. Bóng bị méo C. A,B sai D. Cả A, B cùng xảy ra Câu 6: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l: A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 1ml. C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml. D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml. Câu 7: Đổi 50g sang kg ta được: A. 50 kg B. 0,05 kg C. 5 kg D. 0,5kg. Câu 8: Đơn vị lực là: A. Kilôgam B. Mét khối C. Mét. D. Niutơn Câu 9: Một lực sĩ nâng quả tạ lên, lực sĩ đã tác dụng lên quả tạ lực A . Lực nâng B. Lực hút C . Lực nén D . Lực ép Câu 10: Qủa cân 100g thì có trọng lượng là : A. 100 N B. 10 N C. 1 N D. 1000N Câu11 : Hai lực cân bằng là hai lực: A. Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. B. Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ. C. Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. D. Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ. Câu 12: Đổi 100 cm3 sang m3 ta được : A. 0,00001 m3 B. 0,01 m3 C. 0,0001 m3 D. 100 m3.
  3. II- Tự luận Câu 1 (1 điểm): Nêu một ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó, và một ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm cho vật bị biến dạng ? Câu 2:(2 điểm) Một quyển sách có khối lượng 200g đặt nằm yên trên mặt bàn. a. Có những lực nào tác dụng lên quyển sách? Tại sao quyển sách đứng yên? b. Chỉ ra phương, chiều và độ lớn của các lực tác dụng lên quyển sách. Câu 3:(1 điểm) Cho bình chia độ (hình bên). Xác định GHĐ, ĐCNN của bình và thể tích nước chứa trong bình. Bài làm
  4. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT ( TIẾT 9) TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA Môn :Vật lí - Lớp 6 Năm học: 2019 – 2020 Họ và tên: Lớp 6A (Thời gian làm bài: 45 phút) Điểm Lời phê của giáo viên Đề 2 I- Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (6 điểm) Câu 1: Quả bóng cao su đang bay đập vào tường, lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng gây ra kết quả gì? A. Bóng bật lại B. Bóng bị méo C. Cả A, B cùng xảy ra D. A,B sai Câu 2: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l: A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 1ml. C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml. D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml. Câu 3: Đổi 500g sang kg ta được: A. 50 kg B. 0,05 kg C. 5 kg D. 0,5kg. Câu 4: Đơn vị lực là: A. Kilôgam B. Mét khối C. Mét. D. Niutơn Câu 5: Một lực sĩ nâng quả tạ lên, lực sĩ đã tác dụng lên quả tạ lực A . Lực ép B. Lực hút C . Lực nén D . Lực nâng Câu 6: Qủa cân 1kg thì có trọng lượng là : A. 100 N B. 10 N C. 1 N D. 1000N Câu7 : Hai lực cân bằng là hai lực: A. Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. B. Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ. C. Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. D. Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ. Câu 8: Đổi 10 cm3 sang m3 ta được : A. 0,00001 m3 B. 0,01 m3 C. 0,0001 m3 D. 100 m3. Câu 9 : Giới hạn đo của một thước là B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. độ dài tuỳ ta chọn. Câu 10: Trên một hộp sữa có ghi 800g. Số đó chỉ A. sức nặng của hộp sữa. B. thể tích của hộp sữa. C. khối lượng sữa chứa trong hộp. D. sức nặng và khối lượng của hộp sữa. Câu 11 : Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình nước, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3 . Thể tích hòn đá là bao nhiêu ? A. 141cm3. B. 31cm3. C. 55cm3. D. 86cm3 Câu 12: Lực nào sau đây không thể là trọng lực ? A. Lực tác dụng lên một vật nặng đang rơi. B. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn. C. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần. D. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
  5. II- Tự luận Câu 1 (1 điểm): Nêu một ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó, và một ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm cho vật bị biến dạng ? Câu 2:(2 điểm) Một quyển sách có khối lượng 300g đặt nằm yên trên mặt bàn. a. Có những lực nào tác dụng lên quyển sách? Tại sao quyển sách đứng yên? b. Chỉ ra phương, chiều và độ lớn của các lực tác dụng lên quyển sách. Câu 3:(1 điểm) Cho bình chia độ (hình bên). Xác định GHĐ, ĐCNN của bình và thể tích nước chứa trong bình. Bài làm
  6. PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT ( TIẾT 9) Môn: Vật lí - Lớp 6 Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian làm bài: 45 phút) I - Trắc nghiệm. Mỗi câu 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đề 1 C C D B D B B D A C D C Đề 2 C B D D D B D A C C B B II - Tự luận. Câu 1.( 1 điểm) Mỗi ví dụ đúng được 0,5 điểm Câu 2.( 2 điểm) a)-Có hai lực tác dụng lên quyển sách là lực hút của Trái Đất ( Trọng lực) và lực nâng của mặt bàn. (0,5đ) - Quyển sách đứng yên vì hai lực tác dụng lên quyển sách là hai lực cân bằng.(0,5đ) b) - Chỉ đúng phương,chiều và độ lớn của các lực tác dụng lên vật.(1đ) Câu 3.( 1điểm) Bình chia độ có GHĐ là 50cm3, ĐCNN là 2cm3. Thể tích nước trong bình là 34cm3.