Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 2

docx 5 trang Đăng Bình 06/12/2023 470
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_2.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 2

  1. ĐỀ SỐ 2 Câu 1. Một mẫu chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion: Zn 2+, Cu2+,Fe3+,Pb2+,Hg2+. Hóa chất nào sau đây dùng để xử lý sơ bộ mẫu chất thải trên ? A. Nướcvôitrong. B. Axitnitric. C. Giấmăn. D. Ancoletylic. Câu 2. Tơ nilon-6,6 có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa A. axit terephatlic và etylen glicol. B. axit α-aminocaproic và axit ađipic. C. hexametylenđiamin và axit ađipic. D. axit α-aminoenantoic và etylen glycol. Câu 3. Mệnh đề nào trong các mệnh đề sau khôngđúng ? A. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là C nH2nO2(n ≥ 2). B. Thông thường các este ở thể lỏng, nhẹ hơn nước và rất ít tan trong nước. C. Thủy phân este trong môi trường axit luôn thu được axit cacboxylic và ancol. D. Đốt cháy một este no, đơn chức, mạch hở thu được CO 2và H2O có tỉ lệ mol 1: 1. Câu 4. Sợi dây đồng được dùng để làm dây phơi quần áo, để ngoài không khí ẩm lâu ngày bị đứt. Để nối lại mối đứt đó, ta nên dùng kim loại nào để dây được bền nhất ? A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Mg. Câu 5. Kim loại kiềm nào dưới đây được sử dụng làm tế bào quang điện A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. Câu 6. Chất được sử dụng để bó bột trong y học và đúc tượng là A. Thạch cao nung. B. Thạch cao sống. C. Thạch cao khan. D. Đá vôi. Câu 7. Hematit đỏ là loại quặng sắt có trong tự nhiên với thành phần chính là A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeS2. Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Đồng sunfat khan được sử dụng để phát hiện dấu vết của nước có trong chất lỏng. B. P, C, S tự bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. C. Trong vỏ trái đất, sắt chiếm hàng lượng cao nhất trong số các kim loại. D. Cho bột CrO3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa màu vàng. Câu 9. Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại ? A. Tính cứng. B. Tính dẫn điện. C. Ánh kim. D. Tính dẻo. Câu 10. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit ? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 11. Axit nào sau đây là axit béo A. Axit glutamic. B. Axit stearic. C. Axit axetic. D. Axit ađipic. Câu 12. Cho luồng khí H 2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe 2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm A. Cu, Fe, Al, Mg. B. Cu, FeO, Al2O3, MgO. C. Cu, Fe, Al2O3, MgO. D. Cu, Fe, Al, MgO. Câu 13. Để lâu anilin trong không khí, nó dần dần ngả sang màu nâu đen, do anilin A. tác dụng với oxi không khí. B. tác dụng với khí cacbonic. C. tác dụng với nitơ không khí và hơi nước. D. tác dụng với H2S trong không khí, sinh ra muối sunfua có màu đen. Câu 14. Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Ykhông thể là A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C3H5COOH. D. HCOOH. Câu 15. Để điều chế kim loại kiềm người ta dùng phương pháp A. thuỷ luyện. B. nhiệt luyện. C. điện phân dung dịch. D. điện phân nóng chảy. Trang 1/5 - Mã đề 295
  2. Câu 16. Cho các phát biểu sau: (1) Độ tan trong nước của các ankylamin giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. (2) Dùng dung dịch phenolphtalein để nhận biết hai dung dịch metylamin và đimetylamin. (3) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ. (4) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm azo. Các phát biểu đúng là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 17. Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính) ? A. Lysin. B. Alanin. C. Axit glutamic. D. Axit amino axetic. Câu 18. Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính ? A. Cr2O3. B. CrO. C. Fe2O3. D. MgO. Câu 19. Trong các hiện tượng thực hành dưới đây, hiện tượng nào miêu tả không chính xác ? A. Cho mẩu Na vào dung dịch đựng FeCl3 thấy có khí thoát ra đồng thời có kết tủa màu nâu đỏ. B. Thêm dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thấy có kết tủa, sục khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa kết tủa trên thấy kết tủa tan. C. Nhúng lá sắt đã đánh sạch gỉ vào dung dịch CuSO4, lá sắt chuyển sang màu đỏ. D. Thả mẩu kẽm vào hai ống nghiệm đều chứa dung dịch H 2SO4. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất vài giọt CuSO4 thấy khí thoát ra ở ống nghiệm này nhanh hơn. 2+ 2+ - 2- Câu 20. Một loại nước cứng có chứa các ion: Ca , Mg , Cl và SO4 . Hóa chất nào trong số các chất sau đây có thểm làm mềm loại nước cứng trên ? A. K2CO3. B. NaOH. C. NaCl. D. KNO3. Câu 21. Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch ? A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4. C. HCl. D. MgCl2. Câu 22. Chất nào sau đây trùng hợp tạo poli(metyl metacrylat) ? A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CHCOOCH3. C. CH3COOCH=CH2. D. CH2=C(CH3)COOC2H5. Câu 23. Cho sơ đồ phản ứng sau: 0 0 t dung dÞch HCl,t Cl2 + dung dÞch KOH d­ + dung dÞch H2SO4 lo·ng (NH4)2Cr2O7  X  Y  Z  T Trong đó X, Y, Z và T đều là các hợp chất khác nhau của crom. Chất T là A. K2Cr2O7. B. K2CrO4. C. Cr2(SO4)3. D. CrSO4. Câu 24. Trong phòng thí nghiệm, chất rắn tinh khiết nào sau đây không có tác dụng hút ẩm ? A. NaCl. B. NaOH. C. CaO. D. CaCl2. Câu 25. X, Y, Z là ba dung dịch không màu, thực hiện các thí nghiệm và có kết quả theo bảng sau: Chất X Y Z Ghi chú X (-)   và  : khí thoát ra; Y  (-)  : kết tủa; Z  và   (-) (-): không phản ứng; Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là A. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. B. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2CO3. C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. D. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3. Câu 26. Phản ứng hóa học nào sau đây là sai t0 A. Ba(HCO3)2  BaO + 2CO2 + H2O. B. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3. C. Cr + NaOH + H2O → NaCrO2 + H2. D. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O. Câu 27. Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, thu được một đơn chất X ở catot. Điều khẳng định nào sau đây là đúng ? A. X là khí oxi. B. X là khí clo. C. X là khí hiđro. D. X là Na kim loại. Trang 2/5 - Mã đề 295
  3. Câu 28. Ở ruột non của cơ thể người nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành A. axit béo và glixerol. B. axit cacboxylic và glixerol. C. CO2 và H2O. D. NH3, CO2 và H2O. Câu 29. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) ? A. Đốt cháy bột sắt trong khí clo. B. Cho bột sắt vào lượng dư dung dịch bạc nitrat. C. Cho natri kim loại vào lượng dư dung dịch Fe (III) clorua. D. Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Câu 30. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit được gọi là polipeptit. B. Protein hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo. C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-aminoaxit được gọi là đipeptit. D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH được gọi là đipeptit. Câu 31. Thạch cao nung có thể kết hợp với nước tạo thành thạch cao sống. Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng. Công thức thạch cao sống là A. CaSO4.H2O. B. Ca(OH)2. C. CaO. D. CaSO4.2H2O. Câu 32. Vật liệu polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ ? A. Nhựa poli(vinyl clorua). B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6,6. D. Cao su buna. Câu 33. Kim loại Cu không tan trong dung dịch A. H2SO4 đặc nóng. B. HNO3 đặc nóng. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng. Câu 34. Kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ là A. sắt. B. sắt tây. C. bạc. D. đồng. Câu 35. Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu đen, khí thải đó có chứa A. NO2. B. H2S. C. CO2. D. SO2. Câu 36. Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol AgNO 3. Để dung dịch sau phản ứng tồn tại các ion Fe3+, Fe2+ thì giá trị của a = y: x là A. 3 < a < 3,5. B. 1 < a < 2. C. 0,5 < a < 1. D. 2 < a < 3. Câu 37. Cho các este sau thủy phân trong môi trường kiềm : C6H5COOCH3,HCOOCH=CH-CH3, CH3COOCH=CH2, C6H5OOCCH=CH2, HCOOCH=CH2,C6H5OOCCH3,HCOOC2H5, C2H5OOCCH3. Có bao nhiêu este khi thủy phân thu được ancol A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 38. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. (c) Cho dung dịch KHSO4vào dung dịch Ba(HCO3)2. (d) Cho Kdưvào dung dịch Ca(H2PO4)2. (e) Cho dung dịch (NH4)2CO3 vào dung dịch Ba(OH)2. Số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 39. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH) 2lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO 3, AlCl3, NaHSO4, (NH4)2CO3, FeCl3, Na2SO4 và KNO3. Số trường hợp thu được kết tủa là: A. 4. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 40. Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ,fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br 2là A. 5. B. 7. C. 6 D. 4. Trang 3/5 - Mã đề 295
  4. Câu 41. Cho dãy các chất: Al 2O3, Zn(OH)2, Na2O, CrO3, BaSO4, Cr(NO3)3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 42. Cho các phát biểu sau: (a) Thuỷ phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol. (b) Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam. (c) Tinh bột và xenlulozơ thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ. (d) Để phân biệt anilin và etyl axetat ta có thể dùng dung dịch brom. (e) Các peptit đều dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 43. Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. (b) Phân tử khối của một amino axit (1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH) luôn luôn là một số lẻ. (c) Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4dư thu được kim loại sau phản ứng. (e) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. Số phátbiểuđúnglà A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 44. Cho các nhận định sau: (a) Glucozơ và fructozơ là cacbohiđrat đơn giản nhất không bị thủy phân. 0 (b) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t ). (c) Dùng dung dịch Br2 để nhận biết glucozơ và frutozơ. (d) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3, đun nóng tạo kết tủa bạc trắng. (e) Glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu xanh lam. (g) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. Số nhận định đúng là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 45. Cho các nhận định sau: (a) Glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trong trong nước và có vị ngọt. (b) Độ ngọt của glucozơ ngọt hơn saccarozơ. (c) Glucozơ còn được gọi là đường nho. (d) Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dung dịch Br2. (e) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu dạng vòng 6 cạnh ( và ). (g) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích, tráng gương. Số nhận định đúng là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 46. Cho các nhận định sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo. (b) Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan tốt trong benzen. (c) Xà phòng là muối natri hay kali của các axit béo. (d) Thủy phân chất béo trong môi trường axit hay kiềm đều thu được glyxerol. (e) Chất béo lỏng thành phần chủ yếu chứa các gốc axit béo không no. (g) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. Số nhận định đúng là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 47. Cho các đặc tính sau: Trang 4/5 - Mã đề 295
  5. (a) Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có độ ngọt hơn đường nho. (b) Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức màu xanh lam. 0 (c) Tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t ) thu được sobitol. (d) Cho được phản ứng tráng gương. (e) Chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng. (g) Tác dụng được với dung dịch Br2. Số đặc tính đúng của saccarozơ là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 48. Cho các nhận định sau: (a) Tất cả các ion kim loại chỉ bị khử. (b) Hợp chất cacbohiđrat và hợp chất amino axit đều chứa thành phần nguyên tố giống nhau. (c) Cho kim loại Ag vào dung dịch FeCl2 thì thu được kết tủa AgCl. (d) Tính chất vật lí chung của kim loại do các electron tự do gây ra. (e) Phản ứng thủy phân este và protein trong môi trường kiềm đều là phản ứng một chiều. Số nhận định đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 49. Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2 và dung dịch chứa (KNO3; H2SO4 loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 50. Cho các phát biểu sau: (a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại. (b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. (d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. HẾT Trang 5/5 - Mã đề 295