Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 1

docx 5 trang Đăng Bình 06/12/2023 550
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_1.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 1

  1. ĐỀ SỐ 1 Câu 1. Polime của loại vật liệu nao sau đây có chứa nguyên tố nitơ A. Cao su buna. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ visco. D. Nhưa poli (vinyl clorua). Câu 2. Cho chuỗi phản ứng sau: X  HCl Y  NaOH X . Chất nào sau đây phù hợp với X ? A. H2N-CH2-COOH. B. C6H5NH2. C. Ala-Gly. D. HCOONH4. Câu 3. Số đồng phân este mạch hở ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 4. Chất có phản ứng với dung dịch Br2 là A. Phenyl clorua. B. Alanin. C. Metyl amin. D. Triolein. Câu 5. Trường hợp nào sau đây tạo hợp chất Fe(II) ? A. Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Đốt dây sắt trong bình đựng khı́ Cl2. C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch AgNO3 dư. D. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 dư. Câu 6. Dãy kim loại tan hoàn toàn trong H2O ở điều kiện thường là A. Fe, Na, K. B. Ca, Ba, K. C. Ca, Mg, Na. D. Al, Ba, K. Câu 7. Glyxin là tên gọi của chất nào sau đây ? A. C6H5NH2. B. CH3NH2. C. H2N-CH2-COOH. D. CH3-CH(NH2)-COOH. Câu 8. Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm to A. 3Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + 3Cu. B. Al + 3Fe3O4  4Al2O3 + 9Fe. đpnc C. 2Al2O3  4Al + 3O2. D. Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2. Câu 9. Gluxitnàosauđâyđươcgoịlàđường mía ? A. Saccarozơ. B. Tinhbôṭ. C. Glucozơ. D. Fructozơ. Câu 10. Các kim loaị Fe, Cr, Cu cùng tan trong dung dịch nào sau đây ? A. DungdichHCl. B. Dung dich HNO3đăc, nguôị. C. Dung dichHNO3loãng. D. Dung dịch H2SO4đăc, nguội. Câu 11. Kimloaị X tácdụng với H2SO4 loãng cho khı́ H2. Mặt khác oxit của X bi ̣khí H 2khử thành kim loaị ở nhiêṭ độcao. X là kim loaị nào sau đây ? A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Cu. Câu 12. Chọn cặp chất không xảy ra phản ứng ? A. dung dịch AgNO3và dung dịchFe(NO3)2. B. dung dịch Fe(NO3)2và dung dịchKHSO4. C. dung dịch H2NCH2COONa và dung dịch KOH. D. dung dịch C6H5NH3Cl và dung dịch NaOH. Câu 13. Dãy các polime khi đốt cháy hoàn toàn đều thu được khí N2 ? A. Tơ olon, tơ tằm, tơ capron, cao su buna-N. B. Tơ lapsan, tơ enang, tơ nilon-6, xenlulozơ. C. Protein, nilon-6,6, poli(metyl metacrylat), PVC. D. Amilopectin, cao su buna-S, tơ olon, tơ visco. Câu 14. Phân biệt các chất CaCl2, HCl, Ca(OH)2 có thể dùng dung dịch A. NaOH. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NaNO3. Câu 15. Nhận xét nào dưới đây là đúng ? A. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 (phản ứng màu biure) tạo dung dịch xanh lam. B. Trong phân tử protein luôn có nguyên tử nitơ. C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. D. Este là những chất hữu cơ dễ tan trong nước. Câu 16. Trong 4 kim loại sau: Fe, Na, Al, Cr. Kim loại nổ khi tiếp xúc với axit và kim loại nhẹ, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng trong 4 kim loại theo thứ tự là A. Na và Fe. B. Cr và Al. C. Na và Al. D. Cr và Fe. Trường THPT Hòa Hội Trang 1/5 - Mã đề 173
  2. Câu 17. Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm A. 2 muối và 2 ancol. B. 2 muối và 1 ancol. C. 1 muối và 1 ancol. D.1 muối và 2 ancol. Câu 18. Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm thổ ? A. Natri. B. Bari. C. Nhôm. D. Kali. Câu 19. Nhận xét nào sau đây sai ? A. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em, người ốm. B. Gỗ được dùng để chế biến thành giấy. C. Xenlulozơ có phản ứng màu với iot. D. Tinh bột là một trong số nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Câu 20. Polime X dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên để dệt vải, may quần áo ấm, X là A. Poliacrilonitrin. B. Poli (vinylclorua). C. Polibutađien. D. Polietilen. Câu 21. Chất nào sau đây không dùng để làm mềm nước cứng tạm thời ? A. Na2CO3. B. Na3PO4. C. Ca(OH)2. D. HCl. Câu 22. Số amin bậc ba có công thức phân tử C5H13N là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 23. X là một là α-amino axit có công thức phân tử C 3H7O2N. Công thức cấu tạo của X là A. H2NCH(CH3)COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. H2NCH2COOCH3. D. CH2=CH–COONH4. Câu 24. Kim loại nào sau đây khôngtác dụng được với dung dịch FeCl 3 A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Ca. Câu 25. Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl 3, CuCl2,AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 26. Dãy kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là A. Na, Cu. B. Ca, Zn. C. Fe, Ag. D. K, Al. Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Phân tử protein có nguyên tố N. B. Cho glyxin là một aminoaxit. C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu. D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit. Câu 28. Dẫn khí etylamin vào dung dịch AlCl3, hiện tượng quan sát được chủ yếu là A. có kết tủa keo trắng xuất hiện. B. chất lỏng có sự phân lớp. C. xuất hiện ‘khói trắng’ của NH4Cl. D. xuất hiện kết tủa keo trắng rồi tan hoàn toàn. Câu 29. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái qua phải là A. C6H5NH2 (anilin), NH3, CH3NH2. B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin). C. NH3, CH3NH2, C6H5NH2 (anilin). D. CH3NH2, C6H5NH2 (anilin), NH3. Câu 30. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y gồm A. FeO, Cu, Mg. B.Fe, Cu, MgO. C. Fe, CuO, Mg. D.FeO, CuO, Mg. Câu 31. Cách nào sau đây không điều chế được NaOH ? A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ. B. Cho dung dịch Ca(OH)2tác dụng với dung dịch Na2CO3. C. Cho Na2O tác dụng với nước. D. Sục khí NH3vào dung dịch Na2CO3. Câu 32. Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây ? Trang 2/5 - Mã đề 173
  3. A. Mg. B. Na. C. Cu. D. Al. Câu 33. Hợp chất nào sau đây cho được phản ứng tráng gương ? A. CH3COOCH3. B. H2N-CH2-COOH. C. HCOOC2H5. D. CH3COONH4. Câu 34. Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): C7H18O2N2 (X) + NaOH  X1 + X2 + H2O X1 + 2HCl  X3 + NaCl X4 + HCl  X3 X4  tơ nilon-6 + H2O Phát biểu nào sau đây đúng ? A. X2 làm quỳ tím hóa hồng. B. Các chất X, X4 đều có tính lưỡng tính. C. Phân tử khối của X lớn hơn so với X3. D. Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4. Câu 35. X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozơ, anilin (C6H5NH2), fructozơ và phenol (C6H5OH). Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả như sau: Thuốc thử X T Z Y Nước Br2 Kết tủa Nhạt màu Kết tủa (-) (+): phản ứng o dd AgNO3/NH3, t (-) Kết tủa (-) Kết tủa (-): không phản ứng dd NaOH (-) (-) (+) (-) Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. glucozơ, anilin, phenol, fructozơ.B.anilin, fructozơ, phenol, glucozơ. C. phenol, fructozơ, anilin, glucozơ. D. fructozơ, phenol, glucozơ, anilin. Câu 36. Thí nghiệmnàosauđâythu đượcdungdịch chỉ chứamột muối sau khi kết thúc phản ứng ? A. Cho Fe3O4vào dungdịch HClloãngdư. B. Cho Cu vào dungdịchFe2(SO4)3dư. C. Sụcamol khí CO2vào dungdịchchứa amol Ca(OH)2. D. Cho amol Fe vào dungdịchchứa3amol AgNO3 Câu 37. Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl 3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, H2SO4 đăc, nóng. Sau phản ứng lấy lá sắt ra, có bao nhiêu trường hơp tạo muối sắt (II) ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 38. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H2S qua dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường axit, đun nóng. (2) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3. (3) Cho phèn chua vào dung dịch sôđa. (4) Cho vôi sống vào dung dịch Cu(NO3)2. (5) Cho AgNO3 dư vào dung dịch hỗn hợp Fe(NO3)3 và HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 39. Cho các nhận địnhsau: (1) Tất cả các ion kim loại chỉ bịkhử. (2) Hợp chất cacbohiđrat và hợp chất amino axit đều chứa thành phần nguyên tố giống nhau. (3) Dung dịch muối mononatri của axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. (4) Cho kim loại Ag vào dung dịch FeCl2thì thu được kết tủa AgCl. (5) Tính chất vật lí chung của kim loại do các electron tự do gây ra. (6) Phản ứng thủy phân este và protein trong môi trường kiềm đều là phản ứng một chiều. Số nhận định đúnglà A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 40. Có 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na 2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; KHSO4 và KHCO3; BaCl2 và CuSO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra các chất tan tốt trong nước là Trang 3/5 - Mã đề 173
  4. A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 41. Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3loãng, AgNO3, ZnCl2và dung dịch chứa (KNO3, H2SO4loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 42. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo tác dụng với dung dịch NaOH luôn theo tỉ lệ mol 1: 3. (b) Protein đều cho phản ứng màu biure. (c) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. (d) Hợp chất H2N-CH2-CH2-COOCH3 là este của alanin. (e) Độ ngọt của fructozơ lớn hơn độ ngọt của saccarozơ. (g) Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 43. Cho các thí nghiệm sau: (1) Điện phân dung dịch CuSO4. (2) Cho Al vào dung dịch H2SO4 loãng nguội. (3) Cho PbS vào dung dịch HCl. (4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3. (5) Nung nóng hỗn hợp gồm C và Fe3O4. Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 44. Cho các phát biểu sau: 1. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao. 2. Bột S bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. 3. Ở nhiệt độ cao, tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với nước. 4. Hợp kim đồng thau (Cu – Zn) để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa. 5. Hỗn hợp KNO3 và Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư. 6. Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 45. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Đốt cháy hỗn hợp sắt và lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí). (3) Cho sắt (II) oxit vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng. (4) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. (5) Cho đồng vào dung dịch sắt (III) clorua. (6) Cho oxit sắt từ tác dụng với dung dịch axit clohidric. Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 46. Cho các phát biểu sau: (1) Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. (2) CrO3 là oxit lưỡng tính. (3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh. (4) Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với dung dịch HCl và Cr tác dụng với Cl2 đều tạo thành CrCl2. (5) Cr(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt. Số phát biểu sai là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Trang 4/5 - Mã đề 173
  5. Câu 47. Cho các phát biểu sau (a) Peptit mạch hở phân tử chứa 2 liên kết peptit -CO-NH- được gọi là đipeptit. (b) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và dạng β). (c) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen. (d) Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, nhiệt độ) có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (e) Phenol là chất có công thức hóa học là C6H5NH2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 48. Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho Cu vào dung dịch FeCl3. (2) H2S vào dung dịch CuSO4. (3) HI vào dung dịch FeCl3. (4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2. (6) CuS vào dung dịch HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 49. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2. (3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. (5) Sục CO2 tới dư vào dung dịch chứa NaAlO2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa ? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 50. Cho các phát biểu sau: (1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2 và Ba(OH)2 thì thu được hai kết tủa. (2) Trong tự nhiên, kim loại kiềm chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất. (3) Trong dung dịch ion Ag+ khử được ion Fe2+. (4) Dùng phương pháp đun sôi để làm mềm nước cứng vĩnh cửu. (5) Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được kết tủa và khí. Số phát biểu đúng là A.2. B. 3. C. 1. D. 4. HẾT Trang 5/5 - Mã đề 173