Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 3

docx 8 trang Đăng Bình 06/12/2023 1330
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_3.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 3

  1. ĐỀ SỐ 3 Câu 1. Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH2=CHOH. C. CH3COONa và CH3CHO. D. C2H5COONa và CH3OH. Câu 2. Dung dịch muối không phản ứng với Fe là A. AgNO3. B. CuSO4. C. MgCl2. D. FeCl3. Câu 3. Amin X có công thức phân tử C5H13N. Số amin bậc III của X là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 4. Este CH2=C(CH3)-COO-CH2-CH3 có tên gọi là A. vinyl propionat. B. metyl acrylat. C. etyl fomat. D. etyl metacrylat. Câu 5. Chất nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ? A. CH2(NH2)COOH. B. CH3CH2OH. C. CH3CH2NH2. D. CH3COOCH3. Câu 6. Etyl axetat không tác dụng với A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. H2 (xúc tác Ni, nung nóng). 0 C. dung dịch Ba(OH)2 (đun nóng). D. O2, t . Câu 7. Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong môi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm A. FeO, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2, O2. C. Fe3O4, NO2, O2. D. Fe, NO2, O2. Câu 8. Sắt tây là hợp kim của sắt và kim loại M. M là A. Zn. B. Pb. C. Cr. D. Sn. Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Các kim loại nặng trong nước thải công nghiệp gây nên ô nhiễm nguồn nước. B. Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến làm giảm độ phì của đất. C. Phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật gây nên ô nhiễm môi trường đất. D. Việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường đất. Câu 10. Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna A. Penta-1,3-đien. B. Buta-1,3-đien. C. But-2-en. D. 2-metylbuta-1,3-đien. Câu 11. Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO 3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và 1 kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Mg. Câu 12. Cho các chất: HCOO-CH3, CH3-COOH, CH3-COOCH=CH2, CH3-CH2-CHO và (COOCH3)2. Số chất trong dãy thuộc loại este là A. 4 B. 2. C. 3. D. 1. Câu 13. Phát biểu không đúng là A. CO2 là nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu. Trang 1/8 - Mã đề 314
  2. B. CF2Cl2 là thủ phạm chính gây thủng tầng ozon. C. SO2 là thủ phạm chính của hiện tượng mưa axit. D. Nhiên liệu hóa thạch là nhiên liệu sạch. Câu 14. Cho các chuyển hóa sau: t0 ,xt X+ H2OY;Y +Br 2 + H2O Axit gluconic+HBr as,clorophin Axit gluconic + NaHCO3 Z + Natri gluconat + H2O;Z+ H2O X + E Các chất X và Y lần lượt là A. saccarozơ và glucozơ. B. tinh bột và glucozơ. C. xenlulozơ và glucozơ. D. tinh bột và fructozơ. Câu 15. Dung dịch nào sau đây làm quì tím hóa xanh ? A. anilin. B. alanin. C. metylamin. D. axit glutamic. Câu 16. Chất nào sau đây khôngtác dụng với dung dịch Br 2 A. alanin. B. triolein. C. anilin. D. glucozơ. Câu 17. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong điều kiện thích hợp, sản phẩm thu được là A. saccarozơ. B. amilozơ. C. glucozơ. D. fructozơ. Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Các hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn được dùng chế tạo tên lửa. B. Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy. C. Dung dịch natri cacbonat được dùng để làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời. D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng đơn chất. Câu 19. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ? A. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2-NH-CH2COOH. C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH. Câu 20. Cho a mol Ba vào dung dịch chứa 2a mol Na 2CO3, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa Y, lấy khí sinh ra sục vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Chất tan có trong Z là A. Ba(HCO3)2 và NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaHCO3 và Na2CO3. Câu 21. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit là amilozơ và amilopectin. B. Khi đun nóng tinh bột với dung dịch H2SO4 loãng thu được nhiều phân tử glucozơ. C. Nhỏ dung dịch Iốt vào dung dịch hồ tinh bột, xuất hiện màu xanh tím. D. Dung dịch tinh bột hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh. Câu 22. Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất khí ? A. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4. B. Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4. C. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4. D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4. Trang 2/8 - Mã đề 314
  3. Câu 23. Cho dãy các chất: tristearin, phenylamoni clorua, đimetylamin, metyl axetat, alanin, metylamoniclorua. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 24. Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO 3, (2) FeCl2, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO 3 và HCl. Số dung dịch hòa tan được kim loại Cu là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 25. Cho các phát biểu sau: (a) Trong phân tử amilopectin các mắc xích α–glucôzơ chỉ được nối với nhau bởi liên kết α –1,6– glicôzit. (b)Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic. (c) Các este đều có thể điều chế từ axit cacboxylic và ancol. (d) Các peptit kém bền trong môi trường kiềm nhưng bền trong môi trường axit. (e)Anilin phản ứng với axit HCl tạo ra muối phenylamoni clorua. Số nhận định sai là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 26. Cho các nhận định sau: (a) Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng. (b) Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch brom. (c) Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường. (d) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron. (e) Cao su lưu hoá, amilopectin của tinh bột là những polime có cấu trúc mạng không gian. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 27. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Ag vào HNO3 loãng; (b) Cr vào HCl loãng, nóng; (c) Fe vào H2SO4 loãng nguội; (d) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2; (e) Cho Na2O vào dung dịch K2SO4; (g) Cho Al2O3 vào dung dịch KHSO4. Trong các thí nghiệm trên, số trường hợp xảy ra phản ứng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 28. Cho các phát biểu sau: (a) Khi đun nóng NH2-CH2-CH2-COOH có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp các peptit. (b) Metylamin, amoniac và anilin đều đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh. (c) Sobitol là hợp chất hữu cơ tạp chức. (d) Tơ hóa học gồm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp. (e) Nhỏ dung dịch I2vào dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh tím. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29. Cho các phát biểu sau: (a) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. (b) Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit. (c) Các dạng nhiên liệu như than đá, dầu mỏ được gọi là nhiên liệu hóa thạch. (d) Khí freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) được thải ra khí quyển phá hủy tầng ozon. (e) Các nguồn năng lượng như năng lượng gió, năng lượng mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Trang 3/8 - Mã đề 314
  4. Câu 30. Lần lượt cho một mẩu nhỏ kim loại Ba vào các dung dịch K 2SO4, NaHCO3, HNO3 và NH4Cl. Số trường hợp xuất hiện kết tủa là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 31. Hòa tan Fe 3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu và KNO3. Số chất, cặp chất trong dãy tác dụng được với X là A. 4 B. 5 C.6 D. 7 Câu 32. Cho các phát biểu sau: (a) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữucơ. (b) Các amin đều thể hiện tínhbazơ. (c) Ở điều kiện thường, đimetylamin ở thể khí, tan tốt trongnước. (d) Cho phenolphtalein vào dung dịch metylamin, xuất hiện màuhồng. (e) Cho dung dịch NaOH vào phenylamoni clorua, đun nóng, thấy dung dịch vẩnđục. (g) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch anilin, thu được dung dịch trong suốt. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 33. Cho các phát biểu sau: (a) Este butyl axetat được dùng pha chế sơn tổnghợp. (b) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tănglực. (c) Anilin không làm chuyển màu quỳ tím. (d) Xenlulozơ triaxetat được dùng làm thuốc súng khôngkhói. (e) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thầnkinh. (g) Trong công nghiệp, phần lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng. Số phát biểu đúnglà A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 34. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaOH loãng, dư vào hỗn hợp gồm Al2O3, Al, Cr và Cr2O3. (b) Cho dung dịch FeCl3vào dung dịchAgNO3. (c) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịchCa(HCO3)2. (d) Sục khí CO2đến dư vào dung dịchCa(OH)2. (e) Cho dung dịch BaCl2đến dư vào dung dịchNaHCO3. (g) Cho dung dịch NH3đến dư vào dung dịch AlCl3. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được chất không tan là A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 35. Cho các nhận định sau: (a) Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giảikhát. (b) Các hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn được dùng chế tạo tênlửa. (c) Các kim loại kiềm dùng để chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báocháy. (d) Phèn chua được dùng làm trong nướcđục. (e) Natri hay kali được dùng làm chất trong trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạtnhân. (g) Natri cacbonat có công thức là NaHCO3. Số nhận định đúnglà A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Trang 4/8 - Mã đề 314
  5. Câu 36. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịchCa(HCO3)2. (b) Cho dung dịch Fe(NO3)2vào dung dịchAgNO3. (c) Cho dung dịch NH3vào dung dịchAlCl3. (d) Sục khí CO2đến dư vào dung dịchNaAlO2. (e) Cho dung dịch FeCl3vào dung dịchAgNO3. (g) Cho dung dịch Na3PO4vào dung dịch chứa CaCl2và MgSO4. Số thí nghiệm tạo ra kết tủalà A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 37. Cho các nhận định sau: (1) Nhôm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh, tính dẫn điện, dẫn nhiệttốt. (2) Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước ở điều kiệnthường. (3) Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dungdịch. (4) Hàm lượng cacbon trong gang trắng nhiều hơn trong gangxám. (5) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuấtthép. (6) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộmvải. Số nhận định đúnglà A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 38. Cho các đặc tính sau: (a) Là chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trongnước. (b) Tác dụng với dung dịch AgNO3trong NH3đun nóng tạo kết tủa bạctrắng. (c) Hòa tan được Cu(OH)2ở điều kiện thường tạo phức xanhlam. 0 (d) Thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2(xúc tác Ni,t ). (e) Trong công nghiệp dược phẩm dùng để pha chếthuốc. (g) Làm mất màu dung dịch brom. Số đặc tính đúng khi nói về fructozơlà A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 39. Thực hiện các thí nghiệm sau. (a) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. (b) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư). (c) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa K2Cr2O7 và H2SO4. (d) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. (e) Cho bột Al vào lượng dư dung dịch FeCl3. (g) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch Cr2(SO4)3. Số thí nghiệm thu được đơn chất là A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 40. Cho các phát biểu sau: (a) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. (b) Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn. (c) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. (d) Hàm lượng cacbon trong fructozơ nhiều hơn trong glucozơ. (e) Đun nóng anbumin của lòng trắng trứng trong môi trường kiềm, thu được các -amino axit. Trang 5/8 - Mã đề 314
  6. (g) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, không màu, rất độc và ít tan trong nước. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 41. Cho các phản ứng sau: (a) Nung nóng hỗn hợp rắn gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí. (b) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng. (c) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. (d) Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3. (e) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch FeCl3. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp tạo ra đơn chất là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 42. Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành CH2OH[CHOH]4COOH (axit gluconic). (b) Các chất CH3NH2 và Na2CO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH. (c) Ở điều kiện thường, metylamin và N,N – đimetylmetanamin đều là chất khí. (d) Phân tử α-amino axit không chứa nhóm chức nào khác ngoại trừ nhóm -NH2 và nhóm -COOH. (e) Hợp chất H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH là một đipeptit. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 43. Cho các phát biểu sau: (a) Glyxin tác dụng được với C2H5OH/HCl, đun nóng. (b) Trong tinh bột, amilopectin thường chiếm tỉ lệ cao hơn amilozơ. (c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng (d) Dung dịch anilin (C6H5NH2) không làm đổi màu phenolphtalein. (e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 44. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân. (b) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. (c) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit. (d) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. (e) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (g) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 45. Cho các phát biểu sau: (a) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra. (b) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp. (c) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. (d) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi). (e) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa. Trang 6/8 - Mã đề 314
  7. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 46. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung dịch HCl loãng dư. (b) Cho KHS vào dung dịch KHSO4 vừa đủ. (c) Cho CrO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư. (d) Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4loãng dư. (e) Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào lượng nước dư. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm luôn thu được dung dịch có chứa hai muối là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 47. Cho các nhận định sau: (a) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tănglực. (b) Trong công nghiệp dược phẩm, saccacrozơ được dùng để pha chếthuốc. (c) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng vàglixerol. (d) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữucơ. (e) Muối mononatri của axit glutamic là thuốc hỗ trợ thầnkinh. (g) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm. Số nhận định đúnglà A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 48. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3dư. (b) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịchCrCl3. (c) Dẫn khí H2dư qua ống sứ chứa bột CuO nungnóng. (d) Cho Ba vào lượng dư dung dịchCuSO4. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2vào dung dịchAgNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 49. Cho các nhận định sau: (a) Ở điều kiện thường, các kim loại như Na, K, Ca và Ba khử được nước giải phóng khíH2. (b) Dùng nước để dập tắt các đám cháymagiê. (c) Cho CrO3vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được dung dịch có màu dacam. (d) Phèn chua có công thức làNa2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. (e) Trong môi trường kiềm, muối crom (III) bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom(VI). Số nhận định đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 50. X, Y, Z là ba hợp chất hữu cơ cùng có công thức phân tử là C3H7O2N và có các đặc điểm sau: + X có thể tạo liên kết peptit + Y tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một ancol. + Z tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một khí nhẹ hơn không khí. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. H2N[CH2]2COOH; H2NCH2COOCH3; CH2=CHCOONH4. Trang 7/8 - Mã đề 314
  8. B. CH3CH(NH2)COOH; H2NCH2COOC2H5; HCOONH3CH=CH2. C. H2N[CH2]2COOH; H2NCH2COOC2H5; HCOONH3CH=CH2. D. CH3CH(NH2)COOH; H2NCH2COOCH3; CH2=CHCOONH4. HẾT Trang 8/8 - Mã đề 314