Đề thi giữa học kì I Lịch sử Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I Lịch sử Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_i_lich_su_lop_7_de_2_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì I Lịch sử Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỊCH SỬ 7 TỔ XÃ HỘI Tuần 8 – Tiết 15 Năm học 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 1 (Mã đề 002) Đề kiểm tra gồm 3 trang Họ và tên: Lớp: . Học sinh làm vào phiếu bài làm Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất để Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước ? A. Do đa số các sứ quân còn yếu, Đinh Bộ Lĩnh với tài quân sự của mình đã quy phục được nhanh chóng các sứ quân. B. Sự ủng hộ của nhân dân cùng với tài nghệ thuật quân sự của Đinh Bộ Lĩnh. C. Do tài nghệ thuật quân sự của Đinh Bộ Lĩnh, ông đánh đâu thắng đó. D. Đinh Bộ Lĩnh đã ngoại giao khôn khéo với các sứ quân. Câu 2: Ai là người chỉ huy quân dân ta chống Tống năm 981? A. Lí Thường Kiệt B. Lê Hoàn C. Hầu Nhân Bảo D. Quách Quỳ Câu 3: Để khuyến khích nhân dân sản xuất, vua nhà Tiền Lê đã: A. giảm thuế cho nông dân. B. tổ chức lễ tế trời đất, cầu mưa. C. về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền . D. sai sứ giả ra nước ngoài lấy giống lúa. Câu 4: Thời Trung đại, các quốc gia phong kiến châu Âu đều theo chế độ gì? A. Phong kiến phân quyền. B. Phong kiến trung ương tập quyền. C. Cộng hòa. D. Quân chủ. Câu 5: Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta theo 2 đường do ai chỉ huy? A. Lê Hoàn B. Quách Quỳ C. Hầu Nhân Bảo D. Lí Thường Kiệt Câu 6: Hoa Lư được Đinh Bộ Lĩnh chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt vì: A. nơi đây có đông dân cư sinh sống. B. đó là vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên. C. là nơi có lợi thế về phòng thủ rất tốt. D. đây là nơi có nhiều người tài giỏi. Câu 7: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến Châu Âu là: A. địa chủ và nông dân lĩnh canh. B. địa chủ và nông nô. C. lãnh chúa phong kiến và nông dân . D. lãnh chúa phong kiến và nông nô. Câu 8: Năm 968, sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã : A. tự xưng Tiết độ sứ, lấy tên nước là Đại Cồ Việt, định đô tại Ninh Bình. B. tự xưng Tiết độ sứ, lấy tên nước là Đại Ngu, định đô tại Đa Bang. C. lên ngôi Hoàng đế, lấy tên nước là Đại Việt, định đô tại Thăng Long. D. lên ngôi Hoàng đế, lấy tên nước là Đại Cồ Việt, định đô tại Hoa Lư. Trang 1/3 - Mã đề thi 002
  2. Câu 9: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào? A. Yên bình, kinh tế phát triển. B. Rơi vào tình trạng loạn lạc. C. Bị nhà Hán đô hộ. D. Có quan hệ tốt với nhà Hán. Câu 10: Vì sao các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua? A. Đất nước đang loạn lạc, vua mới ham chơi, không lo chính sự. B. Lê Hoàn là người có đức có tài, vua mới còn nhỏ, nhà Tống lăm le xâm lược. C. Lê Hoàn là người đưa ra nhiều biện pháp cải cách tiến bộ. D. Đất nước yên bình, kinh tế phát triển, vua mới lên còn nhỏ. Câu 11: Ngô Quyền lên ngôi vua vào thời gian nào? A. 941 B. 939 C. 938 D. 940 Câu 12: Ai là người chấm dứt tình trạng loạn lạc nước ta năm 967? A. Lý Thường Kiệt B. Ngô Quyền C. Lê Hoàn D. Đinh Bộ Lĩnh Câu 13: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Sản xuất bị đình đốn. B. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị. C. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. D. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa. Câu 14: Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền định đô tại đâu? A. Tây Đô B. Thăng Long C. Hoa Lư D. Cổ Loa Câu 15: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất: A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm. B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến. C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sảnxuất. D. Thành thị là nơi buôn bán. Câu 16: Phương thức bóc lột của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây là A. nộp vàng bạc. B. cống nạp. C. địa tô. D. lao dịch. Câu 17: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì? A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. B. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình. C. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền. D. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc. Câu 18: Việc Thái hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua chứng tỏ điều gì? A. Thái hậu Dương Vân Nga hi sinh quyền lợi dòng họ, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. B. Thái hậu Dương Vân Nga bị các thế lực trong triều đình ép đưa Lê Hoàn lên làm vua. C. Thái hậu Dương Vân Nga có cảm tình với Lê Hoàn. D. Thái hậu Dương Vân Nga không muốn duy trì nhà Đinh. Câu 19: Ở thời Tiền Lê, giúp việc cho vua là A. thái sư, đại sư. B. quan võ. C. tăng quan. D. quan văn. Trang 2/3 - Mã đề thi 002
  3. Câu 20: Công lao của Ngô Quyền đối với nước ta trong buổi đầu độc lập là: A. chấm dứt hơn 1000 năm bắc thuộc, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập. B. xây dựng mối quan hệ hòa hảo với nhà Tống. C. đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông, giành độc lập dân tộc. D. thống nhất đất nước, xây dựng kinh tế, xây dựng chính quyền. Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 1: ( 2 điểm): Em hãy trình bày các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Tần? Câu 2. ( 3 điểm): Em hãy trình bày tình hình nước ta dưới thời Ngô? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô ? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước dưới thời Ngô Quyền? Chúc con làm bài tốt! Trang 3/3 - Mã đề thi 002