Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

docx 3 trang thuongdo99 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_lich_su_lop_6_de_1_nam_hoc_2019_2020_truong.docx

Nội dung text: Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HKI Tổ Xã hội LỊCH SỬ LỚP 6 Năm học 2019-2020 Thời gian: 45 phút Đề 1 Ngày kiểm tra: 04/12/2019 ( Đề thi gồm 02 trang ) I. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm ) Hãy ghi lại chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1 : Người nguyên thủy thời Sơn Vi – Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long sử dụng công cụ chủ yếu bằng gì? A. Bằng đá B. Bằng hòn cuội C.Bằng đồng D.Bằng sắt Câu 2: Trong nhiều hang động ở Hòa Bình - Bắc Sơn, người ta đã phát hiện những lớp vỏ ốc dày 3 - 4m, chứa nhiều công cụ, xương thú. Điều đó đã cho thấy A. người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi. B. người nguyên thủy sinh sống tự do ở ven sông. C. người nguyên thủy định cư lâu dài ở nhiều địa điểm. D. người nguyên thủy sinh sống nay đây mai đó. Câu 3: Em hiểu thế nào là chế độ thị tộc mẫu hệ? A. Gia đình sống chung với nhau, tôn người mẹ lên làm chủ gia đình. B. Những người cùng huyết thống, tôn người mẹ lớn tuổi lên làm chủ. C. Những người sống chung với nhau, tôn người mẹ có uy tín lên làm chủ. D. Những người cùng huyến thống, tôn người mẹ có uy tín và lớn luổi làm chủ. Câu 4 : Điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì? A. Vẽ hình mặt người trên vách hang động, làm đồ trang sức, chôn người chết với công cụ lao động B. Vẽ hình mặt người trên hòn đá, làm đồ trang sức, chôn người chết cùng công cụ lao động C. Vẽ hình con vật trên vách hang động, làm đồ trang sức, chôn người chết D. Vẽ hình mặt người trên vách hang động, mài hòn cuội để làm rìu, làm đồ trang sức, mài đá Câu 5: Thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long, người nguyên thủy trên đất nước ta đã biết làm gì? A. Biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày . B. Biết mài đá, dùng nhiều loại sỏi khác nhau, dùng tre, sừng để làm công cụ, sau đó biết làm đồ gốm C. Biết mài đá, biết dùng tre, sừng để làm công cụ và đồ dùng cần thiết sau đó biết là đồ gốm D. Biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau, dùng tre, sừng để làm công cụ, sau đó biết làm đồ gốm Câu 6: Việc người nguyên thủy biết tự trồng trọt, chăn nuôi có ý nghĩa gì? A. Chủ động tạo ra nguồn lương thực cần thiêt và vượt qua thời kì phụ thuộc vào thiên nhiên. B. Chủ động tạo ra nguồn lương thực cho cuộc sống của mình và ít phụ thuộc vào thiên nhiên. C. Chủ động tạo ra nguồn lương thực cần thiết, vượt qua thời kì phụ thuộc vào thiên nhiên, chủ động sản xuất. D. Chủ động tạo ra nguồn lương thực cần thiết, ít phụ thuộc vào thiên nhiên nhưng chưa chủ động trong sản xuất. Câu 7 : Ở di chỉ Phùng Nguyên, Hoa Lộc các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hàng loạt công cụ vào thời gian nào? A. Niên đại 4.000 – 3.500 năm B. Niên đai 3.000 – 2.500 năm C. Niên đại 3.500 – 3.000 năm D. Niên đại 2.000 – 1.500 năm Câu 8: Ở di chỉ Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Lung Leng các nhà khảo cổ đã phát hiện ra A. những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng B. những hòn cuội, lưỡi rìu đá được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng rõ ràng C. những rìu đá, chày được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng chưa được rõ ràng D. những rìu đá được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng, rõ ràng Câu 9: Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa gì? A. Trở thành cây lương thực chính nuôi sống con người và họ chủ động hơn trong việc trồng trọt và tích lũy lương thực. B. Họ tự chủ động trong việc trồng trọt và tích lũy lương thực và từ đó phát triển thêm về việc trồng cây, củ, chăn nuôi.
  2. C. Trở thành cây lương thực chính nuôi sống con người, tự chủ động trong việc trồng trọt, tích lũy lương thực để yên tâm định cư lâu dài. D. Họ tự chủ động trong việc trồng trọt và tích lũy lương thực và từ đó phát triển thêm về việc trồng cây, củ, chăn nuôi, đánh cá. Câu 10 : Vào cuối thời nguyên thủy trên đất nước ta, sự phân công lao động đã diễn ra, người phụ nữ thường làm những công việc gì? A. Tham gia sản xuất nông nghiệp, đánh cá, làm đồ trang sức B. Việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải C. Việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ trang sức D. Tham gia vào công việc đồng áng, đúc đồng, làm đồ gốm Câu 11: Vào cuối thời nguyên thủy trên đất nước ta, ngoài làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá thì người nam giới còn làm những công việc gì? A. Chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức B. Chế tác đồ gốm có hoa văn, đúc đồng, làm vòng tay, khuyên tai C. Chế tác công cụ, bao gồm cả việc rèn sắt, làm đồ gốm D. Chế tác công cụ, bao gồm cả việc luyện kim, dệt vải, buôn bán Câu 12 : Thời nguyên thủy, đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa phát triển cao như Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn vào khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ III TCN B. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN C. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ II TCN D. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV TCN Câu 13 : Người Lạc Việt là cư dân thuộc nền văn hóa nào? A. Đông Sơn B. Óc Eo C. Sa Huỳnh D. Sơn Vi Câu 14 : Nền văn hóa Óc Eo thuộc tỉnh nào? A. An Giang ở Nam Trung Bộ B. An Giang ở Bắc Trung Bộ C. An Giang ở Tây Nam Bộ D. An Giang ở Bắc Bộ Câu 15: Ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả, các nhà khảo cổ đã tìm thấy gì? A. Hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên, có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau. B. Hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, búa, lưỡi giáo, mũi tên, có hình dáng và họa tiết hoa văn giống nhau. C. Hàng loạt công cụ, vũ khí sắt như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên, có hình dáng và trang trí hoa văn khác nhau. D. Hàng loạt công cụ lao động bằng đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên, có hình dáng và trang trí hoa văn khác nhau. Câu 16 : “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Câu nói trên là của ai? A. Hồ Chí Minh B. Võ Nguyên Giáp C. Lý Thái Tổ D. Hai Bà Trưng Câu 17 : Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước thành bao nhiêu bộ? A. 13 B. 12 C. 14 D. 15 Câu 18 : Thời Hùng Vương, đứng đầu các bộ là: A. già làng B. bồ chính C. lạc hầu D. lạc tướng Câu 19 : Dưới thời Hùng Vương, con trai vua được gọi là gì? A. Hoàng tôn B. Quân lang C. Hoàng tử D. Quan lang Câu 20: Nhận xét nào sau đây đúng với tổ chức bộ máy Văn Lang? A. Bộ máy nhà nước đầy đủ tuy nhiên vẫn chưa là một tổ chức chính quyền cai quản đất nước. B. Bộ máy nhà nước đơn giản nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản đất nước. C. Bộ máy nhà nước đầy đủ, cụ thể và là một tổ chức chính quyền cai quản đất nước D. Bộ máy nhà nước sơ khai nên chưa phải là một tổ chức chính quyền cai quản đất nước. II. TỰ LUẬN ( 5 điểm ) Câu 1 (3 điểm):Trình bày những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang. Theo em những nét chính nào về đời sống tinh thần còn được giữ gìn đến ngày nay? Câu 2 (2 điểm): Theo em, thuật luyện kim ra đời có tầm quan trọng như thế nào? Chúc các con làm bài tốt
  3. TRƯỜNG THCS GIA THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKI Tổ Xã hội LỊCH SỬ LỚP 6 Năm học 2019 - 2020 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 04/12/2018 ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A D A B C A A C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B A C A A D D D B II. Tự luận (5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang: 2,0đ - Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc,dân tự do, 0,5đ nô tỳ. Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc. - Tổ chức lễ hội, đua thuyền, giã gạo 0,5đ - Phong tục ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày. 0,5đ - Tín ngưỡng: Thờ cúng mặt trăng, mặt trời, đất, nước, chôn người 0,5đ chết Những nét chính nào về đời sống tinh thần còn được giữ gìn đến 1,0đ ngày nay: - Tổ chức lễ hội, đua thuyền - Phong tục ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày - Chôn cất người chết 2 Tầm quan trọng của việc thuật luyện kim ra đời: 2,0đ - Con người có được công cụ cứng hơn có thể thay đồ đá 0,5đ - Đúc được nhiều loại công cụ, dụng cụ khác nhau 0,5đ - Hình thức công cụ đẹp, phong phú hơn, chất liệu bền hơn 0,5đ => Nâng cao sức sản xuất và đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực 0,5đ chế tác công cụ. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Người ra đề Phạm Thị Hải Vân Nguyễn Thị Phượng Nguyễn Lệ Hằng