Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 36: Đặc điêm đất Việt Nam - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Tố Uyên

docx 7 trang thuongdo99 2610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 36: Đặc điêm đất Việt Nam - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Tố Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_bai_36_dac_diem_dat_viet_nam_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 36: Đặc điêm đất Việt Nam - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Tố Uyên

  1. Giáo án dự thi GVG cấp Thành phố môn Địa lý 8 Năm học 2018 - 2019 Ngày dạy: 27/ 3/ 2019 Tiết 41 - Bài 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Trình bày được sự đa dạng, phức tạp của đất (thổ nhưỡng) Việt Nam. - Nêu được đặc điểm và sự phân bố các nhóm đất chính ở nước ta. - Trình bày được hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, chỉ ra được nguyên nhân và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. * Tích hợp kiến thức các môn học: Địa lí 6 ( Các nhân tố hình thành đất ), Hóa học 8 ( Oxit ), Ngữ văn 8 ( Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000), GDCD ( Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ). 2. Kĩ năng - Đọc và phân tích: lát cắt địa hình – thổ nhưỡng; lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam; biểu đồ. 3. Thái độ - Nghiêm túc học tập, tích cực làm việc nhóm. - Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất và bảo bệ môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí; sử dụng các công cụ địa lí; vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên Giáo viên: Trương Thị Tố Uyên 1 Trường THCS Ngọc Thụy
  2. Giáo án dự thi GVG cấp Thành phố môn Địa lý 8 Năm học 2018 - 2019 - Lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam; lát cắt địa hình – thổ nhưỡng. - Tranh ảnh, đoạn phim, bảng tương tác. - Mẫu vật : đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao. 2. Học sinh - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về đất Việt Nam. - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn về nhà ở tiết học trước. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Nêu và giải quyết vấn đề, dự án, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( lồng ghép trong quá trình học bài mới ) 3. Bài mới: (41 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 4 phút ) - Mục tiêu: Tạo hứng thú, dẫn dắt học sinh vào bài mới. - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. - Hình thành và phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề. - Thiết bị dạy học và học liệu: Mẫu vật, máy chiếu. GV cho HS xem đoạn phim, quan sát các mẫu đất và - HS quan sát, ghi dự kiến giới thiệu vào bài. tên các mẫu đất. - GV giới thiệu nội dung chính của bài. Giáo viên: Trương Thị Tố Uyên 2 Trường THCS Ngọc Thụy
  3. Giáo án dự thi GVG cấp Thành phố môn Địa lý 8 Năm học 2018 - 2019 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (33 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam (20 phút) - Mục tiêu: + Trình bày được sự đa dạng, phức tạp của đất (thổ nhưỡng) Việt Nam. + Nêu được đặc điểm và sự phân bố các nhóm đất chính ở nước ta. + Tích hợp kiến thức môn Hóa học 8, Địa lí 6. - Phương pháp: Dự án, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm. - Hình thành và phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí; sử dụng các công cụ địa lí; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. - Thiết bị dạy học và học liệu: Mẫu vật, tranh ảnh, Lược đồ đất Việt Nam, máy chiếu, phiếu bài tập. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày đặc điểm đa dạng - Đại diện nhóm báo 1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam và thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của tài cáo. a. Đất nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ nguyên đất nước ta. - Nhóm khác nhận xét, tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. bổ sung (nếu có) thiên nhiên Việt Nam ? Sự đa dạng và tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của tài nguyên đất nước ta được thể hiện như thế nào. - HS trả lời cá nhân ?Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất ở nước ta. - HS trả lời cá nhân ? Sự đa dạng của đất đem lại thuận lợi gì cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta ? - GV nhận xét, chốt kiến thức. - HS trả lời cá nhân - Có nhiều loại đất - Đặc trưng là đất feralit. - Các nhân tố hình thành đất: địa hình, đá mẹ, khí hậu, thủy văn, sinh vật. Giáo viên: Trương Thị Tố Uyên 3 Trường THCS Ngọc Thụy
  4. Giáo án dự thi GVG cấp Thành phố môn Địa lý 8 Năm học 2018 - 2019 - GV yêu cầu HS đọc sgk, tập bản đồ Địa lí 8, quan b. Nước ta có ba nhóm đất chính sát tranh, mẫu đất và thảo luận cặp đôi để hoàn thành phiếu bài tập. * Thảo luận - HS thảo luận cặp đôi, - Hình thức: cặp đôi làm phiếu bài tập. - Thời gian: 2 phút - Đại diện trình bày - Nội dung: Hoàn thành phiếu bài tập. - Nhóm khác nhận xét, - GV nhận xét, bổ sung bổ sung - HS trả lời cá nhân. - Nhóm đất feralit (65%). ? Nước ta có những nhóm đất chính nào. - Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển GV chốt kiến thức. (24%). - Nhóm đất mùn núi cao (11%). ? Hiện tượng kết von và đá ong hóa ở vùng đồi núi - HS trả lời cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp. GV nhận xét, mở rộng. GV chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam (13 phút) - Mục tiêu: + Trình bày được hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, chỉ ra được nguyên nhân và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. + Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn 8, GDCD 7. - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm. - Hình thành và phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, giải thích Giáo viên: Trương Thị Tố Uyên 4 Trường THCS Ngọc Thụy
  5. Giáo án dự thi GVG cấp Thành phố môn Địa lý 8 Năm học 2018 - 2019 các hiện tượng và quá trình địa lí; sử dụng các công cụ địa lí; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. - Thiết bị dạy học và học liệu: Máy chiếu, bảng phụ, phiếu bài tập. - GV yêu cầu HS theo dõi đoạn phim về việc sử dụng - HS tham gia trò chơi 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở tài nguyên đất ở nước ta. - HS quan sát Việt Nam * Thảo luận nhóm - Hình thức: nhóm lớn - Thời gian: 3 phút - Nội dung: - Các nhóm thảo luận + Trình bày hiện trạng sử dụng đất ở nước ta? - Đại diện nhóm báo + Nêu những ảnh hưởng tiêu cực của hiện trạng đó? cáo Chỉ ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp cải tạo đất? - Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) - GV nhận xét, bổ sung. - HS nghe, đối chiếu kết quả. - GV chốt kiến thức. * Hiện trạng: + Đất nông nghiệp tăng ( chiếm 82,4% - năm 2016) + Đất phi nông nghiệp tăng ( chiếm 11,2% - năm 2016 ) + Đất chưa sử dụng giảm ( chiếm 6,4%- năm 2016) + Một số diện tích đất chưa được sử dụng hợp lí. Giáo viên: Trương Thị Tố Uyên 5 Trường THCS Ngọc Thụy
  6. Giáo án dự thi GVG cấp Thành phố môn Địa lý 8 Năm học 2018 - 2019 ? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên đất. - HS trả lời cá nhân * Ảnh hưởng tiêu cực: đất thoái hóa, bạc màu. - Nguyên nhân: + Do tự nhiên + Do con người - Biện pháp: + Trồng và bảo vệ rừng + Làm thủy lợi + Canh tác hữu cơ + Thực hiện tốt Luật đất đai C. Hoạt động luyện tập, vận dụng (2 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiên thức đã học để liên hệ thực tế. - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. - Hình thành và phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn. - Thiết bị dạy học và học liệu: Máy chiếu. Quận Long Biên đã sử dụng tài nguyên đất như thế HS trả lời cá nhân nào? 4. Củng cố (4 phút): - Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy. - Trò chơi “Vươn cao tỏa sáng”. Giáo viên: Trương Thị Tố Uyên 6 Trường THCS Ngọc Thụy
  7. Giáo án dự thi GVG cấp Thành phố môn Địa lý 8 Năm học 2018 - 2019 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút): - Ghi nhớ kiến thức. - Chuẩn bị bài “Đặc điểm sinh vật Việt Nam”. + Tìm hiểu sự giàu có của thành phần loài sinh vật Việt Nam. + Tìm hiểu sự đa dạng về hệ sinh thái ở Việt Nam. + Giới thiệu về một vườn quốc gia ở địa phương. * Rút kinh nghiệm: Giáo viên: Trương Thị Tố Uyên 7 Trường THCS Ngọc Thụy