Giáo án Hoạt động khám phá Lớp Lá - Đề tài: Bé thăm nông trại bác nông dân

doc 2 trang thuongdo99 7830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động khám phá Lớp Lá - Đề tài: Bé thăm nông trại bác nông dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_kham_pha_lop_la_de_tai_be_tham_nong_trai_b.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động khám phá Lớp Lá - Đề tài: Bé thăm nông trại bác nông dân

  1. Chủ đề: Ước mơ của bé Đề tài: Bé thăm nông trại bác nông dân I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu được công việc và ý nghĩa công việc của bác nông dân. - Làm quen với một số công cụ lao động của bác nông dân. - Hình thành ở trẻ tình cảm biết yêu quý lao động và quý trọng các sản phẩm do lao động làm ra. Biết tiết kiệm trong các hoạt động ở lớp và ở nhà. - Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn. II. Chuẩn bị: - Phim, tranh về công việc của bác nông dân. Tranh về một số dụng cụ lao động và thẻ hình một số các công cụ lao động, hạt giống, nông sản - Mô hình một số công cụ lao động. - Bảng có chia ô có đánh số cho từng loại: công cụ lao động, hạt giống, nông sản ở các góc cho trẻ sắp sếp. III. Tiến Hành: 1. Hoạt động 1: Thăm nông trại bác nông dân Cô và bé cùng lên xe buýt về thăm nông trại của bác nông dân. Cho trẻ xem phim về một số hoạt động của bác nông dân. Trò truyện: - Về nội dung phim trẻ vừa xem - Về các nhân vật trẻ quan sát thấy trong phim - Về công việc mà các nhân vật thực hiện. Gợi ý và tạo điều kiện để trẻ nói lên suy nghĩ hiểu biết của mình và công việc đồng áng của bác nông dân, đồng thời gợi ý và khuyến khích trẻ nói lên tình cảm của mình về những hình ảnh trẻ vừa được xem. 2. Hoạt động 2: Công cụ lao động của bác nông dân Cô và bé đi dạo một số góc trong lớp, mỗi góc có để một bức tranh hoặc mô hình một số dụng cụ lao động của bác nông dân. Trò chuyện và cung cấp, củng cố kiến thức cho trẻ về một số công cụ lao động của bác nông dân. Giúp bác nông dân thu dọn nhà kho: Sau khi đi một vòng các góc quan sát, cô chia trẻ thành các nhóm tương ứng với các góc. Mỗi nhóm về sắp xếp lại các nông sản, dụng cụ, hạt giống theo số lượng mỗi ô có sẵn. 3. Hoạt động 3: Bé làm bác nông dân.
  2. Chia lớp thành 2 nhóm, vẽ hai đường ngang song song cách nhau 4m. Một đường là vạch xuất phát và một đường là vạch đích. Ở vạch đích có 2 bảng, mỗi bảng có chia 3 phần theo biểu tượng: công cụ, hạt giống, nông sản. Mỗi phần có chia các ô có đánh số: 4,5,6,7. Trẻ xếp hang dọc, từ vạch xuất phát, trẻ chạy theo các đường dzic dzắc, hết đường dzic dzắc bật qua suối, tới vạch đích, chọn thẻ hình và dán vào ô tương ứng. Thời gian là một bài hát. Hết thời gian, cô và các nhóm cùng kiểm tra kết quả mỗi nhóm. 4. Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời: dạo chơi và nghe kể lại câu chuyện: sự tích trái dưa hấu. Trò chơi: Gió thổi 5. Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi trong lớp: Góc tạo hình: Trang trí một số vật dụng để sử dụng cho tiết học sau Góc âm nhạc: hát múa các bài trẻ đã học. Góc xây dựng: xây dựng khu khu nông trại Góc bán hàng: phân vai: cửa hang nông phẩm Góc học tập: sao chép chữ a, b 6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều