Giáo án Hoạt động tạo hình Lớp Lá - Đề tài: Nặn cái làn - Hà Thị Thùy

doc 4 trang thuongdo99 23430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động tạo hình Lớp Lá - Đề tài: Nặn cái làn - Hà Thị Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_tao_hinh_lop_la_de_tai_nan_cai_lan_ha_thi.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động tạo hình Lớp Lá - Đề tài: Nặn cái làn - Hà Thị Thùy

  1. Giáo án: Tạo hình Chủ điểm: Gia đình Đề tài: Nặn cái làn Đối tượng: Mẫu giáo lớn Số trẻ: 30 trẻ. Thời gian: 30 – 35 phút Người dạy: Hà Thị Thuỳ I. Mục đích- Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ có biểu tượng về cái làn: thân làn, đế làn, quai làn. - Biết dùng các kỹ năng nặn để tạo nên cái làn theo mẫu. 2. Kỹ năng -ôn luyện các kỹ năng: Chia đất, bóp đất làm mềm, xoay tròn, lăn dọc, miết phẳng. - Rèn trẻ các kỹ năng khó: ấn lõm, dàn mỏng tạo dáng vẻ sản phẩm và kỹ năng gắn dính các bộ phận, sáng tạo khi trang trí hoa văn cho sản phẩm. - Trẻ trả lời cô rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ - Trẻ biết quý trọng sản phẩm của mình và của bạn làm ra, qua đó trẻ biết giữ gìn những đồ dùng trong gia đình. - Trẻ tập trung chú ý, tích cực tham gia vào các hoạt động. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô - Một cái làn bằng tre có đựng quả. Mô hình ngôi nhà. - 5 mẫu làn giống nhau để làm mẫu cho 5 nhóm. - Đất nặn, bảng con, khăn lau tay, khu trưng bày sản phẩm cho trẻ. - Đàn ghi các bài hát: Bà còng, Nhà của tôi. - Đĩa nhạc không lời về chủ điểm gia đình để dùng khi trẻ nặn. 4. Chuẩn bị của trẻ: - Đất nặn, bảng con, khăn lau tay. - Đĩa nhựa, ký hiệu cho mỗi trẻ để sản phẩm của mình. - Mỗi nhóm 1 rổ nguyên vật liệu mở: phụ liệu, hột hạt.
  2. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức - Cô và trẻ cùng hát bài “Bà còng đi chợ”. Cùng trò - Trẻ hát và trò chuyện chuyện về nội dung bài hát. cùng cô. - Cho trẻ quan sát cái làn mà cô thường dùng khi đi chợ mua hoa quả. Trò chuyện về cấu tạo, công dụng, chất liệu của cái làn. Giáo dục trẻ biết khi đi chợ nên dùng cái làn, cái rổ để đựng đồ vì làm như thế là chung tay bảo vệ môi trường sạch đẹp. - Hôm nay cô còn có một món quà đặc biệt dành cho lớp mình, món quà đó ở trong ngôi nhà này, các con thử đoán xem đó là gì nào? Muốn biết bên trong ngôi nhà là cái gì chúng mình cùng xem cô mở ô cửa bí mật nhé! 1-2-3-mở, quà tặng cho lớp mình hôm nay là gì đây? - Cái làn ạ! + Cái làn này được làm từ chất liệu gì? - Từ đất nặn ạ! * Khảo sát mẫu - Cô đã dùng đất nặn để nặn cái làn này đấy. Ai có nhận - 2-3 trẻ nhận xét. xét gì về cái làn này nào? (gợi ý trẻ nhận xét về cấu tạo, kiểu dáng ) + Cô KQ: Cái làn cô nặn có 3 phần thân, đế và quai, mỗi phần cô chọn một màu đất khác nhau. Lòng của thân làn sâu và rộng. Quai làn tròn, đều, đế làn cân đối để giữ cho cho làn đứng vững, không bị đổ. Ngoài ra cô còn dùng hột hạt để trang trí cho cái làn thêm đẹp đấy. - Hôm nay cô sẽ mở cuộc thi “Ai khéo tay nhất” để các con cùng thi “nặn cái làn” nhé! - Để nặn được cái làn đẹp như thế này các con cùng chú ý quan sát cô nặn mẫu nhé! * Cô nặn mẫu - Cô nặn mẫu lần: Phân tích kỹ: Để nặn được cái làn đẹp và cân đối, trước tiên cô chia đất làm 3 phần: phần to nhất - Trẻ quan sát và chú ý lắng để làm thân, phần nhỏ hơn để làm quai, phần nhỏ nhất để nghe cô phân tích cách nặn làm đế. Sau đó cô bắt đầu nặn thân làn trước, cô bóp đất cái làn. cho mềm, dẻo rồi cô đặt viên đất xuống bảng, úp lòng bàn tay lên viên đất để xoay tròn, khi viên đất đã tròn cô dùng 2 ngón tay cái ấn lõm viên đất xuống, vừa ấn lõm phía
  3. trong cô vừa kết hợp các ngón tay còn lại bên ngoài dàn mỏng ra để thân làn sâu, rộng và tròn đều. Tiếp theo cô lấy phần đất nhỏ nhất để nặn đế làn, cô cũng bóp đất cho mềm ra và dùng kỹ năng lăn dọc lăn cho viên đất dài ra, cô ướm thử nếu thấy đã vừa với thân làn thì cô nối 2 đầu thỏi đất lại với nhau rồi gắn và miết chặt đế làn vào đáy của thân làn. Cuối cùng cô lấy phần đất còn lại để nặn quai làn, cô cũng dùng kỹ năng lăn dọc để lăn cho viên đất dài ra, cô lăn thật khéo để thỏi đất tròn đều nhau, khi ướm thử thấy vừa thì cô gắn 2 đầu của thỏi đất vào 2 bên của thân làn, cô dùng các ngón tay miết cho 2 đầu thỏi đất dính chặt vào thân làn. Như vậy là cô đã nặn xong 1 cái làn nữa rồi! - Trẻ vỗ tay. - Nếu còn thời gian các con có thể dùng các phụ liệu, hột hạt để trang trí sáng tạo theo ý mình cho cái làn thêm đẹp nhé! - Bây giờ các con hãy nhẹ nhàng về nhóm cùng thi đua xem ai là người nặn cái làn khéo tay nhất nhé! * Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ về bàn (theo nhóm) lấy bảng và bắt đầu nặn. - Trẻ về bàn theo nhóm của mình. - Trước khi nặn các con phải làm gì? - Phải chia đất, bóp đất ạ! - Quá trình trẻ nặn cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ những trẻ - Trẻ nặn cái làn theo gặp khó khăn, lúng túng. hướng dẫn của cô. - Khuyến khích những trẻ nặn khéo, nặn cân đối, biết dùng các phụ liệu, hột hạt để trang trí sáng tạo cho cáI làn thêm đẹp. * Trưng bày sản phẩm - Cô thấy cái làn của các con đã hoàn thiện rồi. Vậy các - Trẻ mang sản phẩm lên con hãy mang sản phẩm của mình lên khu trưng bày sản khu trưng bày và cùng nhận phẩm để cho các bạn cùng chiêm ngưỡng nào! xét. - Ai có nhận xét gì về sản phẩm của các bạn? - Mời 2-3 trẻ nhận xét. - Con thích cái làn nào nhất? Vì sao con thích? (Cô củng - Trẻ trả lời cố lại) - 2-3 trẻ giới thiệu về sản - Cô mời 2-3 trẻ có sản phẩm đẹp được các bạn yêu thích phẩm của mình. giới thiệu về sản phẩm của mình. - Cô nhận xét: Các con ạ! Hôm nay cô thấy các con đã nặn được những cái làn rất đẹp, giống mẫu của cô, có bạn còn rất sáng tạo trong việc sử dụng các phụ liệu, hột hạt để
  4. trang trí cho cái làn của mình thêm đẹp, tuy nhiên vẫn còn một số bạn nặn cái làn của mình chưa được khéo lắm lần sau các con cố gắng để sản phẩm của mình đẹp hơn nhé! Cô khen các con một tràng pháo tay thật lớn nào! - Trẻ vỗ tay * Kết thúc tiết học Cô Thuỳ rất thích những cái làn mà các con đã nặn nên cô đã nghĩ ra lời bài hát về cái làn dựa theo nhạc bài hát “Nhà - Trẻ hát cùng cô. của tôi”, các con hãy hát cùng cô nhé! Lời bài hát: “Đố bạn biết, chiếc làn này của ai, tôi trả lời, đó là làn cuả tôi, tôi nặn khéo, các bạn thấy thích không, tôi nặn khéo, các bạn cùng vỗ tay.”