Giáo án Khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Khám phá về cây lúa - Năm học 2018-2019 - Phạm Hải Yến

doc 5 trang thuongdo99 9860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Khám phá về cây lúa - Năm học 2018-2019 - Phạm Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_kham_pha_khoa_hoc_lop_la_de_tai_kham_pha_ve_cay_lua.doc

Nội dung text: Giáo án Khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Khám phá về cây lúa - Năm học 2018-2019 - Phạm Hải Yến

  1. PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG MẦM NON HỒNG TIẾN oOo GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Khám phá về cây lúa Lứa tuổi: 5- 6 tuổi Lớp: Mẫu giáo lớn A3 Giáo viên: Phạm Hải Yến Năm học 2018 - 2019
  2. I- Mục đích - Yêu cầu: 1) Kiến thức: - Trẻ nhận biết và nhớ tên gọi các bộ phận của cây lúa. - Trẻ biết quá trình sinh trưởng của cây lúa và môi trường sống. - Trẻ biết cây lúa là loại cây lương thực chính để ăn hàng ngày: từ hạt lúa người ta làm ra gạo để nấu cơm và một số món ăn khác ( bún, mì, nhiều loại bánh ) 2) Kỹ năng: - Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ nhận biết đặc điểm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, cấu tạo của cây lúa. - Phát triển kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, đủ ý và kỹ năng khám phá, trình bày về những vật mình được khám phá. 3) Thái độ: - Giáo dục lòng biết ơn, kính trọng các bác nông dân đã làm ra hạt thóc, có thái độ đúng đắn khi sử dụng các sản phẩm từ hạt gạo : Ăn cơm tránh rơi vãi, đổ cơm, có ý thức ăn hết xuất cơm của mình. II- Chuẩn bị: * Địa điểm: - Trong lớp học. * Đội hình: - Trẻ ngồi theo nhóm. * Đồ dùng của cô: - Nhạc bài hát: “Hạt gạo làng ta” , “Em đi giữa biển vàng”. - Chợ quê triển lãm “ Hạt thóc – Hạt vàng” - Các gian hàng: + Sản phẩm làm từ gạo + Gian hàng bán hạt giống (Các loại hạt giống lúa,mạ non, bó lúa ) + Gian hàng bán gạo( Gạo nếp, gạo tẻ ) + Gian hàng bán chổi rơm, mũ rơm + Gian hàng bán dụng cụ nghề nông
  3. - Slide hình ảnh (Bác nông dân gặt lúa, xay sát lúa, bé ăn cơm cùng gia đình, ăn ở lớp). - Slide hình ảnh cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. - Video: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa( Từ hạt thóc đến khi cây lúa kết hạt trĩu bông) * Đồ dùng của trẻ: - Đồ dùng để trẻ trải nghiệm “Gieo hạt”. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát bài “Hạt gạo làng ta” - Trẻ hát cùng cô - Cho trẻ ngồi quây quần với cô. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Trẻ trả lời. - Hạt gạo từ đâu mà có? ( Cho trẻ nói) - Trẻ trả lời. - Các con thường được ăn những món gì từ hạt gạo? - Cơm được ăn vào lúc nào? - Ngoài cơm ra các con còn được ăn gì? =>Như vậy hạt gạo là lương thực chính để nuôi sống chúng ta hàng ngày và nó là cây lương thực chủ yếu của nước ta. - Ai làm ra hạt gạo? - Trẻ trả lời. - Vậy không biết các bác nông làm thế nào mà có được hạt gạo? Hôm trước cô đã dặn các con về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu về - Trẻ trả lời. cây lúa và ở trên lớp cô cháu mình đã chuẩn bị được các hình ảnh, những vật liên quan về cây lúa các con hãy cùng về 3 nhóm để thảo luận nhé.
  4. Trẻ về 3 nhóm và thảo luận: ( Trẻ thảo luận qua hình ảnh và vật liên quan đến cây lúa và trình bày qua bản đồ tư duy) - Nhóm 1, 2, 3: Trình bày hiểu biết về cây lúa qua bản đồ - Trẻ thảo luận tư duy. nhóm. Nhóm 1: Khám phá đặc điểm của cây lúa. Nhóm 2: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nhóm 3: Môi trường sống của cây lúa. Cô khái quát lại bằng slide qua từng phần trình bày của trẻ. Slide 1: Đặc điểm của cây lúa: Hình ảnh rễ lúa, thân lúa, lá - Trẻ xem slide. lúa, lúa trổ đòng và bông lúa. Video: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa( Từ hạt thóc đến khi cây lúa kết hạt trĩu bông) Slide 2: Môi trường sống của cây lúa và sản phẩm của cây lúa.( Rộng lúa nước, lúa nương, ánh sáng, đất nước, phân bón, các bác nông dân chăm sóc lúa, hình ảnh lúa chín vàng, h/a thu hoạch, hạt thóc xay sát thành hạt gạo,các loại sản phẩm từ hạt gạo, sản phẩm từ cây lúa: chổi, mái che, vỏ trấu để ủ cho cây) * Giáo dục trẻ : Để có được những hạt thóc, hạt gạo cung - Trẻ lắng nghe cấp lương thực cho chúng ta ăn hàng ngày thì các cô, bác nông dân phải lao động vất vả. Vậy trong các bữa ăn các con phải như thế nào? ( Không đánh đổ cơm, không bỏ dở cơm) * Ôn luyện củng cố: - Chào mừng 3 đội chơi đến với hội thi : “ Nhà nông nhí tài ba”. - Các đội đã sẵn sàng tham gia trò chơi chưa?
  5. * Phần thi đầu tiên: “ Nhà nông nhanh trí ” - Trẻ tham gia trò Cách chơi như sau: Các đội sẽ cùng lắng nghe và trả lời câu chơi. hỏi. Sau thời gian 5s suy nghĩ, các đội phải giơ thật nhanh đáp án của đội mình lên. Đội nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng. Các đội đã sẵn sàng chơi chưa? Cô n/x kết quả của các đội chơi. * Phần thi thứ 2: “ Đi chợ quê ”: Nhiệm vụ của các đội là - Trẻ tham gia trò tìm mua các sản phẩm của cây lúa và đường đến chợ quê chơi. phải đi qua cầu khỉ và vượt chướng ngại vật, mỗi lần mua chỉ được mua 1 sản phẩm, thời gian bắt đầu và kết thúc bằng 1 bản nhạc, ban tổ chức đã chuẩn bị tiền cho các đội chơi, các đội chơi nhớ trả tiền cho sản phẩm của mình. Các đội đã sẵn sàng chơi chưa? 3. Kết thúc: - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. - Chuyển hoạt động