Giáo án Khám phá xã hội Lớp Lá - Đề tài: Nghề truyền thống Gốm Bát Tràng - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Huệ

docx 6 trang thuongdo99 9860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khám phá xã hội Lớp Lá - Đề tài: Nghề truyền thống Gốm Bát Tràng - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_kham_pha_xa_hoi_lop_la_de_tai_nghe_truyen_thong_gom.docx

Nội dung text: Giáo án Khám phá xã hội Lớp Lá - Đề tài: Nghề truyền thống Gốm Bát Tràng - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Huệ

  1. GIÁO ÁN KHÁM PHÁ XÃ HỘI Đề tài : Nghề truyền thống: Gốm Bát Tràng Lứa tuổi : Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Số lượng : 30- 35 trẻ Thời gian : 30- 35 phút Ngày dạy: 30/10/2017 Người dạy : Lê Thị Huệ I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: - Trẻ biết tên và một số đặc điểm, quy trình các bước làm ra sản phẩm của nghề truyền thống: Gốm Bát tràng. - Biết tên các sản phẩm của nghề gốm: Lọ, bát , đĩa, ấm chén, đồ trang trí - Biết nguyên liệu, dụng cụ, con người để tạo nên sản phẩm nghề gốm. - Biết gốm Bát Tràng phong phú có nhiều loại và để dùng cho sinh hoạt , thưởng thức, giả trí của mọi người 2/Kĩ năng: -Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. - Rèn trẻ nói đủ câu, rõ ý, mạch lạc. 3/ Thái độ: - Biết yêu quí những ngườì thợ và quí trọng, giữ gìn các sản phẩm. - Hào hứng tham gia các hoạt động của cô. II/ Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Đoạn phim giới thiệu về sản phẩm và các công đoạn của nghề gốm từ khâu nhào đất đến vẽ trang trí và hoàn thành sản phẩm hoàn thiện. - Các slide về quy trình sản xuất gốm, dụng cụ và con người làng gốm. - Đất sét - Slide về các nghề truyền thống khác: Tranh Đông Hồ, Đúc Đồng, Làm Nón - Các sản phẩm của nghề gốm Bát Tràng : Bát, đia, lọ hoa . - Đàn nhạc bài hát không lời trong chủ điểm * Đồ dùng của trẻ: - Bát, lọ hoa - Đất sét, bàn xoay, bút vẽ, dụng cụ của nghề gốm, tạp giề.
  2. III/ Cách tiến hành: Nội dung và tiến Hoạt động của cô Dự kiến hoạt trình hoạt động của trẻ động học 1. Ổn định - Cho trẻ đọc bài thơ ’ Cái bát xinh xinh” Trẻ đọc thơ cùng tổ chức, Mẹ cha công tác cô Nhà máy Bát Tràng Mang về cho bé Cái bát xinh xinh Có cành hoa cúc Nở xoè rung rinh. Từ bùn đất sét Qua bàn tay cha Qua bàn tay mẹ Thành cái bát hoa. Nâng niu bé giữ Mỗi bữa hàng ngày Công cha, công mẹ Bé cầm trên tay. -Đàm thoại về nội dung bài thơ:Bài thơ nói về cái gì? Trong bài thơ nhắc đến địa Trẻ trả lời cô danh nào ? - Các con có biết Xã Bát Tràng có nghề Trẻ trả lời truyền thống gì? 2. Phương Hoạt động 1: Quan sát pháp, hình - Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều món thưc tổ quà cho các con, cô mời các con cùng về -Trẻ về 4 nhóm và chức nhóm của mình để xem đó là những quà gì xem quà cô đã nhé! chuẩn bị -Cô cho trẻ thảo luận về món quà của - Trẻ được quan nhóm mình. sát, thảo luận về -Cô đến từng nhóm hỏi trẻ: món quà của +Nhóm 1: Các con có quà gì? Cái bát, lọ nhóm. hoa -Trẻ trả lời
  3. Các đồ dùng đó để làm gì? Trẻ trả lời Các con có biết nguyên lệu làm các đồ dùng đó là gì không? Các con hãy cùng thảo luận đi nhé + Nhóm 2: Con có quà gì? “Đất sét dạng Trẻ trả lời thể rắn”. Đất sét có đặc điểm gì? Đất sét dẻo đã được nhào nước: Với đất sét này các con thử nghĩ xem sẽ làm được những gì? Trẻ trả lời +Nhóm 3: Bàn xoay.Các con đoán xem đây là cái gì?Có đặc điểm gì?Theo các con bàn xoay này dùng để làm gì?Các dụng cụ thô sơ để chỉnh sửa tác phẩm gốm. Các đồ dùng này làm bằng chất liệu gì? Nó có nguy hiểm với các con không? Nó sẽ để làm gì? +Nhóm 4: Cốc, chén mới được nặn từ đất Trẻ trả lời sét phơi khô. Trong hộp con có gì? Con thấy màu sắc của sản phẩm như thế nào? Thế bút này các con sẽ làm được những gì? Hoạt động 2: Đàm thoại- Trích dẫn -Bây giờ cô mời các bạn nhóm trưởng Trẻ về đội hình cùng mang quà của nhóm mình lên cho cả lớp xem, các bạn còn lại xúm xít lên trên -Các con hãy cùng nhìn lên các món quà các nhóm nhé! - Nhóm 2 có quà gì các con: Cái bát ạ, bát dùng để làm gì? Ai có thể biết cái bát được làm ở đâu không? - Chắc nhiều bạn lớp mình cũng không biết phải không? Cái bát này được sản xuất tại một làng nghề đó là làng gốm Bát Tràng đấy các con ạ. Bạn nào biết để có được cái bát thì phải dùng nguyện liệu gì? - Cô mời các con cùng nhìn lên 2 loại đất sét của nhóm 1 Trẻ trả lời -Các con có nhận xét gì về 2 loại đất sét này? -Trẻ nói lên suy 1 loại đất sét ở thể rắn, chưa được nhào nghĩ của mình
  4. với nước lên rất cứng và có thể làm đau tay các con, còn 1 loại đất sét là đất đã được xử lý và nhào với nước lên rất mềm, mịn và dẻo. Đất sét này là nguyên liệu chính để tạo ra các sản phẩm của nghề gốm Bát Tràng đấy các con ạ. -Các con cùng nhìn lên xem nhóm 3 có món quà gì? Bàn xoay. Nó có đặc điểm Trẻ trả lời gì? Hình dạng gì? Con có biết nó dùng để làm gì không? Ai có ý kiến khác? - Tiếp đến nhóm 4 các con có món quà gì? Các đồ dùng đó có màu sắc như thế Trẻ trả lời nào?Vì sao lại có màu như vậy? -Vừa rồi các con đều đã quan sát tất cả các món quà hôm nay cô tặng các con và tất cả các món quà đó đều có liên quan đến nghề gốm. -Để hiểu hơn về làng gốm Bát Tràng cô mời các con cùng xem đoạn video nhé! -Trẻ xem video ( Video giới thiệu về làng gốm Bát Tràng và quy trình làm ra sản phẩm gốm 2phút) -Các con vừa xem video nói về điều gì? - Nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm là -Trẻ trả lời gì? -Đất phải như thế nào mới làm được sản phẩm gốm? -Được xử lí -Tiếp theo người thợ gốm dùng những dụng cụ đồ dùng gì để tạo thành sản Trẻ trả lời phẩm? -Đúng rồi bằng bàn tay khéo léo những nguời thợ đã sử dụng bàn xoay để uốn nắn những hòn đất thành những tác phẩm rất là đẹp. - Các bác thợ đã dùng dụng cụ thô sơ gọt cắt ba via, sau đó dùng hồ chắp ghép thành Trẻ trả lời sản phẩm hoàn chỉnh. -Để làm những nét độc đáo riêng của từng loại sản phẩm người thợ đã làm gì? Nhờ Trẻ trả lời bàn tay tài hoa của các nghệ sĩ đã vẽ hoa văn lên làm tác phẩm gốm thêm sinh
  5. động. -Còn phải làm gì để có sản phẩm có những Trẻ trả lời màu sắc đa dạng con có biết không? -Đúng rồi con cần tráng men, có những loại men trắng, men màu đấy -Sau khi tráng men các sản phẩm đã được bày bán chưa ? Còn cần phải làm gì? Trẻ trả lời -Cuối cùng phải cho vào lò nung với nhiệt độ rất cao mới hoàn thiện được 1 sản phẩm . - Đồ gốm Bát Tràng rất đẹp và được mọi người dùng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Gốm Bát Tràng không chỉ được khách trong nước mà còn cả khách nước ngoài rất ưa chuộng. Những vị khách nước ngoài nào đến đây cũng đều mang về cho mình 1 sản phẩm để làm kỉ niệm. - Các con vừa làm quen với nghề nào? - Nghề gốm Bát Tràng là một trong những Trẻ trả lời nghề truyền thống của nước Việt Nam. - Nghề truyền thống là nghề có từ lâu đời được truyền từ đời này sang đời khác và những thế hệ sau phải giữ gìn, duy trì các nghề truyền thống đó để lại cho con em mình, điều đặc biệt đó là những nghề truyền thống thường chủ yếu được làm bằng bàn tay con người, truyền từ đời này sang đời khác. - Mở rộng: Cô hỏi trẻ kể tên các làng nghề khác mà trẻ biết: Nghề làm trống, làm nón, - Trẻ trả lời tranh Đông Hồ, nghề làm chiếu - Cô cho trẻ xem slide về các làng nghề đó -Và bây giờ các con có muốn cùng trải nghiệm với những công việc của các bác thợ làm gốm không? Hoạt động 3: Luyện tập,trẻ trải nghiệm với đất sét, một vài công việc của bác thợ gốm -TC1: Trò chơi: Thi xem ai nhanh + Luật chơi và cách chơi: Cô chia 3 đội
  6. chơi, chơi theo luật tiếp sức, các con sẽ lên -Trẻ chơi trò chơi gắn quy trình và số thứ tự các bước làm ra sản phẩm nghề gốm, thời gian chơi trong 1 bản nhạc đội nào nhanh và đúng sẽ giành chiến thắng -TC2: -Cô mời các con đi lấy tạp giề và cùng về nhóm để cùng nhau trải nghiệm Trẻ tham gia trải nhé! (Nhóm sẽ cho nước vào đất sét để nghiệm nhào, nhóm nặn đất sét, nhóm tô mầu các sản phẩm mộc) -Vừa rồi cô thấy mỗi bạn đều có cách làm 3.Kết thúc khác nhau bây giờ cô mời các bạn cùng tháo tạp giề và đi vệ sinh thật sạch sẽ đôi -Trẻ đi vệ sinh bàn tay. Hôm nào đó cô và các con sẽ sạch sẽ đôi tay cùng đi tham quan làng gốm để các con có nhiều trải nghiệm hơn với nghề này nhé